SKKN Một số kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 9
- Mã tài liệu: BM9097 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 799 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Cát |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Cát |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1.Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh
2.3.2.Xác định đặc điểm kênh hình sách giáo khoa Lịch sử 9
2.3.3.Một số kĩ năng khai thác kênh hình trong quá trình dạy học
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………..
1.1.Lí do chọn đề tài………………………………………………………………
1.2.Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………
1.3.Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………
1.4.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…………………………………
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………..
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………………..
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề………………………………..
2.3.1.Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh………………………………….
2.3.2.Xác định đặc điểm kênh hình sách giáo khoa Lịch sử 9…………………..
2.3.3.Một số kĩ năng khai thác kênh hình trong quá trình dạy học………………
2.3.3.1.Kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học bài mới……………………..
2.3.3.2.Kĩ năng khai thác kênh hình trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập…
2.3.3.3.Kĩ năng khai thác kênh hình để rèn luyện năng lực thực hành cho học sinh…. …………………………………………………………………………
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường…………………………………………..…..
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………………….
3.1.Kết luận…………………………………………………………………….
3.2.Kiến nghị……………………………………………………………………
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay đòi hỏi phải có một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tự chủ. Với mục tiêu đào tạo “con người mới” trong thời kì hội nhập quốc tế đòi hỏi ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp và cải tiến phương tiện dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp cận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn. Trong học tập, học sinh không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra mà còn tự học, tự tìm hiểu khám phá những nguồn tri thức mới. Với vai trò là người tổ chức các hoạt động học tập, người giáo viên phải không ngừng nỗ lực về mọi mặt, bên cạnh học tập nâng cao trình độ chuyên môn còn phải nghiên cứu, tìm tòi và ứng dụng các phương pháp tích cực vào quá trình giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dễ hiểu, nhớ lâu và ứng dụng giải quyết những tình huống cụ thể trong cuộc sống, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đối với Lịch sử, một bộ môn khoa học được xếp vào ngành khoa học xã hội thì việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học có vai trò và ý nghĩa rất lớn. Lịch sử là một khoa học có những đặc trưng riêng, khác với các ngành khoa học khác. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, chúng ta không thể tái hiện lại lịch sử trong phòng thí nghiệm [1] hay “trực quan sinh động” trên thực tế. Chính vì thế đòi hỏi giáo viên khi giảng dạy phải có những phương pháp và phương tiện phù hợp nhằm nâng cao những hiểu biết của học sinh về lịch sử, tránh hiện tượng các em nắm kiến thức mơ hồ làm sai lệch hay “hiện đại hóa” lịch sử. Một trong những phương pháp dạy học tích cực là sử dụng đồ dùng trực quan, trong đó khai thác và vận dụng có hiệu quả hệ thống kênh hình sách giáo khoa vào quá trình giảng dạy là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả bài học.
Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của kênh hình trong quá trình giảng dạy lại là một vấn đề mà trên thực tế không phải bất kì giáo viên nào cũng làm tốt được. Chính vì vậy, việc nắm vững những kĩ năng cơ bản trong khai thác kênh hình thực sự là vấn đề cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 9 ở Trường THCS Quảng Văn” làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn đóng góp một số gợi ý với đồng nghiệp về phương pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 9 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh trong quá trình học tập, nhất là trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống kênh hình Sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục ý thức học tập tự giác và rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử đối với học sinh khối lớp 9-Trường THCS Quảng Văn.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp như: phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp thống kê.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử là một khoa học có những đặc điểm riêng biệt. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, không trực tiếp quan sát sự kiện, cũng không thể mô phỏng lại trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử có vai trò rất lớn đối với quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và hình thành các kĩ năng học tập bộ môn của các em.
Trong dạy học Lịch sử, khai thác và sử dụng hệ thống đồ dùng trực quan theo từng nội dung bài học là yêu cầu không thể thiếu. Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, bên cạnh “kênh chữ” hệ thống sách giáo khoa hiện nay biên soạn tương đối nhiều “kênh hình” với mục tiêu bổ trợ kiến thức, giảm tải và tăng tính hấp dẫn của bộ môn.
Hệ thống kênh hình góp phần quan trọng trong quá trình tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, trên cơ sở ấy hình thành khái niệm, nêu qui luật, rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống [2]. Khai thác và sử dụng tốt kênh hình trong dạy học còn có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất sự kiện, nhớ lâu, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Mặt khác, sử dụng tốt kênh hình trong dạy học còn giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ [3]. Trong học tập, khi quan sát bất kì một đồ dùng trực quan nói chung hay một kênh hình nói riêng nào, học sinh cũng có khả năng nhận xét, hình dung, phán đoán quá khứ lịch sử được phản ánh, các em suy nghĩ và diễn đạt bằng lời nói chính xác, cụ thể về những sự kiện lịch sử đã qua.
Như vậy, hệ thống kênh hình sách giáo khoa đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên và trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Kênh hình như cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa học sinh với những sự kiện lịch sử đã qua.
Tuy nhiên trong quá trình dạy học, hiệu quả bài học không chỉ là phần kiến thức cơ bản học sinh cần phải nắm vững qua hệ thống “kênh chữ” mà còn
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]