SKKN Một số giải pháp trong công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học
- Mã tài liệu: BM0019 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 982 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Lê Lợi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Lê Lợi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp trong công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nắm bắt thông tin học sinh
2. Bồi dưỡng và nâng cao trách nhiệm của các trưởng ban trong Hội đồng tự quản
3. Xây dựng các nền nếp quy định chung để xây dựng tác phong
4. Tổ chức hình thức thi đua có tuyên dương, khen thưởng
5. Hình thành nhân cách thông qua giờ học đạo đức giờ học kỹ năng sống trong tiết học kỹ năng sống và các hoạt động ngoại khóa
6. Phát huy tính tập thể trong các giờ học trên lớp
7. Coi trọng giờ sinh hoạt lớp, tập thói quen phê và tự phê
8. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đội, Sao nhi đồng trong nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho HS
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo viên chủ nhiệm tiểu học để rèn được nề nếp tốt đòi hỏi người giáo viên phải luôn tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình chúng tôi phải trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả. Vì vậy tôi khẳng định công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định trong việc giáo dục học sinh.
Ngoài việc tổ chức hướng dẫn học sinh các hoạt động dạy học. Giáo viên chủ nhiệm còn phải theo dõi các em trong giờ ra chơi và các buổi giao lưu tập thể, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp…và cả hoạt động ở nhà của học sinh.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Tôi viết sáng kiến này nhằm khảo sát thực trạng về nề nếp và cách tổ chức lớp học của học sinh lớp tôi chủ nhiệm …. . Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học để đưa chất lượng học sinh lên cao hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng: Học sinh lớp 1A trường Tiểu học Lê Lợi.
– Khách thể: Một số giải pháp trong công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học.
4. Giới hạn của đề tài
– Phạm vi nghiên cứu: lớp 1A.
– Thời gian: Từ tháng … đến tháng …
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế các hoạt động thực tế của các em học sinh trên lớp.
+ Phương pháp trò chuyện: gặp gỡ các giáo viên tham gia giảng dạy trong lớp, phụ huynh,học sinh để nắm bắt tình hình của lớp .
+ Phương pháp điều tra: Nhằm mục đích thu thập thông tin về nề nếp cũng như thói quen của học sinh.
+ Phương pháp phỏng vấn: Giáo viên tiến hành phỏng vấn giáo viên tham gia giảng dạy trên lớp cũng như cha mẹ học sinh.
+ Phương pháp đúc kết kinh nghiệm: Thống kê những vấn đề còn tồn tại trong công tác chủ nhiệm từ đó đưa ra một số giải pháp để thực hiện.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường và gia đình quán xuyến các em trong suốt buổi học cũng như các hoạt động ngoại khóa, vui chơi của học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm không những dạy các em về kiến thức mà còn dạy các em biết quan tâm yêu thương đến mọi người cũng như thiên nhiên và cuộc sống xung quanh học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm là người thiết kế, tổ chức phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục cho học sinh toàn diện về cả năng lực và phẩm chất.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
– Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao với công tác chủ nhiệm. Hội cha mẹ học sinh luôn phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn luôn gần gũi, tận tâm trong việc giáo dục các em.
– Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn luôn quan tâm đến các em coi học sinh như con của mình nhằm giáo dục các em một cách toàn diện.
– Do địa bàn rộng nên giáo viên cũng gặp không ít khó khăn về việc đi đến từng gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh của các em.
– Trình độ dân trí của phụ huynh khác nhau nên việc quan tâm đến học sinh cũng khác nhau. Sau thời gian đầu làm công tác chủ nhiệm tôi nhận ra một số thuận lợi, khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Ngay từ đầu năm học, được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cũng như các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và phụ huynh đã tạo điều kiện cho tôi rất nhiều như: cơ sở vật chất, lớp học, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, trang thiết bị dạy học… Để phục vụ cho giảng dạy.
– Các em đúng độ tuổi đi học.
– Phần lớn học sinh chăm ngoan có ý thức tốt trong học tập.
– Các em được bố mẹ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
– Sĩ số lớp là 37 học sinh là một sĩ số vừa đủ để kèm cặp các em.
– Phần đông các em được phụ huynh khá quan tâm vào việc học của các con.
* Khó khăn:
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì tôi luôn lo lắng đó là các em ở lứa tuổi mẫu giáo mới lên làm quen môi trường mới, bạn bè mới, làm quen mọi thứ các em chưa ý thức được việc là lên cấp 1 khác hoàn toàn ở mẫu giáo chính vì thế đây là một khó khăn rất lớn đối với giáo viên chủ nhiệm, đòi hỏi giáo viên rất nhiều về thời gian cũng như công sức. Làm thế nào để giúp các em đi vào nề nếp ngay từ ban đầu. Chính vì thế tôi muốn viết sáng kiến cho năm học này để đánh giá một bước ngoặt cho các em: “Một số giải pháp trong công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học”
Cụ thể trong lớp tôi:
– Một số em còn đi học trễ, chưa thực hiện tốt nội quy của nhà trường và lớp học.
– Một số phụ huynh mãi làm ăn chưa quan tâm đến việc học của con em minh khoán trắng cho giáo viên.
– Các em chưa biết tự quản khi giáo viên chuyển tiết, cũng như khi giáo viên đi hội ý hoặc tiếp phụ huynh.
– Các em chưa biết soạn sách vở, chưa tự mình chuẩn bị bài trước khi đến lớp dẫn đến hay quên sách vở đồ dùng, chưa chuẩn bị tốt bài trước khi đi học.
– Một số học sinh chưa lễ phép khi gặp thầy cô, người lớn tuổi.
– Vẫn còn một số em chưa thuộc bảng chữ cái, một số em lười tập trung, hay làm việc riêng trong giờ học.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
Năm học …, lớp tôi chủ nhiệm có 37 học sinh trong đó có 19 học sinh nữ.
Qua khảo sát đầu năm để nắm bắt tình hình lớp, tôi nhận thấy:
Tổng số học sinh tham gia khảo sát là 37 học sinh.
Nội dung điều tra khảo sát Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao
giờ
SL % SL % SL % SL % SL %
1. Em đi học trễ. 7 18,9 3 8,1 5 13,5 2 5,4 20 54
2. Em quên đồ dùng học tập ở nhà. 11 29,7 3 8,1 4 11 5 13,5 14 37,7
3. Em lễ phép, vâng lời thầy cô. 10 27 9 24,4 3 8,1 5 13,5 10 27
4. Em giúp đỡ bạn bè. 10 27 8 22 4 11 2 5,4 13 34,6
5. Em mất trật tự khi
GV đi vắng 9 24,4 5 13,5 7 18,9 6 16,2 10 27
6. Tự giác xếp hàng khi nghe hiệu lệnh 11 29,7 8 22 7 18,9 5 13,5 6 16,2
7. Mặc trang phục
đúng quy định 4 11 6 16,2 4 11 4 11 19 50,8
8. Em tập trung nghe cô giảng bài. 15 40,6 5 13,5 3 8.1 2 5,4 12 32,4
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]