SKKN Một số giải pháp nhằm hạn chế nạn tảo hôn của học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học phổ thông khu vực miền núi
- Mã tài liệu: MT0176 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2511 |
Lượt tải: | 89 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm hạn chế nạn tảo hôn của học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học phổ thông khu vực miền núi” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông khu vực miền núi qua các buổi hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực
2. Tuyên truyền vận động nhằm giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học văn hóa và kỹ năng sống, chống nạn tảo hôn
3. Sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và Ban giám hiệu, tổ cố vấn nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống, chống nạn tảo hôn là rất quan trọng
4. Thiết lập mỗi quan hệ, tình cảm thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn với các em học sinh trong lớp
5. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh thông qua các buổi sinh hoạt, các tiết dạy bộ môn, tiết dạy văn hóa giáo dục kỹ năng sống và giáo dục đạo đức
6. Phối hợp với các tổ chức như: Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn trường để tổ chức các cuộc thi thể thao, văn nghệ các chwogn trình game show về văn hóa
7. Phối hợp với phụ huynh, hội cha mẹ học sinh, trưởng bản, xã để thực hiện việc tuyên truyền, vận động chống lại nạn tảo hôn
8. Công tác phối hợp với các nguồn lực ngoài nhà trường, các nghành chức năng Biên phòng, An ninh xã, huyện và các tổ chức từ thiện,…
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước Việt Nam chúng ta đã và đang hội nhập nền kinh tế, văn hóa quốc tế và vươn tới giai đoạn 4.0. Bên cạnh đó vẫn đang còn nhưng tỉnh có các huyện miền núi vẫn đang chậm phát triển về nền kinh tế, văn hóa và giáo dục. Đấy là bài toán khó giải cho các Ban ngành, Lãnh đạo và Quản lý nhà nước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là một trong những nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Nạn tảo hôn ở các huyện miền núi Nghệ An ngày càng tăng ở mức con số giật mình. Mặc dù được tuyên truyền vận động thường xuyên, nhưng nạn tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn khá phổ biến nhất là ở huyện miền núi Nghệ An nói chung và trong đó có huyện Kỳ Sơn Nghệ nói riêng.
Là một người giáo viên miền xuôi lên miền núi (Rẻo cao) Huyện Kỳ Sơn công tác được 12 năm và cũng 12 năm làm công tác chủ nhiệm lớp là một quãng thời gian tuy chưa dài nhưng cũng đủ để tôi tìm hiểu hết được cuộc sống sinh hoạt các nét văn hóa, hủ tục lạc hậu, lối sống đơn giản và có nền kinh tế chậm phát triển, làm chỉ để đủ ăn và thậm chí không đủ để sinh hoạt hàng ngày và trông chờ vào các chế độ hỗ trợ của nhà nước của các dân tộc thiểu số nơi đây chủ yếu là dân tộc H’mông, Khơ mú, Thái, Thổ…
Tỷ lệ học sinh bỏ học hằng năm ở độ tuổi từ 12 đến 17 là rất cao, nguyên nhân chủ yếu là từ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, văn hóa dân trí thấp nên vẫn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn đang tồn tại và tiếp diễn ngày càng tăng cao. Tuy cũng đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn nhưng cũng chưa có kết quả do nhiều nguyên nhân, vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Trường THPT Kỳ Sơn là một trong những trường miền núi của Nghệ An nơi tôi đang công tác đa số là học sinh thuộc các dân tộc thiểu số chiếm 97%. Trong đó có 33% H’mông, 37% Khơ mú, 27% là dân tộc Thái còn lại là dân tộc kinh. Hằng năm trong trường THPT Kỳ Sơn chiếm 13% tỷ lệ học sinh bỏ học hoặc đang học lấy chồng, lấy vợ trước tuổi vị thành niên (tảo hôn). Ở cái tuổi mà chưa biết lo, chưa biết suy nghĩ về tương lai. Tuổi mà chúng ta thường gọi là tuổi ăn, tuổi chơi,… Vậy mà các em học sinh đã bỏ học để kết hôn. Đây là vấn đề nan giải cho nhà trường THPT Kỳ Sơn nói riêng và các trường THPT khu vực Nghệ An nói chung.
Là giáo viên công tác nhiều năm ở miền núi, hàng ngày tiếp cận với các em, cùng đồng hành với các em qua các bài học, tôi không đành lòng nhìn các học sinh thân yêu của tôi cứ lần lượt bỏ học để lấy chồng, lấy vợ để rồi một khoảng thời gian gặp lại các em cõng con trên lưng đi làm rẫy ở độ tuổi 13 đến 16 mà phải lo việc nương rẫy để nuôi con, lo kinh tế, lo miếng ăn cái mặc và chưa đủ chín chắn để nuôi dạy con cái. Vì vậy mà hiện nay vẫn có tình trạng mù chữ rất nhiều ở các bản xã trong các huyện chưa hiểu tiếng phổ thông, đang còn rất nhiều cặp vợ chồng ở nhiều độ tuổi khác nhau giao tiếp bằng tiếng dân tộc
Huyện Kỳ Sơn Nghệ An
Trong 3 năm trở lại đây cũng do ảnh hưởng đến dịch covid-19 và áp dụng các chỉ thị cách ly quá nhiều nên tình trạng các em học sinh trong bản không ra đi học nữa và kết hôn, ở độ tuổi vị thành niên, các học sinh dân tộc thiểu số thời gian này cũng tăng cao. Thực trạng này đòi hỏi các cấp các ngành chức năng cùng với nhà trường trung học phổ thông khu vực miền núi, thầy cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn và các bộ phận chức trách trong nhà trường có trách nhiệm và cần có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi hủ tục lạc hậu đang tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương trong tỉnh.
Qua khảo sát và báo cáo của các huyện miền núi Nghệ An từ 2019 đến 2021 trên địa bàn tỉnh có 2.585 trường hợp tảo hôn và 147 cặp kết hôn cận huyết thống; tình trạng tảo hôn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm đa số là đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Khơ mú, Thái…; tình trạng này xảy ra tại 54 xã, bản trong đó huyện Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu… 630 trường hợp tảo hôn. Huyện Kỳ Sơn có 390 trường hợp tảo hôn, huyện Quỳ Hợp 209 trường hợp tảo hôn, và các xã huyện thuộc tỉnh Nghệ An có 267 trường hợp tảo hôn.
Hậu quả của việc tảo hôn không chỉ vi phạm quy định của Luật Hôn nhân gia đình mà còn có hậu ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống, cuộc sống, tâm sinh lí và sự phát triển thể chất của trẻ em. Tảo hôn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Kết hôn khi chưa đủ tuổi trưởng thành sẽ sinh ra những đứa con bị suy dinh dưỡng, còi cọc, không khả năng chống các bệnh tật rất kém cho nên dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh hiểm nghèo, trí tuệ kém phát triển; là trở lực ngăn cản xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, là trái với đường lối của Đảng về “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”…
Nguyên nhân của tình trạng tảo hôn gia tăng trong những năm gần đây là do ảnh hưởng của tập quán lạc hậu, ăn sâu vào nhận thức của người dân, chi phối trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số: Lấy vợ lấy chồng sớm để có thêm lao động, để có đông con nhiều cháu, bậc cha mẹ sớm được lên chức ông, bà… Nữ sớm có chỗ dựa, nam lấy vợ sẽ nhanh chóng trưởng thành trụ cột, sớm ra ở riêng vì còn đông em trong nhà…; trong hôn nhân cận huyết thống, đồng bào dân tộc thiểu số quan niệm cứ khác họ là lấy nhau được. Bên cạnh nhận thức của đồng bào thì năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác tuyên truyền ở tuyến cơ sở cũng còn yếu, hiệu quả chưa cao; cùng với đó các địa phương chưa có các giải pháp hữu hiệu và chế tài đủ sức răn đe nhằm giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng tảo hôn đang diễn ra tại địa bàn.
Trước thực trạng trên, Tỉnh ủy Nghệ An đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như: tăng cường công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào phòng, chống tảo hôn; tổ chức các hội thảo, hội nghị, xây dựng phiên tòa giả định; tranh thủ thầy cúng, thầy mo trong công tác tuyên truyền, vận động. Đặc biệt Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 30/10/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; một số huyện trên địa bàn tỉnh đã ban hành nghị quyết về phòng chống tảo hôn như Thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn; đưa tiêu chí không tảo hôn vào quy định trong hương ước các dòng họ và quy ước thôn, bản. Đến nay việc thực hiện đã đạt được một số kết quả bước đầu, tuy nhiên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn tiếp tục xảy ra trong đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt trong năm 2020, tình trạng tảo hôn lại có chiều hướng gia tăng.
Để đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cơ bản giảm thiểu tình trạng tảo hôn và chấm dứt hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương cần quan tâm thực hiện một số nhiệm. Đây là lý do tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế nạn tảo hôn của học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học phổ thông miền núi Nghệ An’’ cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào thực tế học sinh ở các trường khu vực miền núi Nghệ An nói chung và học sinh Trường THPT Kỳ Sơn nói riêng, và căn cứ vào cơ sở lý luận tổ chức hướng dẫn quản lý học sinh tham gia các hoạt động giáo dục về nạn tảo hôn ở lứa tuổi học sinh. Đưa ra một số biện pháp nâng cao hoạt động, phong trào thu hút học sinh đến trường, hạn chế tình trạng tảo hôn trong nhà trường.
- Phân tích và làm rõ thực trạng tảo hôn của học sinh đặc biệt là học sinh miền núi Nghệ An, giáo dục đạo đức, tuyên truyền vận động cho học sinh trung học phổ thông. Từ đó đề xuất một số giải pháp về vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và toàn thể nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức tổ tư vấn cho học sinh trường trung học phổ thông khu vực miền núi.
- Đưa ra được những phương pháp cụ thể trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em để giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Tìm ra những phương pháp nhằm thu hút những học sinh có nguy cơ bỏ học để kết hôn, bắt vợ, chán học, ăn chơi lêu lổng…
- Kết hợp với Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn trường, giáo viên bộ môn và hội cha mẹ học sinh để giúp đỡ các em học sinh hiểu được những hệ lụy về sau khi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Tìm ra những phương pháp tạo hứng khởi cho các em vui vẻ thoải mái cho các em học sinh mỗi khi đến trường qua các bài học và các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao và giúp các em tận hưởng được giá trị ở tuổi thanh xuân.
- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
-
-
- Nghiên cứu lý luận vai trò của giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp đã thể hiện trong công tác giáo dục kỹ năng sống, giúp những em học sinh có tư tưởng nhác học, chán học mà thích yêu đương hiểu được vai trò của người học sinh chưa trưởng thành.
- Khảo sát đánh giá thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống, vận động học sinh và tuyên truyền những giá trị sống hiểu kỹ về luật hôn nhân gia đình với những đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học để kết hôn hoặc đang học mà vẫn kết hôn khi chưa đủ tuổi kết hôn.
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể trong việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống học sinh trong trường THPT khu vực miền núi Nghệ An.
- Khảo sát tính khả thi của các giải pháp.
-
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-
- Đối tượng: Học sinh trường trung học PTTH Kỳ Sơn nói riêng và các trường THPT miền núi Nghệ An nói chung.
- Khách thể:
+ Học sinh dân tộc thiểu số Thái, H’mông, Khơ mú, Tày… + Học sinh cá biệt.
+ Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Bố mẹ có di truyền thống tảo hôn, bố mẹ bỏ nhau, bố hoặc mẹ đi tù, bố mẹ mất sớm ở với người thân…).
+ Học sinh ham chơi hay vắng học thường xuyên, học sinh phát triển tâm
sinh lý phát triển sớm.
+ Học sinh có ý tưởng bắt vợ vào các dịp lễ theo phong tục của người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao…
- THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trong thời gian 3 năm: Năm học 2019 – 2022.
Tình trạng tảo hôn trong những năm trước 2019 tăng nhanh vì vậy tôi quyết định và tìm hiểu nguyên nhân và tim phương pháp nghiên cứu.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-
- Nghiên cứu lý luận.
- Nghiên cứu thực tiễn.
- Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế.
- Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp.
- Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Đưa ra một số nét về tảo hôn nhằm hạn chế nạn tảo hôn của học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học phổ thông miền núi Nghệ An.
Nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở trường học của các em học sinh dân tộc thiểu số ra gây ra nhiều hệ lụy và hậu quả không hề nhỏ về việc giáo dục văn hóa và giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức. Ngoài ra nạn tảo hôn còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và văn hóa rất nặng nề…
Mỗi một người giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm đều đã được Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ không chỉ giảng dạy kiến thức văn hóa cho các em mà còn quản lý, giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Để làm tốt được cả 2 công việc đó đòi hỏi mỗi người giáo viên đều phải thật sự tâm huyết và không ngừng trau dồi cho mình kiến thức và biện pháp và đặc biệt là những biện pháp chủ nhiệm trong công tác giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức để hạn chế tỷ lệ học sinh tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Giáo viên, giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh.
Là giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh. Theo đó, Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
- Nắm vững luật hôn nhân để tuyên truyền trong trường học
- Những nguyên nhân, hậu quả và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống, giảm thiểu tỷ lệ học sinh trung học phổ thông ở khu vực miền núi về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Nguyên nhân: Theo văn hóa hủ tục lạc hậu, tục bắt vợ, bắt chồng. Về kính tế nghèo nàn nên trẻ em phải đi làm để kiếm kế sinh nhai quá sớm. Về văn hóa giáo dục của xã hội và gia đình, bản xã còn nhiều hạn chế chưa có tính quyết liệt. Ý thức của người dân chưa cao. Pháp luật hôn nhân và gia đình chưa được thực thi đầy đủ hoặc không phát huy tác dụng, công tác tuyên truyền, vận động chưa cao, chưa thực sự có hiệu quả, học cách sống thử, lối sống tự do. Hiện nay mạng xã hội cũng có nhiều phim ảnh đồi trụy nên các em học theo cách sống thời thượng và đây cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Cũng vì do văn hóa và hủ tục lạc hậu ở các dân tộc thiểu số đã ăn sâu và con em dân tộc nên vấn để ngăn chặn nạn tảo hôn không chỉ ngày một, ngày hai và không chỉ riêng một cá nhân nào đó mà còn phải kết hợp nhiều nhóm, nhiều tổ chức, ban ngành về việc chống nạn tảo hôn. Để hạn chế tình trạng tảo hôn thì ngoài việc dạy văn hóa thì người giáo viên còn biết dạy kỹ năng sống cho các em các cháu học sinh, kết hợp với nhiều tổ chức trong và ngoài nhà trường.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]