SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng đạt hiệu quả
- Mã tài liệu: BC1036 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 485 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Tạ Thị Duyên |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ánh Trăng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Tạ Thị Duyên |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ánh Trăng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng đạt hiệu quả“ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú trong và ngoài lớp
2.3.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định
2.3.3. Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời
2.3.4. Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động góc
2.3.5. Sử dụng một số trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2.3.6. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động đón trẻ, giờ ngủ trưa, hoạt động trả trẻ
2.3.7. Tuyên truyền phói hợp với phụ huynhtrong công tác giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề | |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi được áp dụng SKKN | |
2.2.1.Thuận lợi | |
2.2.3. Khó khăn | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1. Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú trong và ngoài lớp | |
2.3.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định | |
2.3.3. Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời | |
2.3.4. Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động góc | |
2.3.5. Sử dụng một số trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ | |
2.3.6. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động đón trẻ, giờ ngủ trưa, hoạt động trả trẻ | |
2.3.7. Tuyên truyền phói hợp với phụ huynhtrong công tác giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ | |
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục với bản thân và đồng nghiệp và nhà trường. | |
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
* Tài liệu tham khảo | |
* Danh mục SKKN qua các năm | |
* Phụ lục |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ đối với con người nói chung, với sự phát triển của trẻ mầm non nói riêng (đặc biệt là trẻ 2 – 3 tuổi) có một vị thế hết sức quan trọng. Nó là một trong những cơ sở, tiền đề để cho trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Ngôn ngữ giúp cho sự phát triển tư duy của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp cho chúng ta và nhất là trẻ em giao tiếp với mọi người và giúp trẻ dễ dàng hoà đồng vào cuộc sống một cách thân thiện nhất, nói sao cho mọi người hiểu, hiểu khi người khác nói đó là điều cần thiết khi giao tiếp. Đồng thời, thông qua giao tiếp giúp trẻ phát triển trí tuệ để nhận biết thế giới xung quanh và phát triển tình cảm của trẻ.
Ở độ tuổi Nhà Trẻ (trẻ 24- 36 tháng) chủ yếu sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp và tìm hiểu về thế giới xung quanh và là thời kỳ tích luỹ vốn từ của trẻ. Để trẻ không bị mắc các tật về ngôn ngữ sau này, thời kỳ này giáo viên cần hết sức chú ý đến rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc điểm tâm lý của trẻ trong giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi là trẻ hết sức hiếu động, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ. Để thực hiện việc giáo dục trẻ ở bậc học mầm non đạt kết quả tốt thì cần nắm chắc đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ và thực hiện phương châm giáo dục “học bằng chơi, chơi mà học”. Trò chơi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực. Riêng với trẻ 2 – 3 tuổi, ngoài hoạt động đối với đồ vật là hoạt động chủ đạo thì trò chơi không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Chơi là nhu cầu tự nhiên của trẻ, trẻ cần chơi như cần cơm ăn, nước uống, không khí để thở. Qua trò chơi giúp trẻ lĩnh hội những trí thức tiên tiến, khoa học một cách nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tích luỹ vốn từ. Trò chơi còn giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh và khéo léo. Việc tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi có mục đích, có nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục sẽ có tác động mạnh mẽ đến trẻ về cả ý thức tình cảm, ý chí và hành vi của trẻ. [1]
Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người . Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. [2]
Ý thức được điều đó, là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng đạt hiệu quả tại trường Mầm Non Nga Thắng – Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng chương trình GDMN mới hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là muốn nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi lớp Hoa Hồng tại trường mầm non Nga Thắng – Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 24 -36 tháng tuổi tại trường mầm non Nga Thắng – Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề khám phá khoa học cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi.
– Phương pháp điều tra, khảo sát, trao đổi với đồng nghiệp, với các cháu.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
– Phương pháp quan sát, đàm thoại
– Phương pháp trò chơi.
– Phương pháp thực hành trải nghiệm:
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế không ngừng phát triển với một sự thay đổi cơ bản về cơ cấu xã hội để tiếp cận với một nền văn minh phát triển cao. Trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất” V. Lê Nin. [3]
Trong hoạt động trẻ thực hiện với phương thức “thử – sai” dần dần trẻ hiểu được chức năng của đồ vật và biết phương thức sử dụng chúng, từ đó làm giàu ở trẻ các biểu tượng về thế giới xung quanh, nó giúp cho việc hình thành các hoạt động khác. Hoạt động vui chơi học tập, năng lực … hình thành nên những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người. Chính hoạt động vui chơi là nơi để trẻ thể hiện tốt nhất tính độc lập của mình là nơi thoả mãn nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh. Từ đó giúp trẻ hình thành động cơ chơi. Đây chính là nền tảng để chuyển sang giai đoạn mới, tuổi mẫu giáo. Trò chơi có tác dụng rất lớn đối với trẻ, trò chơi nhằm thu hút sự
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]