SKKN Một số giải pháp tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật lớp 4 nói riêng và dạy học Mĩ thuật nói chung
- Mã tài liệu: BM4058 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 519 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật lớp 4 nói riêng và dạy học Mĩ thuật nói chung” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng, tập huấn để giáo viên hiểu mục tiêu môn học và các quy trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới.
Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm.
Biện pháp 4: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học Mĩ thuật trong Nhà trường
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để hình thành nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện thì giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học là một
trong những yếu tố vô cùng cần thiết. Thông qua môn Mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa, tiếp thu những tinh hoa của nền Mĩ thuật dân tộc. Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ tương lai.
Đối với bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên, là cơ sở ban đầu để con người có thể tiếp thu được vốn tri thức ở các cấp học tiếp theo. Vì vậy trang bị cho các em cách học, cách tiếp thu, lĩnh hội kiến thức cho các môn học nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, môn học Mĩ thuật là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, biết tham gia học nhóm để xây dựng bài nhưng độc lập trong học tập để thể hiện cái riêng sự độc đáo và năng khiếu bản thân và biết vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt vào các môn học khác, vào trong cuộc sống một cách có hiệu quả.
Trong rất nhiều bộ môn, Mĩ thuật là môn học được các em học sinh đặc biệt yêu thích; đặc thù của môn Mĩ thuật giúp các em được học cũng đồng thời là được vui chơi, giải trí vì các em được vẽ nên những gì mình yêu thích một cách thoải mái mà các môn học khác ít có được. Nếu như chương trình hiện hành mĩ thuật lớp 4 gồm 35 tiết/ năm được phân bổ mỗi tuần 1 tiết với cấu trúc thành năm phân môn rất cụ thể: Vẽ tranh đề tài, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, nặn tạo dáng và vẽ tự do thì chương trình Mĩ thuật lớp 4 dạy theo phương pháp mới của Đan Mạch được chia thành 12 chủ đề, mỗi chủ đề từ 2 đến 4 tiết. Song để có chất lượng cao khi dạy mĩ thuật theo phương pháp Đan mạch thì giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt 7 quy trình vẽ cũng như kết hợp phong phú các hình thức tổ chức dạy học thì mới đạt được hiệu quả. Đây là phương pháp có nhiều điểm mới ưu thế hơn trong việc dạy bộ môn này. Nếu người giáo viên biết vận dụng các phương pháp phù hợp thì sản phẩm thu được sẽ rất phong phú và đẹp mắt và ngược lại nếu người giáo viên không vận dụng tốt thì kết quả sẽ không như mong muốn vì các em vẫn lặp lại các thói quen xấu cụ thể như: sao chép bài của nhau, hình vẽ khô cứng, gò bó, các hình ảnh đơn điệu, lặp lại nhiều, các em không biết tạo hình 3D, 2D, không biết xây dựng cốt truyện… dẫn đến nhiều em không thích học và học chỉ mang tính đối phó. Vì những nhược điểm đó mà trong thời gian sát cánh đồng hành cùng với giáo viên dạy mĩ thuật của nhà trường, tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật cho học sinh lớp 4 theo phương pháp Đan Mạch. Những kinh nghiệm này thực sự đem lại hiệu quả trong công tác dạy và học Mĩ thuật ở trường chúng tôi trong hai năm học qua. Tôi đã đúc rút thành sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật cho học sinh lớp 4 theo phương pháp Đan Mạch”. Tuy nhiên đây là phương pháp dạy học có nhiều điểm mới chắc chăn còn bỡ ngỡ cho cả việc bố trí thời khóa biểu của Ban giám hiệu và cách giảng dạy cũng như chuẩn bị đồ dùng của cả thầy và trò, sự đồng hành của phụ huynh học sinh… Vì vậy tôi đã chọn đề tài này, tuy nhiên về nội dung viết không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của hội đồng khoa học các cấp để bản thân tôi có thêm kiến thức và nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học mĩ thuật lớp 4 nói riêng và dạy học mĩ thuật cho cả năm khối trong nhà trường nói chung.
- Mục đích nghiên cứu :
Mục đích của đề tài là tìm ra một số giải pháp tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật lớp 4 nói riêng và dạy học Mĩ thuật nói chung trong nhà trường Tiểu học.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Học sinh từ khối 4 của nhà trường và nội dung chương trình, phương pháp dạy học Mĩ thuật lớp 4.
- Phương pháp nghiên cứu :
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tiễn.
– Điều tra, phỏng vấn.
– Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới.
– Phương pháp thực nghiệm.
– Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.
NỘI DUNG
- Cơ sở lí luậnvà cơ sở thực tiễn của đề tài.
Cơ sở lí luận:
Xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội nên quan điểm hiện nay của Đảng và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm đến công tác giáo dục mà trọng tâm là giáo dục con người phát triển toàn diện. Nhận thức được điều này, Bộ giáo dục và đào tạo chú trọng đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh cho nhiều môn học, trong đó có môn học Mĩ thuật và chú ý nội dung Giáo dục năng sống, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh để các em vừa được học kiến thức vừa chơi, giảm áp lực học tập mà kết quả lại cao. Thật vậy, trong ba năm học vừa qua, môn Mĩ thuật được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất, cả về phương pháp dạy học, được tổ chức tập huấn nhiều lần. Phương pháp dạy học Đan Mạch được đưa vào nhà trường Tiểu học và khuyến khích các trường áp dụng. Từ đó đã lôi cuốn học sinh ham học và lôi cuốn sự tham gia của cả phụ huynh vào quá trình học tập của con em mình. Tuy nhiên áp dụng phương pháp mới, nhiều đơn vị trường học chưa thực sự am hiểu, còn lúng túng, chưa đồng bộ về trang thiết bị dạy học, đồ dùng học tập đặc biệt là phương pháp dạy học áp dụng còn sơ sài vẫn chủ yếu mang nặng phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, rập khuôn, chưa chú trọng đến giáo dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học. Mà chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp, mà muốn cho mỗi người trong đó có trẻ em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp nói chung, về cuộc sống nói chung thì việc áp dụng là một việc làm hết sức cần thiết. Trong chương trình giáo dục mới, môn Mĩ thuật được xem như là một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức mĩ thuật phổ thông còn giúp các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các chủ đề theo phân phối chương trình, đồng thời còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Và điều quan trọng hơn vận dụng những hiểu biết kiến thức mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẽ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn và bảo tồn nền mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy, muốn giáo dục cái đẹp để các em tiếp nhận và cảm thụ được một cách đầy đủ, biến nó thành những giá trị thẩm mĩ thực sự cho bản thân thì việc giáo dục thẩm mĩ nói chung và rèn luện kĩ năng sử dụng màu sắc thích hợp cho học sinh đặt ra phải được giải quyết tốt ở những năm học đầu cấp Tiểu học.
Để giúp các em biết bộc lộ tình cảm của bản thân mình với mọi người, với tự nhiên, xã hội thì những người thầy giáo, cô giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mĩ với các môn học khác, với đặc thù của địa phương phải được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mĩ, để các em mang lại nhiều cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội.
Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tế môn Mĩ thuật lớp 4, học sinh rất ham thích nhưng với phương pháp và cấu trúc của chương trình hiện hành, thời gian mỗi tuần chỉ học 1 tiết khiến cho kết quả học tập của các em chưa hiệu quả, bài làm trong phân môn vẽ tranh ít khi xong, các em vẽ theo ngẫu hứng, không đẹp. Song đối với chương trình dạy Mĩ thuật hiện nay theo phương pháp Đan mạch, các em học theo chủ đề, mỗi chủ đề học ít nhất hai tiết, cùng với các phương pháp như vẽ theo nhạc, tạo hình 2D, 3D, xây dựng cốt truyện…. sản phảm của các em hoàn thành tốt hơn, chất lượng bài khả quan hơn, giờ học sinh động, nhẹ nhàng hơn, cảm nhận về nội dung sâu sắc và vận dụng vào thực tế cuộc sống tốt hơn, các em mạnh dạn hơn, có kĩ năng sống tốt hơn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]