SKKN “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 11C5 – Trường THPT Kỳ Sơn”.

4.5/5

Giá:

100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Chủ nhiệm
Lớp: 11
Bộ sách:
Lượt xem: 593
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
68
Lượt tải:

4

Sáng kiến kinh nghiệm ““Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 11C5 – Trường THPT Kỳ Sơn”.”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

3.1. Đối với công tác quản lý

3.1.1. Nâng cao nhận thức về “Trường học hạnh phúc”, “Lớp học hạnh phúc” cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm qua công tác chỉ đạo, quản lý

3.1.2. Tập huấn bồi dưỡng, nâng cao một số năng lực quản lý và kỹ năng cần thiết để giáo viên có khả năng vận dụng vào thực tiễn xây dựng lớp học hạnh phúc

3.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm

3.2.1. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp trong xây dựng lớp học hạnh phúc

3.2.2. Tìm hiểu, đánh giá đúng tình hình học sinh để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với lớp học hạnh phúc

3.2.3. Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua việc đảm bảo công bằng, dân chủ cho người học

3.2.4. Xây dựng lớp học hạnh phúc đảm bảo các tiêu chí an toàn, chia sẻ, yêu thương cho người học.

3.2.5. Đa dạng hóa hình thức sinh hoạt và hoạt động trải nghiệm cho học sinh tạo niềm vui, hạnh phúc mỗi ngày đến trường

Mô tả sản phẩm

PHẦN MỞ ĐẦU 

1. Lí do chọn đề tài 

Từ thời xa xưa, giáo dục luôn được nhà nước ta coi trọng, đặc biệt quan tâm, được xem là Quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển Đất Nước: Từ “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung, đến “Bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường” đầu tiên của nước Việt nam mới chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu …” rồi Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của nước ta ở điều 61: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chính sách phát triển giáo dục một lần nữa được khẳng định trong Hiến pháp là Quốc sách hàng đầu với mục đích “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.  

Đất Nước muốn lớn mạnh thì xây dựng con người phát triển toàn diện là yếu tố trung tâm, trọng điểm. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Phát huy tối đa nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”. Một con người toàn diện cần phát triển hài hòa, đầy đủ các mặt Đức – Trí – Thể – Mỹ. Muốn giáo dục con người toàn diện thì trước hết con người đó cần được giáo dục trong môi trường Hạnh Phúc. 

“Trường học Hạnh Phúc ở Việt Nam” là dự án được lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO. Dự án “Trường học Hạnh Phúc ở Việt Nam” chính thức được triển khai vào tháng 4/2018 ở 6 trường tại Huế và nhanh chóng được nhân rộng trên toàn quốc nhằm ứng dụng các phương pháp thực hành kỹ năng hạnh phúc cho hệ giáo dục từ bậc Mầm non đến khi trưởng thành. Với HS, ngoài được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, người thân thì các em còn cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc, một lớp học hạnh phúc, nơi mà các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được tôn trọng và yêu thương. 

Việc “ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn” nhà nước ta thực hiện chính sách: Hỗ trợ chi phí học tập đối với HS người dân tộc thiểu số 60% lương cơ bản/tháng (Chế độ 116), hỗ trợ học phí (chế độ 81) đối với hộ nghèo, cận nghèo với Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Trường THPT Kỳ Sơn – ngôi trường nơi miền biên viễn của miền Tây Xứ Nghệ, HS chủ yếu là con em của các dân tộc như: Thái, Mông, Khơ Mú, Hoa…nên được hưởng nhiều chế độ ưu đãi đặc biệt của nhà nước như CĐ116, CĐ81. Và năm học này 2022-2023, trường còn may mắn nhận được sự quan tâm, đầu tư của tập đoàn Trung Nam nên có thể nói cơ sở vật chất nhà trường khang trang, tân tiến có thể phục vụ được mọi nhu cầu, mục đích của HS. Mặc dù vậy, HS nơi đây vẫn đến trường chỉ mang tính chất máy móc, học đối phó, đi học cho xong nhiệm vụ chứ không tìm ra niềm vui, hứng thú trong việc đến trường… Từ đó, dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. Vậy làm thế nào để HS thay đổi được thái độ học tập, ý thức được tầm quan trọng của việc học, có niềm say mê với việc học? Làm như thế nào để các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”? Làm sao để các em đến trường với niềm hứng khởi, đầy năng lượng nhất thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về GVCN. GVCN không chỉ là người quản lý, lãnh đạo lớp học mà hơn hết còn là người gần gũi, truyền cảm hứng, tạo động lực, không khí lớp học vui vẻ, an toàn để các em hăng say đến trường trong niềm hạnh phúc. Và khi các em có niềm hứng khởi, vui vẻ thì việc học sẽ được thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục từ đó phát triển con người toàn diện, tạo cảm xúc tích cực, hạnh phúc của HS mỗi ngày đến trường còn là tiền đề để xây dựng lớp học hạnh phúc. Chính vì những lý do trên, Chúng tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng đồng nghiệp Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 11C5 – Trường THPT Kỳ Sơn”. 

  • Đối tượng, khách thể:  

Giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 11C5 – Trường THPT Kỳ Sơn 

  • Phạm vi nghiên cứu:   

Lớp 11C5 trường THPT Kỳ Sơn  

4. Phương pháp nghiên cứu 

4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 

Thu thập những thông tin lý thuyết về “Trường học hạnh phúc”, “Lớp học hạnh phúc”, Tiêu chí để xây dựng “Lớp học hạnh phúc” , vai trò của cán bộ quản lý, GVCN trong việc xây dựng “trường học hạnh phúc”, “Lớp học hạnh phúc” trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet. 

4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 

Quan sát, điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm trong quản lý giáo dục. 

4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp 

Tham khảo, nghiên cứu các tài liệu về “Trường học hạnh phúc”, “Lớp học hạnh phúc”, các văn bản, thông tư, công văn của Bộ, của Sở Giáo dục; theo sát kế hoạch giáo dục của Ban giám hiệu nhà trường; học tập và ứng dụng kinh nghiệm của các đồng nghiệp; rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm của bản thân. 

4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu 

 Khảo sát, thống kê và tiến hành so sánh, đối chiếu trước và sau khi sử dụng các biện pháp để xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. 

  1. Thời gian thực hiện: 

Từ năm học 2021- 2022 đến năm học 2022-2023. 

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

10;11;12
Chủ nhiệm
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)