SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 564
Lượt tải: 9
Số trang: 46
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Quỳnh Lưu 2
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 46
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Quỳnh Lưu 2
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Tác giả biên soạn nội dung nghiên cứu thành các bài giảng sau
Bài 1. Vai trò của giao tiếp và những đức tính cần thiết trong giao tiếp
Bài 2. Chào hỏi – bắt tay
Bài 3. Giới thiệu
Bài 4. Những câu nói thông dụng trong giao tiếp
Bài 5. Trang phục
Bài 6. Điện thoại
Bài 7. Những cử chỉ nên và không nên trong giao tiếp
Bài 8. Ứng xử ở nhà và với hàng xóm
Bài 9. Thăm viếng, hiếu hỉ Phần thứ ba.

 

Mô tả sản phẩm

Phần thứ nhất. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Qua hơn 20 năm liên tục làm công tác giảng dạy bộ môn và kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, chúng tôi cảm nhận được sâu sắc tầm quan trọng của việc hình thành, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh. Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu trong xã hội loài người. Với học sinh, sinh viên thì nhu cầu giao tiếp chính là phương tiện để dần dần hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên nói chung, đặc biệt là học sinh Trung học phổ thông (THPT) nói riêng, có ý nghĩa quan trọng quyết định tới sự thành công trong giáo dục và đào tạo của nhà trường, cũng như thành công của mỗi cá nhân học sinh.
Trong nhà trường, học sinh không chỉ cần tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn cần rèn luyện những kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân, thích nghi với con người thời đại mới.
Giao tiếp là một hoạt động thường xuyên, cần thiết, quan trọng của con người. Thông qua giao tiếp, những mối quan hệ giữa con người với con người được kiến tạo. Sự hiểu biết và nắm vững những quy luật của giao tiếp góp phần làm tăng hiệu quả học tập, lao động và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Kỹ năng giao tiếp chính là hành trang không thể thiếu được của một người thành công.
Chính từ những lí do ở trên chúng tôi đã tổ chức biên soạn các bài giảng về nâng cao kĩ năng giao tiếp và ứng xử, sau đó tổng hợp thành đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp”
Các bài giảng trong đề tài được thực hiện lồng ghép vào các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết hướng nghiệp, sinh hoạt lớp v.v..
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để hình thành kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh, có ý nghĩa quan trọng quyết định tới sự thành công trong giáo dục và đào tạo của nhà trường, cũng như thành công của mỗi cá nhân học sinh.
Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống bao gồm khả năng truyền đạt thông điệp lắng nghe, trao đổi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp nhất định. Do đó, kỹ năng giao tiếp có liên quan đến khả năng nghe, nói, quan sát, cảm thông của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh
Phân tích thực trạng của kĩ năng giao tiếp và ứng xử của học sinh và đánh giá kết quả đạt được sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp đề ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp lí luận: Căn cứ về những tiêu chuẩn cần đạt được của con người thời đại mới: Văn minh, lịch sự, có văn hóa…
– Phương pháp thực tiễn: Quan sát, thực nghiệm, tổng hợp kinh nghiệm về việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho các em học sinh.
5. Điểm mới của đề tài
Đề tài đã đưa nội dung mà học sinh cần lĩnh hội bằng các bài giảng, trò chơi, các tình huống sư phạm…theo những cách đó thì học sinh dễ dàng tiếp thu và tạo niềm hứng thú học hỏi cho các em.
Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng tạo các phương pháp sư phạm thích hợp nên sau khi lĩnh hội bài học thì các em đã có chuyển biến tích cực rõ rệt.
6. Cấu trúc của đề tài
Phần thứ nhất. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Điểm mới của đề tài
6. Cấu trúc của đề tài
Phần thứ hai. Nội dung nghiên cứu
Tác giả biên soạn nội dung nghiên cứu thành các bài giảng sau:
Bài 1. Vai trò của giao tiếp và những đức tính cần thiết trong giao tiếp
Bài 2. Chào hỏi – bắt tay
Bài 3. Giới thiệu
Bài 4. Những câu nói thông dụng trong giao tiếp
Bài 5. Trang phục
Bài 6. Điện thoại
Bài 7. Những cử chỉ nên và không nên trong giao tiếp
Bài 8. Ứng xử ở nhà và với hàng xóm
Bài 9. Thăm viếng, hiếu hỉ Phần thứ ba.
Kết luận
1. Một số kết quả đạt được :
2. Một số kinh nghiệm bước đầu và kiến nghị
Phần thứ 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
BÀI 1. VAI TRÕ CỦA GIAO TIẾP VÀ NHỮNG ĐỨC TÍNH CẦN THIẾT
TRONG GIAO TIẾP
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.Kiến thức:
Học sinh nắm được:
+ Giao tiếp là gì;
+ Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày; + Những đức tính cần thiết trong cuộc sống và giao tiếp.
2. Năng lực:
– Học sinh phân tích được vai trò của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
– Biết vận dụng những đức tính cần thiết trong giao tiếp và cuộc sống.
3. Phẩm chất:
Hình thành tình cảm và nhận thức đúng đắn về vai trò của giao tiếp trong học tập và cuộc sống hàng ngày
II. NỘI DUNG
1. Giao tiếp là gì?
Là sự trao đổi, truyền đạt giữa con người
với con người các nội dung tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm và các tri thức, thông tin khác nhờ ngôn ngữ và các quy tắc, quy ước hay một hệ thống tín hiệu nào đó.
Giao tiếp là một quá trình phức tạp, đa dạng, diễn ra trong sự thiết lập và tiến hành những cuộc tiếp xúc, giao dịch giữa các cộng đồng các cá nhân bắt nguồn từ nhu cầu phối hợp, kết hợp hành động chung.
Giao tiếp là một nhu cầu xã hội đầu tiên của con người, cũng là điều kiện quan trọng hình thành, phát triển và tồn tại của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội.
2. Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày
Giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày là để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm một cách có hiệu quả giữa người này và người khác.
Giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách con người, là điều kiện để thực hiện các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Sự thành công của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giao tiếp. Bởi giao tiếp là kỹ năng, kỹ xảo, là nghệ thuật.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân và xã hội loài người. Nhờ có giao tiếp con người có thể gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa của xã hội, chuẩn mực xã hội “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” làm thành bản chất con người, đồng thời thông qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại.
Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các mối quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách, để hình thành một giá trị cảm xúc nhất định đối với bản thân. Hay nói cách khác thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức đối với bản thân.
Thực tế chứng minh rằng, những trường hợp mà trẻ con được động vật nuôi lớn thì không có khả năng giao tiếp, mất tính người, mất nhân cách, chỉ còn lại những đặc điểm tâm lí và hành vi của động vật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sự giao tiếp quá hạn chế, nghèo nàn sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề là dễ mắc bệnh “đói giao lưu do nằm viện lâu ngày”
Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người với người, là một nhân tố cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách. Song giao tiếp chỉ có thể diễn ra trong tập thể xã hội loài người.
3. Những đức tính cần thiết trong cuộc sống và giao tiếp
a. Tính giản dị
– Người có tính giản dị sẽ tạo cho người đối diện cảm giác thoải mái, dễ gần trong giao tiếp.
– Giản dị là đức tính hòa đồng được chấp nhận trong tập thể. Đó là tính tình thông thường, không lập dị với chính bản thân, với tập thể. Tính giản dị không chỉ thể hiện đơn thuần bằng cử chỉ mà còn được biểu đạt qua nhiều tình huống khác trong cuộc sống như: hình thức ăn mặc, đi đứng … Những thái độ lạ thường hay hành động kỳ dị khác với đời sống xung quanh sẽ bị đưa ra suy xét, đánh giá và bị coi là cử chỉ khiếm nhã của người thiếu lịch sự trong giao tiếp. Vì vậy người không có tính giản dị sẽ tự tạo cho bản thân sự thiếu tôn trọng đối với chính mình và với mọi người xung quanh. Sự thiếu tôn trọng của người đó sẽ làm giảm giá trị nhân cách của chính người đó.
– Tiêu chuẩn đặc trưng của tính giản dị: Luôn có ý thức hòa mình vào cuộc sống chung, không làm việc gì khác người, không tách bản thân ra khỏi những cái chung của tập thể.
– Trong đối nhân xử thế cần luôn tập cho mình đức tính giản dị, điều đó sẽ giúp chúng ta có cuộc sống bình thường, luôn gần gũi với cuộc sống xung quanh, không bao giờ chán nản hay thất vọng vì những thất bại trong cuộc sống, những thiếu thốn trong cuộc sống. Tập cho bản thân tính giản dị là cách tạo cho mình cốt cách thanh tao, nhã nhặn, đặc biệt là không làm mất lòng tin vào mọi người vào cuộc sống. Đó là nền móng xây lên tình cảm chân thành cao đẹp giữa con người với nhau.
b. Sự khiêm tốn
– Sự khiêm tốn trong giao tiếp sẽ nâng cao được giá trị cá nhân của con người, tạo sự thoải mái trong giao tiếp. Ngoài ra, sự khiêm tốn cũng giúp cho mỗi người sống có lí tưởng, hoài bảo tốt đẹp hơn bằng cách họ luôn biết tự nâng cao tầm hiểu biết, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong học tập. Họ vững vàng tiến lên phía trườc bằng sức mình, chính vì vậy họ được mọi người nể phục và công nhận.
– Người có đức tính khiêm tốn là người luôn có những hành động, cử chỉ, lời nói nhã nhặn, đứng đắn và luôn biết sống phù hợp với thời thế.
– Người có đức tính khiêm tốn không tự khoe khoang mình hay quá đề cao bản thân để lấn át người khác mà luôn thể hiện tinh thần sẵn sàng học hỏi, tiếp thu ý kiến của người khác trong giao tiếp.
– Người khiêm tốn họ biết thực chất giá trị công việc của mình cũng như biết đánh giá đúng về người họ giao tiếp, có tầm nhìn xa trông rộng. Từ đó họ có thể tránh xa được những thói xấu tầm thường và thái độ dương dương tự đắc, coi thường người sống xung quanh
c. Sự tự tin
-Tại sao chúng ta cần rèn cho mình tính tự tin?
Trong cuộc sống ai có tự tin thì có thể dễ dàng vượt qua nhiều thử thách, khó khăn. Ngay trong một cuộc thi nào đó,
sự tự tin luôn được nhắc đến bởi nó là một trong những yếu tố đem tới 50% thắng lợi. Sự tự tin ví như sức mạnh, như động lực chính giúp con người hăng say hoạt động đạt kết quả cao. Sự tự tin giúp con người tin tưởng hơn vào công việc họ đang làm và đó là cơ sở để họ dấn thân vào mục đích đã đặt ra.
Người tự tin luôn khiến cho người khác có cảm giác tin tưởng vào họ bởi người tự tin không truyền cho người đối diện cảm giác thất bại, bi quan. Họ biến thất bại thành những cơ hội học tập, rút kinh nghiệm cho lần sau
Khi tiếp xúc với ai đó, bạn thể hiện sự tự tin thì cách nói chuyện hay diễn đạt tình cảm của bạn sẽ linh hoạt hơn, phong phú hơn, điều đó sẽ gây sự chú ý, sự hấp dẫn cho người đối diện.
Sự tự tin cũng tạo dựng cho con người tư tưởng độc lập, biết tự mình quyết định chuyện của mình, vì vậy phong cách và thái độ sẽ nổi bật hơn.
– Tự tin: Là biết rõ mình, biết những việc mình đang làm và tin vào khả năng của chính mình dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng vẫn vững tâm, không nản chí. Luôn biết thể hiện rõ quan điểm cũng như giữ vững lập trường, bản lĩnh, chính vì vậy người giao tiếp với họ sẽ hiểu được nội dung, tư tưởng họ truyền đạt và sẽ đạt đến thành công trong mỗi cuộc giao tiếp, thương lượng.
d. Điềm tĩnh
– Khi bạn nói chuyện với một người, có nghĩa là bạn đang thực hiện một cuộc giao tiếp. Người kia sẽ suy nghĩ về những điều bạn nói và để ý những cử chỉ, dáng điệu, nét mặt của bạn. Họ sẽ nhận biết được suy nghĩ, tư tưởng của bạn qua cách biểu hiện đó để tìm cách đáp lại hoặc dừng hẳn cuộc nói chuyện đó. Bởi vậy, bạn phải thể hiện vẻ điềm tĩnh qua những lời nói, cử chỉ để giành thời gian cho người đó đủ thời giờ để nghe bạn nói, kịp suy nghĩ, hiểu và nhận định đúng về bạn. Vẻ điểm tĩnh của bạn sẽ làm cho người giao tiếp có cơ hội trao đổi với bạn những quan điểm ý tưởng của họ. Có như vậy bạn mới thực hiện được ý định giao tiếp của bản thân.
– Trong giao tiếp, nhất là trong lần gặp đầu tiên với một người lạ chưa quen biết bạn càng phải tỏ ra điềm đạm, lịch sự. Bạn không nên nói một hơi dài chuyện này sang chuyên kia khiến người khác không hiểu bạn nói gì, làm họ rơi vào trạng thái lúng túng, khó khăn trong cách ứng xử. Hay việc bực bội, cáu gắt, cau có trong giao tiếp khi bạn không hài lòng sẽ làm cho cuộc giao tiếp của bạn trở nên bất lợi. Trong tình huống không hài lòng việc gì đó trong giao tiếp, trước nhất phải biết giữ cho mình nét mặt bình thản, cử chỉ, lời nói bình tĩnh, không vội biểu lộ sự chán nản, thất vọng hoặc trách móc, nóng giận. Tiếp theo, cách tốt nhất là bạn hãy coi điều đó là bình thường, lẽ đương nhiên. Chỉ có như vậy bạn mới suy nghĩ thấu đáo vấn đề và có hướng giải quyết tích cực nhất.
– Tính điềm tĩnh giúp con người có thời gian suy xét các vấn đề phức tạp, rắc rối trong cuộc sống, kiềm chế bản thân, không mất bình tĩnh mà nóng giận với bất cứ ai hoặc với bất cứ công việc nào. Nó hướng con người theo lối sống ôn hòa, thanh lịch, bình thản với chính bản thân. Hơn nữa thái độ điềm tĩnh sẽ luôn khiến cho mọi người có nhiều thiện cảm với bạn hơn, được mến phục hơn, nhất là khi bạn giải quyết công việc khó khăn một cách thành thạo với tinh thần thoải mái để lại cho người xung quanh ấn tượng về một người tự tin, dịu dàng, mẫu mực và bản lĩnh.
– Muốn tạo cho mình tính điềm tĩnh, phải trải qua sự tập luyện chăm chỉ, kiên trì. Trước hết phải khắc phục được những sự sôi nổi, trấn an tính nóng nảy và hướng suy nghĩ rộng ra nhiều tình huống cũng như nhận biết ra kết quả đạt được ở tương lai khi hành động.
e. Vui vẻ – Lạc quan
– Tinh thần vui vẻ, lạc quan, trước hết luôn tạo cho bản thân mỗi người một sức sống tươi trẻ, yêu đời.
– Người lạc quan vui vẻ thường tỏ ra hoạt bát, nhanh nhẹn trong giao tiếp, trong công việc họ cũng dễ dàng giải quyết những khó khăn đến mấy chăng nữa. Một đặc điểm nổi bật ở người lạc quan đó là luôn vui cười. Người nào biết áp dụng tính lạc quan vui vẻ đúng lúc thì cuộc sống của họ rất thuận lợi, trôi chảy hơn.
– Trong sinh hoạt, giao tiếp sự vui vẻ lạc quan làm cho bầu không khí chung thêm vui vẻ, sinh động.
– Khi thể hiện sự vui vẻ, phải biết hướng người bên cạnh mình vào niềm vui đó, biết chia sẻ niềm vui một cách hợp lí, nói cách khác là muốn biểu hiện cảm xúc vui vẻ phải chú ý đến cảm xúc của người xung quanh mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu bạn biết đặt nụ cười đúng lúc thì bạn sẽ „„Niềm vui chia vui lớn gấp hai lần‟‟. Ngược lại, tinh thần vui vẻ đó không hợp hoàn cảnh nó sẽ trở nên xa lạ, vô duyên, gây ra ác cảm. f. Lòng chân thành
– Lòng chân thành là một phương thuốc diệu kì đem lại cho con người một chổ đứng bình yên trong cuộc sống. Biểu hiện của lòng chân thành là sự thành thật. Nó là đức tính quan trọng mà ai cũng phải có bởi cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng. Con người phải thường xuyên giao tiếp, phải mở rộng hơn nữa mối quan hệ. Vì vậy, nếu thiếu sự chân thành trong giao tiếp, con người sẽ bị người khác coi thường và luôn bị cô lập, cuộc sống với người đó là bế tắc và là sự thất bại lớn nhất của cuộc đời.
– Nếu cuộc sống của bạn luôn phải cạnh tranh, bạn có cần phải sống chân thành không? Trong hoàn cảnh như vậy, mỗi người lại càng phải giữ gìn, bảo vệ lòng chân thành hơn bao giờ hết. Bởi chỉ có lòng chân thành mới rung cảm được lòng người. Con người muốn tạo cho mình một uy tín cá nhân vững chắc, muốn được mọi người mến mộ, muốn nối kết quan hệ thân thiết lâu bền với người khác, nhất thiết phải có lòng chân thành. Tuy nhiên cũng không nên mù quáng mà ban phát lòng chân thành, nên hiểu rằng chân thành chỉ đến từ chân thành. Nếu sống mà thiếu thành thật với một ai đó trong cuộc sống, con người chỉ nhận được sự giả dối từ người khác mà thôi. Trong giao tiếp nếu thiếu thành thật, bạn khó lòng mà có thể duy trì được cuộc trò chuyện chưa nói đến việc cảm phục người nghe. Vì vậy chân thành phải đặt lên hàng đầu, chỉ có lòng chân thành mới có thể thu phục nhân tâm.
g. Tính nhường nhịn trong đối nhân xử thế
– Trong các tình huống giao tiếp căng thẳng, tính nhường nhịn sẽ giữ gìn được sự hài hoà và dung hòa các mối quan hệ.
– Cần phải hiểu sự nhường nhịn trong giao tiếp hay xử thế không phải là sự thua thiệt, hèn kém mà là sự thể hiện bản tính, nhân cách của con người. Vì vậy muốn tạo lập cho cuộc đời mình thêm ý nghĩa con người phải có sự nhường nhịn, đó là tính thông cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa con người. Chỉ bằng cách hiểu biết con người mới có cách cư xử hợp tình, hợp lí, được người khác nể trọng.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Chuẩn bị:
– Gv hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tài liệu ; cho 1 hoặc 2 học sinh đăng kí dẫn chương trình.
– Học sinh dẫn chương trình cần đọc kỹ tài liệu mà các bạn chuẩn bị.
Chia lớp thành 2 nhóm chuẩn bị trình bày về vai trò và những đức tính cần có trong giao tiếp.
Thực hiện:
Bước 1:
– Học sinh sưu tầm và kể về một số đức tính cần thiết trong cuộc sống có ảnh hưởng đến giao tiếp.
– Đại diện các nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm về vấn đề được giao – Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét phần trình bày của hai nhóm.
– Học sinh dẫn chương trình hướng dẫn các bạn đưa ra nhận xét và đặt câu hỏi.
– Học sinh kể chuyện.
Bước 2:
-Gv nhận xét và nêu những vai trò và những đức tính cần có trong giao tiếp.
-Rút kinh nghiệm, biểu dương học sinh sau tiết học.
BÀI 2. CHÀO HỎI – BẮT TAY
A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức :
Học sinh nắm được
+ Chào hỏi là gì, chào hỏi thế nào cho đúng lễ nghi;
+ Những điều cần biết về cái bắt tay ;
+ Ý nghĩa của chào hỏi, bắt tay trong giao tiếp.
2. Năng lực: Học sinh thực hành được “chào hỏi, bắt tay” theo đúng lễ nghi trong cuộc sống hàng ngày.
3. Phẩm chất :
Hình thành tình cảm và thái độ tôn trọng trong văn hoá ứng xử chào hỏi và bắt tay.
B. NỘI DUNG
I. CHÀO HỎI NHƯ THẾ NÀO
1. Chào hỏi
Chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện giữa những người quen biết, giữa người dưới đối với người trên hoặc người cao tuổi, hay trong hoàn cảnh được giới thiệu làm quen với nhau. Chào hỏi là một phương tiện đặc biệt quan trọng để tạo thiện cảm của người khác đối với mình
2. Chào hỏi như thế nào cho đúng lễ nghi
a. Đối với người lớn tuổi hơn mình:
– Khi gặp người lớn tuổi hơn mình, chúng ta phải dùng tay phải thả mũ xuống (nếu có đội mũ), đứng thẳng người, hai tay xuôi theo thân người, nhìn về phía người lớn tuổi, cúi đầu chào đồng thời chúng ta sẽ nói: chào ông! chào bà! chào thầy! chào bác!… tùy theo đối tượng mà chúng ta cần chào. Trong trường hợp những người mà chúng ta biết rõ chức vụ hoặc học vị, chúng ta nên nói: Kính chào bác sỹ! kính chào giám đốc! …
– Trong lớp học khi thầy cô bước vào lớp học sinh đứng dậy nghiêm túc để chào.
– Trong một cuộc họp, đại hội…, khi người lớn tuổi bước vào, để thể hiện sự chào hỏi mọi người phải đứng dậy, hai tay để xuôi theo thân người.
– Nếu đang ngồi mà trông thấy người lớn tuổi hơn đang đi lại, lúc ấy, chờ người đó đến cách vài bước, chúng ta đứng dậy và cúi đầu chào.
b. Đối với người bằng tuổi mình hoặc nhỏ tuổi hơn mình:
– Khi gặp người bằng tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn, chúng ta nên chào hỏi bằng cách tươi cười đồng thời nói: chào bạn! chào em!
– Nếu đang đi cùng người lớn tuổi, gặp người quen ngang hàng hoặc người nhỏ hơn, chúng ta nên chào một cách kín đáo rồi thôi để người cùng đi không phải chờ đợi. Nếu có chuyện cần trao đổi thì nên xin lỗi người lớn tuổi và giới thiệu hai người với nhau để họ chào hỏi. Còn nếu không có chuyện gì cần thiết thì không nên dừng lại vì như thế chẳng khác nào chúng ta buộc người lớn tuổi phải chào lại người quen của mình.
c. Những điều cần lưu ý:
– Đối với phụ nữ: Chào theo lối chào người trên.
– Nếu bạn không phải là thành viên của những đoàn thể hoặc quân đội, không nên dùng lối chào riêng biệt của họ.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
VỀ SỰ BẮT TAY
1. Cách thức bắt tay
Bắt tay phải toát lên tinh thần ứng xử tự nhiên, đúng động tác, đúng thời cơ, qua đó thể hiện được trình độ hiểu biết của mình đồng thời biểu lộ lòng tôn trọng người khác.
Bắt tay được vận dụng trong một số trường hợp như: gặp gỡ, tạm biệt, đón khách, cảm ơn, chào mừng.
a. Tư thế bắt tay quy chuẩn:
Hai bên đứng cách nhau khoảng 1mét, thân người thẳng, hai chân khép, thân người phía trên hơi nghiêng về phía trước, đầu hơi cúi xuống, chìa bàn tay phải ra, các ngón tay khép, riêng ngón cái chìa ra, hai tay nắm vào nhau với lực vừa phải, hơi lắc rung, thời gian từ hai đến ba giây.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)