SKKN Một số giải pháp nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho học sinh thpt
- Mã tài liệu: MP1239 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 537 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nam Đàn 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nam Đàn 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho học sinh thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Bản thân người giáo viên là một tấm gương mẫu mực cho các em noi theo học tập
3.2. Giáo viên đưa ra những tấm gương sáng điển hình về phẩm chất đạo đức gần gũi với cuộc sống xung quanh các em
3.3. Giáo dục các em học sinh biết yêu quý chính bản thân mình, để từ đó các em biết yêu quý, trân trọng những người xung quanh
3.3.1. Tìm hiểu về vấn đề học sinh có những hành vi tự làm hại chính mình .
3.3.2. Đề xuất một số “bí quyết” để yêu thương chính bản thân mình.
3.4. Lồng ghép các nội dung giáo dục tình yêu thương gia đình, con người vào các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm
3.5. Phối hợp giáo dục cùng với phụ huynh học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau
3.6. Tìm kiếm, tạo ra cơ hội cho học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế để gieo duyên lòng nhân ái.
Mô tả sản phẩm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay, lòng nhân ái đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nó chính là nền tảng đạo đức cốt lõi hình thành phẩm chất tốt đẹp của mỗi một con người. Lòng nhân ái ấy cũng đã được ông cha ta lưu truyền qua câu ca dao, tục ngữ “thương người như thể thương thân”.
Trong những năm gần đây, đại dịch covid-19 bùng nổ gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, tác động lên mọi lĩnh vực của đời sống. Nền kinh tế của đất nước rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Có những gia đình rơi vào cảnh thất nghiệp phải bỏ chốn thành thị về quê mưu sinh. Và còn đó là những mảnh đời bất hạnh của những em bé mồ côi cả cha lẫn mẹ hay là sự ra đi xót xa của các chiến sĩ, bác sĩ, y tá và người dân bởi một nguyên nhân “Covid -19”.
Bên cạnh đó, thiên tai cũng dường như ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn với con người. Khúc ruột miền Trung cũng là nơi chịu nhiều thiệt hại thảm khốc bởi các cơn bão, lũ lụt càn quét. Cách đây hai năm là vụ sạt lở đất ở nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đã chứng kiến sự hi sinh anh dũng của 13 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, hay gần đây nhất là trận lũ quét ở Kỳ Sơn đã cuốn trôi đi nhà cửa, tài sản của người dân vùng miền núi khó khăn chắt chiu dành dụm được. Đáng thương thay có một em bé 4 tháng tuổi đã mãi mãi rời xa vòng tay của người thân theo dòng nước lũ.
Mặt khác, sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của xã hội ngày nay đã cuốn con người vào vòng xoáy của lối sống nhanh, sống vội, lo cơm áo gạo tiền mà đôi lúc quên đi giá trị đích thực của cuộc sống. Con người càng ngày càng trở nên thờ ơ, hờ hững với cuộc sống xung quanh. Những vấn đề cuộc sống hàng ngày mà họ nghe, họ thấy dường như quá đỗi quen thuộc tới mức chẳng còn đáng để bận tâm. Họ không còn có suy nghĩ “sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”.
Học sinh THPT– những mầm non tương lai của đất nước cũng là một đối tượng bị tác động không ít trước sự thay đổi và phát triển của xã hội thực tại. Các em được sinh ra và lớn lên trong một xã hội bị chi phối nhiều bởi sức mạnh của đồng tiền và sự ảnh hưởng của mạng xã hội. Bên cạnh những điều tốt đẹp được lan toả, vẫn còn nhiều nguồn thông tin tiêu cực làm ảnh hưởng tới cảm xúc, tư duy, hành động và lối sống của các em. Vì thế, chính các em càng ngày càng trở nên vô cảm trước những vấn đề đáng lẽ phải trăn trở trong lòng. Những nét văn hoá thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức đang bị phai mờ theo lối sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ đang cổ vũ cho lối sống thực dụng, buông thả, coi trọng giá trị của vật chất. Tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình người trong các em mất đi vị trí quan trọng. Cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng nhưng ngược lại các em xem như đó là điều hiển nhiên cha mẹ phải làm cho mình mà quên đi tình yêu thương, trách nhiệm của bản thân với đấng sinh thành. Hay còn là một lời nói, một cử chỉ, một ánh mắt của người đối diện không làm hài lòng các em thì cũng được xem là “ nhìn đểu” để rồi những cuộc ẩu đả đánh nhau gây tổn hại về mặt thể chất cũng như tinh thần xảy ra với bạn bè mình. Đó còn là sự hờ hững, thờ ơ khi ai đó gặp sự cố, thay vì giúp đỡ họ thì các em lại dừng lại quay phim, chụp ảnh, livestream để đăng tải lên mạng xã hội để giật tít, câu like, câu view. Tất cả những gì mà một bộ phận giới trẻ đang thể hiện chứng minh rõ lòng nhân ái, tình người trong các em đã và đang bị suy thoái trầm trọng.
Tại trường THPT Nam Đàn 2 mà tôi đang công tác vẫn còn xảy ra những vấn đề chung mà nhiều thế hệ học sinh THPT đang đối mặt. Vẫn còn những cuộc ẩu đả giữa các HS chỉ vì những vấn đề đơn giản mà các em tự cho là “mâu thuẫn”, vẫn còn sự thiếu tôn trọng thầy cô và sự thiếu chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ các bạn cùng trang lứa. Đứng trước thực trạng đó, một hồi chuông cảnh tỉnh đã réo lên cho chúng ta, đặc biệt là thế hệ tương lai của đất nước. Chúng ta cần làm gì để nuôi dưỡng và lan toả trong các em lòng trắc ẩn, tình người với nhau như truyền thống, đạo lí bao đời nay của dân tộc Việt Nam.
Chính vì lẽ đó, đề tài mà tôi lựa chọn “Một số giải pháp nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho học sinh THPT” nhằm đóng góp công sức của mình trong việc ươm mầm và phát triển một thế hệ thanh niên Việt Nam “tài đức vẹn toàn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trước thực trạng sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức của phần lớn thế hệ trẻ và sự ảnh hưởng của xã hội hiện tại, sáng kiến mà tôi dành thời gian tìm hiểu, thực hiện hi vọng đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho các em HS mà tôi đang giảng dạy nói riêng và HS THPT nói chung. Khi bản thân được giáo dục và nhận thức đúng đắn, các em sẽ có kỹ năng để ứng xử, giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống cũng như môi trường giáo dục. Nó sẽ giúp ngăn chặn được những hành vi không mong muốn xảy ra tại trường lớp như vô cảm, nạn bạo lực học đường, nạn kỳ thị, cô lập bạn bè – những vấn đề cấp bách đối với các thế hệ HS hiện nay.
Khi bản thân có hành động tốt đẹp, các em mong muốn chia sẻ, lan toả những điều đó tới mọi người xung quanh. Tình yêu thương con người ngày càng được nhân rộng và lớn dần lên. Các em sẽ cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa, tươi đẹp và đáng sống. Một thế hệ thanh niên Việt Nam bản lĩnh, tài năng và giàu lòng nhân ái là điều chắc chắn làm được. Chính các em sẽ góp phần khẳng định truyền thống nhân đạo tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các lớp của trường THPT Nam Đàn 2 mà tôi đã và đang giảng dạy:
12C6K55 (tốt nghiệp năm học 2021-2022), 10C1K58, 10C5K58, 10C6K58, 10C9K58
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu như các khái niệm, các công trình nghiên cứu về giáo dục lòng nhân ái, đặc điểm tâm lý HS THPT, các phẩm chất phải rèn luyện cho HS theo chương trình giáo dục phổ thông mới, lòng nhân ái trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm:
+ Phương pháp quan sát: GV quan sát các biểu hiện của HS thông qua các hành động, cử chỉ, các mối quan hệ giao tiếp của HS với bạn bè, thầy cô, mọi người xung quanh để có những đánh giá, nhận xét đúng mực.
+ Phương pháp điều tra, thống kê: GV kết hợp thực hiện các cuộc khảo sát thông qua google form nhằm mục đích sau:
- Tìm hiểu ý kiến của HS sau khi thực hiện đề tài
- Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài qua ý kiến của HS và GV + Phương pháp đóng vai, trải nghiệm thực tế:
- GV tạo cơ hội cho HS đóng vai, ghi âm, tạo ra những video liên quan đến kiến thức, nội dung các giải pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đề cập.
- GV tìm hiểu hoàn cảnh các bạn khó khăn trong lớp, cùng chia sẻ để các em biết cách tổ chức các hành động ý nghĩa, thiết thực để giúp đỡ các bạn. Ngoài ra, GV cũng tìm kiếm và tạo ra cơ hội để HS được trải nghiệm thực tế các hoạt động thiện nguyện tại các tổ chức xã hội ở trường và địa phương.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Đề tài mà sáng kiến của tôi đề cập đã phân tích và làm rõ được các giải pháp góp phần nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái trong HS THPT, điều mà chưa có đề tài nào đề cập trước đây. Những đề tài trước đây nếu có cũng chỉ nghiêng về đề tài khái niệm giáo dục chung như giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, thói quen tốt hoặc một phẩm chất tốt nào khác cần giáo dục cho HS.
- Đề tài mà tôi nghiên cứu mang tính cấp thiết và khả thi cao, có thể áp dụng được trong phạm vi rộng tại các trường THPT nói riêng cũng như một số cấp học khác nói chung.
- Hiệu quả mà các giải pháp mang lại có ý nghĩa thực tế trong việc ngăn chặn nạn bạo lực học đường, nạn vô cảm, nạn kỳ thị, cô lập bạn bè– những vấn đề cấp bách đối với các thế hệ HS hiện nay.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]