SKKN Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo và hướng nghiệp cho học sinh THPT Gia Viễn C trong chủ đề 6 Hành động vì môi trường
- Mã tài liệu: MT0366 Copy
Môn: | CHỦ NHIỆM |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 408 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Gia Viễn C |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Gia Viễn C |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo và hướng nghiệp cho học sinh THPT Gia Viễn C trong chủ đề 6 Hành động vì môi trường“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Cho học sinh tìm hiểu các di tích lịch sử đền, đình làng; các khu du lịch, hang động đá vôi trên địa bàn. Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên, các yếu tố lịch sử văn hóa, từ đó có các hành động tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Giải pháp 2: Từ việc tìm hiểu đặc điểm địa lí, kinh tế, xã hội địa phương định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Giải pháp 3: Tư vấn hướng nghiệp từ các tổ chức, cá nhân phối hợp với nhà trường nhằm mục đích chuẩn bị cho người học lựa chọn nghề nghiệp một cách có ý thức và chuẩn bị tính thích ứng nghề trong tương lai.
Mô tả sản phẩm
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
– Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo và hướng nghiệp cho học sinh THPT Gia Viễn C trong chủ đề 6: Hành động vì môi trường”.
– Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực giáo dục.
2. Nội dung sáng kiến
a. Giải pháp cũ đã làm
Đối với chủ đề 6: Hành động vì môi trường-hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10, ngay từ đầu năm khi xây dựng kế hoạch giáo dục, nhà trường đã chỉ đạo sử dụng linh hoạt ba hình thức đó là hoạt động sinh hoạt dưới cờ, hoạt động sinh hoạt lớp và hoạt động giáo dục theo chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp. Với sáng kiến này, chúng tôi tiến hành ở 2 lớp 10B1(lớp thực nghiệm) và lớp 10B2(lớp đối chứng) trường THPT Gia Viễn C.
Với mục tiêu cần đạt của chủ đề 6 là:
Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương; tác động của con người tới môi trường tự nhiên;
Thuyết trình được các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên;
Đề xuất được và tham gia thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên;
Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên;
Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Bước 1: Thiết kế giáo án với mục tiêu, phương pháp, học liệu cụ thể.
Bước 2: Thực hiện dạy học theo đúng tiến trình đã xây dựng.
Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại của giải pháp cũ cần được khắc phục
Ưu điểm của giải pháp cũ
Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích.
Giáo viên và học sinh không tốn nhiều thời gian để tìm hiểu lượng kiến thức nhất định, không tốn thời gian thiết kế, tìm hiểu hình thức, phương pháp mới.
Sau chủ đề có thể đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của học sinh.
Mức độ
Kết quả đạt được Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
1. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương.
2. Chỉ ra các tác động của con người đến môi trường tự nhiên.
3. Đánh giá được các hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
4. Thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
5. Đề xuất các giải pháp và nêu việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
7. Thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân để bảo vệ mội trường tự nhiên ở địa phương.
Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục của giải pháp cũ
Hoạt động học được tổ chức theo hình thức thảo luận nhóm học sinh được rèn năng lực giao tiếp, khả năng thuyết trình, khả năng tìm hiểu tài liệu liên quan trên mạng. Tuy nhiên, nội dung các em học được vẫn ở trong tưởng tượng, lí thuyết nên chưa tạo được động lực học tập, chưa hình thành được năng lực tự đánh giá cho học sinh, đặc biệt là khả năng nhận định và giải quyết các tình huống thực tế, cách định hướng nghề nghiệp của bản thân sau khi học xong phổ thông. Việc giáo dục cho học sinh ý thức bảo tồn di tích lịch sử văn hóa thực hiện trong các tiết học thường nặng lí thuyết, ít gắn liền với thực tiễn và chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể giúp học sinh có những hành động cụ thể, thiết thực góp phần bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa địa phương.
b. Giải pháp mới cải tiến
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong chương trình GDPT 2018, ngoài ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau: Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động; Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống; Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; Năng lực định hướng nghề nghiệp; Năng lực khám phá và sáng tạo.
Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qua làm, qua thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn học qua trải nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung cho mọi người học nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân.
Vì vậy, ở chủ đề 6 “Hành động vì môi trường” trong phạm vi sáng kiến này, chúng tôi xin đề cập một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo và hướng nghiệp cho học sinh. Bằng cách sử dụng dạy học tại các di tích lịch sử góp phần giúp học sinh nâng cao kiến thức, gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Việc bảo tồn và đưa di sản văn hóa vào giảng dạy mang lại tác dụng quan trọng trong công tác giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo sự lan tỏa của di sản đến mỗi gia đình, cộng đồng. Đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa, giúp các em biết trân trọng các di tích lịch sử gắn với địa phương từ đó định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Giải pháp 1: Cho học sinh tìm hiểu các di tích lịch sử đền, đình làng; các khu du lịch, hang động đá vôi trên địa bàn. Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên, các yếu tố lịch sử văn hóa, từ đó có các hành động tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Tính đến năm 2020, Ninh Bình có 1821 di tích lịch sử văn hóa như đền, chùa, đình, miếu, phủ, nhà thờ, núi, hang động, bia… Trong đó khoảng 1000 di tích thuộc loại di tích hỗn hợp giữa thắng cảnh, khảo cổ, cách mạng, lịch sử và kiến trúc. Có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt và quần thể danh thắng Tràng An là di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới. Như vậy, tại tỉnh nhà đã có một số lượng lớn các địa điểm có thể tham quan học tập.
Bằng cách cho học sinh trực tiếp tham quan các di tích như Cố đô Hoa Lư, Đền thờ Đức Thánh Nguyễn, chùa Hưng Khánh (chùa Lạc Khoái), Đình Đông và Đình Nam làng Lạc Khoái, chùa Bái Đính cổ, Động Vân Trình… Tại đây, các em đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của con người tới môi trường bằng cách dùng các giác quan để tìm hiểu, dùng máy ảnh, điện thoại để ghi lại hình ảnh. Mặt tích cực của việc phát triển du lịch là tạo ra được nghề mới, tạo ra các hoạt động dịch vụ cho du lịch có khả năng tạo thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên khi có hoạt động du lịch, rác thải sẽ phát sinh, sẽ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái bị ảnh hưởng.
Khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đề cao vai trò hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tạo điều kiện tối đa để học sinh hoạt động như lên ý tưởng xây dựng kịch bản, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ thực hiện như quan sát, tìm hiểu, phỏng vấn…sau đó về tự chỉnh sửa, tự hoàn thành báo cáo sản phẩm. Sản phẩm của các bạn có thể là một đoạn video ngắn giới thiệu về một di tích lịch sử, vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, cách tuyên truyền kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, trực tiếp tham gia dọn dẹp vệ sinh tại đình, chùa nơi các bạn tham quan; tự viết kịch bản về cách phân loại rác hoặc tuyên truyền khách du lịch cũng như người dân địa phương tích cực bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, việc trực tiếp tham quan tìm hiểu các di tích cũng góp phần liên kết kiến thức của nhiều môn học riêng lẻ như lịch sử, hóa học, địa lí, toán học, tin học, văn học, sinh học, quốc phòng… vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống giải quyết các vấn đề liên quan. Như:
Môn Địa lí: Ninh Bình sở hữu kho tư liệu về lịch sử địa chất, địa mạo của trái đất. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiều dãy núi đá vôi chạy theo hướng tây bắc-đông nam.
Trải qua nhiều thời kỳ bị nâng lên, hạ xuống, bị uốn nếp, bào mòn dẫn đến những dãy đá vôi ở đây có địa hình cac-xtơ hết sức đa dạng với hàng loạt hệ thống thung lũng, hố sụt, hang động cạn và hang động nước nối thông giữa các hố sụt, thung lũng ngập nước hay chạy dài theo những dãy núi đá vôi sắc mảnh. Như các hang động ở quần thể danh thắng Tràng An, Tam Cốc, chùa Bích Động, động Thiên Hà, động Vân Trình…
Môn Hóa học: Theo đặc điểm địa chất tỉnh Ninh Bình thuộc vùng núi đá vôi, hầu hết những dãy núi đá vôi ở Ninh Bình đều chịu sự xâm lấn và biến cải nhiều lần nên nước thường có độ cứng cao. Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, chủ yếu là hai ion calcium (Ca2+) và magnesium (Mg2+). Nước cứng được hình thành khi nước ngầm thấm qua những lớp đá vôi, đá phấn, hoặc thạch cao mà những loại đá này vốn chứa lượng lớn ion calcium và magnesium ở dạng hợp chất cacbonate, hydrogen cacbonate, sulfate. Là do có phản ứng hòa tan đá vôi khi có mưa trong tự nhiên:
CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
Những dấu hiệu của nước cứng khi quan sát các đồ vật trong nhà:
– Các đồ thủy tinh trong nhà bị bám cặn trắng, khó lau sạch.
– Vảy ố tích tụ trên vòi nước.
– Khi đun dưới đáy ấm nước có lớp bám cặn.
– Dùng nước cứng pha trà hay cafe luôn có lớp váng mỏng xuất hiện, khi uống sẽ cảm thấy hơi ngang.
Tác hại của nước cứng: Nước cứng ảnh hưởng rất lớn đến với sức khỏe con người, cuộc sống hằng ngày cũng như là các ngành công nghiệp khác. Các vật dụng hằng ngày như ấm đun nước bị hư hỏng, bồn nước, vòi nước, ống dẫn nước bị ố vàng, hoen rỉ, gây tắc nghẽn. Con người sử dụng nước cứng lâu ngày sẽ bị khô da, khô tóc, lâu ngày còn hình thành nên sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang tắc nghẽn động mạch khi mà muối bicarbonate bị phân hủy tạo thành kết tủa CaCO3.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe thì cần phải xử lí tính cứng của nước sinh hoạt. Một cách đơn giản là phải dùng nước đun sôi kỹ khi đó sẽ giảm được tính cứng tạm thời.
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Hoặc có thể dùng công nghệ màng lọc RO để làm mềm nước cứng cho toàn bộ hệ thống nước sinh hoạt trong gia đình như các máy lọc nước của kangaroo, karofi, sunhouse… tùy vào yêu cầu là lọc thô hay lọc tinh của gia đình. Cách đơn giản để loại bỏ cặn bẩn trong ấm là dùng dấm trắng hoặc chanh tươi:
2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Khi tham quan hang động Vân Trình có nhiều thạch nhũ, dựa vào vị trí thạch nhũ người ta chia ra: trên trần hang (chuông đá, mảng đá); trên vách hang (rèm đá, thác đá); dạng trên sàn hang (măng đá, cột đá…).
Sự hình thành thạch nhũ diễn ra như sau: Khi calcium carbonate hòa tan trong nước đi xuống theo các kẽ nứt, tới trần hang gặp chướng ngại vật, nhỏ giọt rơi xuống đáy hang. Do tiếp xúc với không khí trong hang có nhiệt độ cao nên mất đi một phần carbonic acid và chuyển thành calcium carbonate. Calcium carbonate là chất khó hòa tan nên tách ra khỏi dung dịch và kết tủa lại nơi giọt nước rơi xuống, cứ thế tạo thành chuôn đá (hay vú đá) trên trần hang. Giọt nước từ trần và vú đá rơi xuống vẫn còn chứa calcium carbonate nên ở chỗ rơi xuống có sự kết tủa calcium carbonate và hình thành măng đá.
Phản ứng hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi:
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Khí CO2 không màu, không mùi, nặng hơn không khí nên con người không cảm nhận được. Vì vậy, khi tham quan tại các hang động đá vôi có thạch nhũ khi vào sâu sẽ có cảm giác khó thở là do
“Phản ứng hô hấp”: O2 (không khí) O2 (cơ thể)
Giả thiết tốc độ phản ứng hô hấp phụ thuộc nồng độ oxygen trong không khí theo phương trình: v = k .
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]