SKKN Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa học đường cho học sinh trường thpt trong bối cảnh đại dịch covid-19 hiện nay
- Mã tài liệu: MT0151 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 4765 |
Lượt tải: | 176 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Lê Thị Châu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Lê Thị Châu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa học đường cho học sinh trường thpt trong bối cảnh đại dịch covid-19 hiện nay“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1 – Tuyên truyền
Giải pháp 2 – Tổ chức các chuyên đề, cuộc thi
Giải pháp 3 – Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh
Giải pháp 4 – Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền, gia đình và xã hội
Giải pháp 5 – Vận dụng sáng tạo quy tắc ứng xứ văn hóa nhà trường làm nền tảng cho các hành vi ứng xử tạo môi trường văn hóa học đường an toàn, hạnh phúc cho học sinh trong trường học
Giải pháp 6 – Biểu dương, khen thưởng; giáo dục kỉ luật tích cực những học sinh có hành vi sai phạm về văn hóa, đạo đức, lối sống
Mô tả sản phẩm
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống luôn có những thay đổi và biến động khôn lường. Tuy nhiên, biến đổi không phải lúc nào cũng theo một hướng, một lối mà có những ngã rẽ đôi khi khiến con người không lường trước được. Bởi vậy, việc thích nghi với những hoàn cảnh sống khác nhau và linh hoạt tìm ra giải pháp khi gặp khó khăn chính là “chìa khóa” giúp mọi hành trình của con người trở nên dễ dàng và thuận lợi.
Sự bùng nổ và lan rộng của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các hoạt động của con người, ở tất cả các độ tuổi, các môi trường hoạt động, trong đó có học sinh và nhà trường. Trong khi người lớn đã được trang bị phần nào kỹ năng, kinh nghiệm để sẵn sàng ứng phó trước mọi sự biến đổi nói chung, thì đại đa số thanh thiếu niên ở độ tuổi 15 – 18: tâm sinh lý chưa ổn định, kĩ năng thích ứng còn hạn chế, giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THPT chưa thực sự được chú trọng thì tác động của đại dịch khiến các em phải chịu những áp lực nặng nề trong sinh hoạt và nhất là trong học tập.
Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo của các trường phổ thông đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục các môn văn hóa luôn được nâng cao, cơ sở vật chất ngày càng khang trang hiện đại, môi trường sư phạm thay đổi theo chiều hướng tích cực, mục tiêu giáo dục hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh bắt đầu được chú trọng. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhất đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sư phạm trong nhà trường thậm chí đang hàng ngày, hàng giờ trực tiếp tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Trước những tác động đó các đơn vị trường học đang thật sự lúng túng trong việc thực hiện quản lý nhằm hướng tới một môi trường văn hóa học đường an toàn, lành mạnh, hiệu quả và hạnh phúc.
Đối với mỗi học sinh, một trong những nơi mà các em dành nhiều thời gian, niềm tin, tâm huyết và cảm thấy thực sự hạnh phúc là trường học. Vì đây là nơi diễn ra những hoạt động sư phạm “dạy chữ – dạy người”, nơi hội tụ sức mạnh trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, nơi mà mỗi học sinh đều có thể phát huy tối đa năng lực, phẩm chất vốn có của mình, nơi truyền bá những nét đẹp văn hóa một cách sáng tạo và bài bản nhất… góp phần tạo nên một sản phẩm giáo dục toàn diện. Trước bối cảnh đổi mới giáo dục và cuộc cách mạng 4.0, đại dịch Covid-19 đã, sẽ và đang ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo thì việc xây dựng văn hóa học đường trong các cơ sở giáo dục là vấn đề cấp thiết, nhất là khi giáo dục đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu.
Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu: “phát triển toàn diện con người Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Văn hóa học đường chính là nền tảng để rèn luyện, hoàn thiện những phẩm chất ấy cho thế hệ trẻ.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030, một trong các khâu đột phá được xác định là: “Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam”.
Vì thế, việc xây dựng văn hóa học đường trở thành yêu cầu cấp thiết trong việc góp phần thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nhanh nguồn nhân lực trong 10 năm tới. Hơn lúc nào hết việc xây dựng môi trường văn hóa học đường an toàn, lành mạnh, hiệu quả và hạnh phúc được đặt ra một cách cấp bách nhằm phát triển con người toàn diện, mang đến cho học sinh những điều tốt đẹp, hướng các em đến giá trị “chân – thiện – mỹ”; giúp các em có thể chủ động trong học tập, có đủ điều kiện thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra mặc dù chúng ta đang sống chung với dịch bệnh. Đồng thời, nó cũng tạo ra tiền đề để trang bị cho mỗi học sinh việc ứng phó với những biến đổi, bất trắc trong cuộc sống sau này. Xây dựng và phát triển môi trường văn hóa học đường có tác động rất lớn tới việc đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường; là vấn đề quan trọng nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo những con người có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bối cảnh này đòi hỏi mỗi nhà trường phải hình thành một đặc trưng văn hóa học đường cho đơn vị mình, tạo nên thương hiệu riêng nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới.
Vì những lý do đã được trình bày ở trên, dựa trên nghiên cứu và thực tiễn tôi đã xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa học đường cho học sinh trường THPT Diễn Châu 3 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay”.
1.2. Mục tiêu, tính mới của đề tài
Mục tiêu của đề tài xác định thực trạng, những nội dung căn bản của văn hoá học đường ở trường THPT Diễn Châu 3 trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó đề tài hướng đến các giải pháp nhằm hình thành, xây dựng, phát triển môi trường văn hoá học đường cho học sinh để thích ứng với đại dịch Covid-19, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong nhà trường.
“Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa học đường cho học sinh trường THPT Diễn Châu 3 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay” là một đề tài được nghiên cứu lần đầu tiên ở trường THPT Diễn Châu 3. Những giải pháp do tác giả đề ra có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học cho công tác quản lí, xây dựng và phát triển văn hoá học đường đối với mô hình các trường học trong bối cảnh hiện nay.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đến tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, những khó khăn thường gặp trong học tập và các biện pháp ứng phó; văn hóa học đường, nghiên cứu thêm trên các bài báo viết, báo mạng để có thêm các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát bằng biểu mẫu: sử dụng phiếu khảo sát cho học sinh sau khi các giải pháp được tiến hành. Nền tảng google forms được sử dụng. Câu hỏi khảo sát dựa trên tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu và mang tính khách quan.
Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: trực tiếp trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và học sinh trường THPT Diễn Châu 3 về các vấn đề liên quan đến đề tài nhằm thu thập thông tin sâu hơn, đặc biệt là những thông tin mà biểu mẫu khảo sát không bao quát hết được.
Phương pháp so sánh và phân tích thống kê: các dữ liệu thu thập được từ khảo sát và phỏng vấn sẽ được phân loại, sắp xếp, thống kê, xử lí số liệu để thấy sự thay đổi trước và sau khi thực hiện đề tài.
Phương pháp quan sát: nhằm ghi chép lại về không gian, điều kiện, môi trường văn hóa học đường ở trường THPT Diễn Châu 3; quan sát thái độ, hành vi, tác phong, ứng xử giữa các đối tượng được nghiên cứu.
Phương pháp tiếp cận liên môn: lồng ghép trong các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, các hoạt động ra chơi… để tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Môi trường văn hóa học đường và học sinh đang học tại trường THPT Diễn Châu 3 hiện nay – năm học 2021 – 2022.
Phần II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận về những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.1.1.1. Đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nó là một phần của họ vi-rút corona, bao gồm các loại vi-rút phổ biến gây ra nhiều loại bệnh từ cảm thông thường hoặc viêm phế quản đến các bệnh nghiêm trọng hơn (nhưng hiếm gặp hơn) như hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông (MERS).
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi
“Covid-19” là “Đại dịch toàn cầu”. Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến.
Thế giới đã trải qua 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành với sự xuất hiện của những biến thể virus SARS-CoV-2 mới cùng nhiều ẩn số chưa có lời giải. Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới đã chứng minh khá rõ nét thực tế rằng đại dịch vẫn chưa thể kiểm soát và thậm chí sẽ còn gây ra nhiều thách thức mới đối với con người trong “năm Covid-19 thứ ba”. Kể từ khi ghi nhận những ca đầu tiên mắc Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, cho đến nay, đại dịch này đã lây lan trên toàn cầu với hơn 504 triệu ca mắc, trong đó hơn 6,2 triệu ca tử vong
(số liệu ngày 16 – 4 – 2022). Trong hai năm, chủng virus gốc gây bệnh dịch Covid-
19 đã biến đổi thành 5 “biến thể đáng lo ngại”: Alpha, Beta, Gamma, Delta và nhất là biến thể Omicron vượt trội hơn so với biến thể Delta về sự lây nhiễm, với tốc độ lây tăng nhanh hơn gấp đôi – từ 2 đến 3 ngày – và sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ các ca bệnh ghi nhận tại một số quốc gia. Kinh tế thế giới chịu tác động của đại dịch Covid-19, các quốc gia trên toàn cầu đã rơi vào cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc. Bóng đen từ cuộc khủng hoảng đại dịch đã đảo ngược xu hướng tăng trưởng kinh tế do những biện pháp hạn chế, kéo các chỉ số thất nghiệp tăng vọt, đẩy thêm nhiều người vào tình trạng nghèo khó.
Tính từ thời điểm có dịch cho đến nay, Việt Nam ghi nhận hớn 10 triệu ca mắc, trong đó có gần 9 triệu người đã khỏi bệnh (chiếm gần 90 % tổng số ca mắc), 42.934 ca tử vong (số liệu đến ngày 16 – 4 – 2022). Tuy nhiên, ở nước ta, với sự vào cuộc tích cực, chủ động và quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]