SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9
- Mã tài liệu: BM9098 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 679 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1. Sử dụng phim tư liệu và công nghệ thông tin nhằm gây hứng thú cho học sinh, giúp các em yêu thích môn lịch sử.
Giải pháp 2. Tuyển chọn học sinh
Giải pháp 3. Xây dựng kế hoạch/ chương trình bồi dưỡng/ Tài liệu, giáo án chi tiết cụ thể
Giải pháp 4. Giáo viên dạy đội tuyển phải thường xuyên trao dồi kiến thức, tự học tự bồi dưỡng
Giải pháp 5. Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy và lập bảng niên biểu
Giải pháp 6. Thường xuyên chấm chữa bài cho học sinh
Giải pháp 7. Hướng dẫn cho học sinh một số kĩ thuật khi làm bài thi
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết môn Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Nhà Bác học F-Ba-con đã chứng minh tầm quan trọng của việc học lịch sử trong việc hình thành và giáo dục trẻ em: ” Muốn tinh phải học thơ, muốn đầu óc tập trung phải học sách Toán, muốn tư duy sáng suốt phải học lịch sử và các điều của luật pháp” ( Bàn về đọc sách)
Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai, nhất là đối với học sinh lớp 9 cuối cấp trung học cơ sở.
Tuy nhiên thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang rộ lên những tin, bài dở khóc dở cười về kiến thức làm bài thi môn Lịch sử của học sinh – có thể nói là sự mơ hồ về lịch sử. Hơn nữa bộ môn Lịch sử được xem là môn phụ, lại khó học, khó nhớ, khó viết, khó làm bài nên điểm kiểm tra cũng như thi cử rất thấp cho nên rất ít học sinh yêu thích học môn lịch sử, ngại học Lịch sử; cũng rất ít phụ huynh muốn con mình theo học bộ môn này.
Nhưng bên cạnh đó vẫn có những học sinh đam mê môn học, yêu thích môn học và mạnh dạn đăng ký tham gia bồi dưỡng và tham dự kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử ở các cấp; và cũng có nhiều người trưởng thành, thành đạt từ môn Lịch sử – như người ta thường nói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.
Vậy làm thế nào để bồi dưỡng có hiệu quả – thực hiện công cuộc “bồi dưỡng nhân tài cho đất nước” trở thành nỗi trăn trở của những nhà quản lý cũng như những người trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở các cấp học, bậc học.
Đối với bậc THCS, vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa nói chung và môn Lịch sử nói riêng đã được nhiều nhà trường chăm lo, đầu tư rất bài bản. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, kết quả mang lại không cao – đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử.
Qua thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong những năm gần đây, bản thân tôi đã lựa chọn những giải pháp thiết thực, phù hợp và mang lại hiệu quả, có nhiều học sinh đạt giải cấp Tỉnh. Bởi vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9- THCS
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Đề tài này là nhằm đưa ra một số kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏi môn lịch sử (chọn đối tượng học sinh, phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được).
Góp phần tạo nguồn quan trọng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của phòng giáo dục dự thi cấp Tỉnh đạt kết quả.
Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường, của Phòng giáo dục thị xã Sầm Sơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
– Là những học sinh giỏi bộ môn Lịch sử lớp 9 ở các trường THCS trong địa bàn thị xã Sầm Sơn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
– Quan sát thực tế, thực trạng về công tác chỉ đạo, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, quá trình học tập, chất lượng học tập, kết quả bài làm của học sinh giỏi.
– Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nghiên cứu chất lượng học sinh giỏi những năm trước.
– Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn có nhiều kinh nghiệm trong ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử.
– Trực tiếp kiểm nghiệm thực tế kết quả học tập của học sinh qua các bài tập, các bài khảo sát và bài thi cuả phòng giáo dục.
- NỘI DUNG:
2.1 Cơ sở lí luận:
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức lịch sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, (theo cố Tổng Bí thư Đỗ Mười) “cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Chất lượng bộ môn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ nhiều sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Lịch sử đâu phải là một chuổi sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử đọc lại, người học sử học thuộc lòng”. Điều quan trọng là qua học tập, “chúng ta thấy được cái gì qua các thời đại lịch sử, và từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì, bài học gì, Mác, một nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu lịch sử, để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực”. Đây chính là cơ sở để những người quan tâm đến sử học và những thầy cô giáo giảng dạy môn lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí của bộ môn Lịch sử ở trường THCS và tìm ra những phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn, thu hút được nhiều học sinh yêu thích học lịch sử và học giỏi lịch sử.
2.2 Thực trạng của vấn đề:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử ở trường THCS trong nhiều năm tôi nhận thấy:
– Học sinh chưa thật sự yêu thích môn học này , khả năng đánh giá, nắm bắt sự kiện chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của sự kiện, vấn đề của lịch sử.
– Hiện nay một số học sinh và phụ huynh có thái độ chưa coi trọng bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần học. Học không biết sau này làm được gì? Do đó việc tuyển chọn học sinh có học lực khá giỏi vào đội tuyển sử rất khó khăn. Dẫn đến chất lượng bài thi học sinh giỏi môn lịch sử của các trường trung học Sầm Sơn trong những năm gần đây rất thấp.
– Phương pháp giảng dạy cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
– Kết quả học tập của học sinh còn thấp, đặc biệt là ở kì thi học sinh giỏi những năm trước đây.
– Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình môn học, qua quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi và thực nghiệm nhiều giải pháp, kết quả học sinh hứng thú, chăm chỉ học tập, nắm bắt sử liệu nhanh, so sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên, kết quả thi học sinh giỏi ngày càng cao.
Từ những cơ sở trên tôi quyết định chọn đề tài này, để nêu lên những kinh nghiệm của bản thân, đóng góp một số ý kiến vào quá trình đổi mới môn học, nâng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]