SKKN Một số hình thức khởi động bài học trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0893 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 10,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 428 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Đăng Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Đăng Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số hình thức khởi động bài học trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh“ triển khai các biện pháp như sau:
1.3.1. Khởi động bài học dưới dạng trò chơi
1.3.2. Khởi động bài học bằng một đoạn phim
1.3.3. Khởi động bằng tranh ảnh minh họa
1.3.4. Khởi động bằng âm nhạc
1.3.5. Khởi động bài học lịch sử từ việc xây dựng tình huống có vấn đề
Mô tả sản phẩm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- THPT Trung học phổ thông
- NQ/TW Nghị quyết/Trung ương
- HS Học sinh
- GV Giáo viên
- PPDH Phương pháp dạy học
- HĐKĐ Hoạt động khởi động
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là: “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, cách vận dụng kiến thức, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực…”. Để thực hiện mục tiêu đó, việc sử dụng những phương pháp, kỹ thuật tổ chức hoạt động dạy học tích cực là con đường, là hướng đi phù hợp nhất. Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
Những năm gần đây, chúng ta đã thực hiện thành công bước đầu việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như các đồng nghiệp trên địa bàn, tôi nhận thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động tiếp cận và phát triển các năng lực của học sinh còn nhiều chuyện tiếp tục phải suy nghĩ, trăn trở…Vì thế để có giờ dạy Lịch Sử tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và tổ chức giờ dạy. Chính giáo viên phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể khơi dậy được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi học sinh trong lớp. Bởi vì mỗi bài học được lựa chọn đưa vào chương trình học đều thể hiện mục tiêu chung của bộ môn, thể hiện được ý đồ người biên soạn. Mỗi cá nhân học sinh lại là một chủ thể tiếp nhận cá biệt, nên sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của giáo viên với học sinh là chưa đúng với bản chất dạy và học theo tinh thần phát triển năng lực và phẩm chất người học mà phải hướng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Hoạt động dạyhọc Lịch Sử không chỉ là hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động. Những năng lực này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới theo 5 bước: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng. Trong đó hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học.
“Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi mới lọt”, là những câu nói dân gian của ông cha ta khi nói về thành công của bất kỳ việc gì đều ít nhiều phụ thuộc vào việc mở đầu như thế nào. Trong giảng dạy cũng vậy, khi bạn khởi động thành công một bài giảng có nghĩa là bạn đã thắng lợi một nửa. Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học đều cần có phần khởi động hấp dẫn, lôi cuốn, có hiệu quả vì những phút mở đầu sẽ dẫn dắt cả bài học. Trong HĐKĐ giáo viên vừa kiểm tra được những kiến thức cũ, kiến thức thực tế của học sinh cũng vừa dẫn dắt học sinh đến với những kiến thức mới mà chính học sinh cần giải quyết nó. Nhưng làm thế nào để tổ chức HĐKĐ hay và hấp dẫn“phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Việc tổ chức thành công HĐKĐ nói riêng và hoạt động học nói chung mang lại hiệu quả rất lớn trong day học. Nó là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi keo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt moi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Nó như phần nhạc dạo của một ca khúc góp phần định hướng thái độ hát như: nhiệt tình sôi nổi hay sâu lắng thiết tha vì thế giờ học cũng bớt sự căng thăng khô khan. Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm được một cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, nặng về kiến thức… Xuất phát từ tình hình thực tiễn và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn, tôi thấy để nâng cao chất lượng giờ dạy nói riêng và bộ môn Lịch sử nói chung, người giáo viên ngoài việc phát huy các hoạt động dạy học tích cực không thể bo qua HĐKĐ. Trên cơ sở đó tôi đã thực hiện đề tài “Một số hình thức khởi động bài học trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh”
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học cho việc tổ chức HĐKĐ trong các bài dạy Lịch sử ở cấp THPT.
Đồng thời cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân trong việc thiết kế HĐKĐ cho một số bài dạy môn Lịch sử khối 10, 11, 12.
3. Tính mới của đề tài
Sáng kiến này có tính sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học cho việc tổ chức HĐKĐ trong các bài dạy.
Cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc thiết kế HĐKĐ cho các bài dạy môn Lịch sử nhằm phát huy năng lực của học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ở bộ môn Lịch sử cấp THPT
- Thực nghiệm tại trường THPT Phan Đăng Lưu – Yên Thành
- Thời gian thực hiện: Kế hoạch dạy học của năm học 2020 – 2021.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]