SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25 – 36 tháng
- Mã tài liệu: BC1062 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1297 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Mai Thị Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hòa Bình |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Mai Thị Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hòa Bình |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25 – 36 tháng” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Giải pháp 1. Chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ.
2.3.2. Giải pháp 2 : Lựa chọn nội dung nâng cao chất lượng trong hoạt động phát triển thể chất.
2.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức vận động phát triển thể chất cho trẻ theo hướng tích hợp.
2.3.4. Giải pháp 4: Sưu tầm một số trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo chủ đề.
2.3.5. Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ phát triển thể chất.
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển một cách toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, vì vậy trẻ cần được hưởng một nền giáo dục phù hợp ngay từ bé để phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức- trí- thể-mỹ.
Giáo dục thể chất là một bộ phận không thể thiếu được làm cho con người phát triển và hoàn thiện về cơ thể, Ngay từ thời xưa, Arixtot – Triết gia cổ đại Hi lạp đã nhìn nhận về mặt tự nhiên ở con người và cho rằng, muốn trở thành người phải được phát triển về thể chất vì đó là một bộ phận tổ thành của con người. [2]
Phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ cho trẻ. Hoạt động luyện tập giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động, đồng thời giúp trẻ có sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà.
Vận động còn là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ phát triển nhận thức về thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào hoạt động và trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kĩ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận [2].
Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay bị giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những trẻ ít vận động còn có khả năng hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Những nghiên cứu của nhà khoa học đã chứng minh, trẻ càng thực hiện đa dạng các vận động bao nhiêu thì lượng thông tin được chuyển về não bộ càng nhiều bấy nhiêu và chính điều đó đã thúc đẩy trí tuệ một cách mạnh mẽ. [4]
Bên cạnh đó hoạt động phát triển thể chất còn làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp trẻ có thể lực, sức khoẻ tốt, tạo cho trẻ tinh thần sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển tốt mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp các vận động cùng các bạn góp phần phát triển tình cảm xã hội cho trẻ [2].
Tuy nhiên, ở lứa tuổi nhà trẻ 25 – 36 tháng, hệ cơ và hệ xương của trẻ còn non nớt, khả năng vận động của trẻ còn nhiều hạn chế và có sự khác nhau giữa các trẻ. Trẻ thường khó tập trung khi tập luyện, chóng nhớ nhưng cũng nhanh quên. Vậy làm thế nào để trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động vận động và hình thành cho trẻ những kĩ năng vận động cơ bản và có một số tố chất vận động ban đầu phù hợp với sức khoẻ và lừa tuổi của trẻ? Đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết.
Là một giáo viên phụ trách lớp Nhà trẻ D1(25 – 36 tháng tuổi), bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để tìm ra những giải pháp hay, có hiệu quả để giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp rèn kỹ năng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25 – 36 tháng tuổi tại lớp D1 trường mầm non Hợp Thắng”. Với hy vọng góp một vài ý kiến nhỏ của mình vào thực tiễn giảng dạy nâng cao hiệu quả cho trẻ.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Giáo dục phát triển thể chất nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có kĩ năng vận động trong các hoạt động hằng ngày. Các bài tập luyện ngoài vai trò phát triển khả năng vận động còn giúp phát triển các tố chất nhanh nhẹn, sức mạnh của cơ bắp, sự khéo kéo và dẻo dai cũng như khả năng giữ thăng bằng của cơ thể trong quá trình vận động [2]. Biết được tầm quan trọng đó, là một giáo viên trẻ tôi cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ – Đạo đức – Thẩm mỹ – Thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp và ứng xử ở trẻ nhỏ.
Đề tài này giúp đánh giá thực trạng, tìm ra một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với việc giáo dục thể chất của trẻ nhà trẻ 25 – 36 tháng tuổi tại lớp D1 trường Mầm non Hợp Thắng.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp rèn kỹ năng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25 – 36 tháng tuổi tại lớp D1 trường mầm non Hợp Thắng.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng phối kết hợp các phương pháp sau:
Phương pháp lí luận:
Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Kiểm định trên trẻ ở lớp, thu thập thông tin qua tài liệu sách báo, nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và ý tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài này.
Tham khảo trên mạng internet: Tham khảo các các trò chơi, các giờ dạy hay có hiệu quả để chắt lọc áp dụng vào thự tiễn dạy học.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế trên trẻ.
Phương pháp quan sát hoạt động trên trẻ.
Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp.
Phương pháp thực hành sư phạm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ [5].
Những hoạt động vận động phát triển phù hợp, mang tính xã hội và cảm xúc sẽ giúp trẻ học các kỹ năng hợp tác, học cách luân phiên, biết cách chờ đợi và chia sẻ không gian cho bạn khác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy vận động vô cùng quan trọng cho sự phát triển của não bộ và nhận thức
Trong trường mầm non việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ vững bước trong các hoạt động [5]. Người ta thường nói: “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh”. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bản thân tôi luôn sát sao theo dõi vận động của trẻ lớp mình để tìm ra giải pháp hay đưa vào dạy trẻ vận động có hiệu quả. Bởi vì vận động là một quá trình thay đổi hình thái bên ngoài và các chức năng của cơ thể. Trẻ có khả năng phân tích, đánh giá hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, phân biệt được hiện tượng xung quanh, cũng trong giai đoạn này trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện [6].
Trong độ tuổi nhà trẻ 25 – 36 tháng, quá trình phát triển của cơ thể trẻ rất mạnh mẽ, chức năng của các tổ chức cơ thể hoàn chỉnh hơn, trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động. Lúc này trẻ có thể chạy nhanh, đứng co một chân trong khoảng 3 giây, có thể bật nhảy tại chỗ, ném được bóng vào rổ trong khoảng 80cm, thực hiện các bài tập thể dục, xếp chồng nhiều khối gỗ lên nhau hoặc xếp theo kiểu bắc cầu…[1]. Khi tôi tổ chức cho trẻ hoạt động trên lớp các cháu rất thích tham gia hoạt động nhưng các kỹ năng vận động của các cháu rất yếu nên
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]