SKKN Một số kĩ thuật dạy học để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Lịch sử
- Mã tài liệu: MP0891 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 10,11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 478 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 5 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 5 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kĩ thuật dạy học để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Lịch sử “ triển khai các biện pháp như sau:
3.2.1. Nắm quy luật của não bộ để tìm phương pháp kĩ thuật dạy học phù hợp
3.2.2. Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu của bản thân
3.2.3. Xây dựng kĩ thuật dựa vào mô hình “lớp học đảo ngược” ứng dụng mạng xã hội học tập Edmodo.com
3.2.4. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
3.2.5. Áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn nhằm thay đổi trạng thái học tập cho học sinh
Mô tả sản phẩm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT | Viết tắt | Giải nghĩa |
1 | DH | Dạy học |
2 | GDPT | Giáo dục phổ thông |
3 | GV | Giáo viên |
4 | HS | Học sinh |
5 | KTDHTC | Kĩ thuật dạy học tích cực |
6 | THPT | Trung học phổ thông |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Luật Giáo dục năm 2019 về Những quy định chung có nêu những yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đó là “giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học”.
“Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Điều đó yêu cầu người dạy phải không ngừng học hỏi, sáng tạo để đem lại hiệu quả dạy học tốt đáp ứng yêu cầu về của xã hội về con người.
1.2 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và phát triển cộng đồng thì việc đánh giá không chỉ dừng lại ở việc tái hiện kiến thức, lặp lại những kiến thức đã học mà phải khuyến khích trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. Trên tinh thần đó, người giáo viên phải luôn tự làm mới, làm phong phú chính bản thân mình. Không chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn mà người giáo viên còn phải là người đưa đến cho học sinh những “luồng gió mới”. Hiểu rõ mục tiêu đó, hơn ai hết người giáo viên sẽ chính là người khơi nguồn sáng tạo, phát huy để làm sống dậy “sinh khí”, năng lượng hứng thú cho học sinh. Nghĩa là, giáo viên không chỉ là người kiến tạo để cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mà còn là người kích thích trạng thái, tinh thần để học sinh sẵn sàng cho hoạt động học tập của mình.
1.3 Trong thời đại bùng nổ thông tin, học sinh phải nắm bắt quá nhiều lượng thông tin, nhưng khả năng lưu nhớ có hạn. Vì vậy, người giáo viên dù chuẩn bị giáo án tốt nhưng không phải bao giờ cũng thành công và đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Vấn đề đặt ra là người giáo viên phải làm sao để giúp học sinh ghi nhớ bài học tốt nhất. Ngoài việc chuẩn bị tốt nội dung dạy học, người giáo viên còn cần có sự linh hoạt để nắm bắt, xử lí tình trạng học tập của học sinh, phải luôn tạo ra những kĩ thuật mới mẻ, sáng tạo để “giữ lửa” cho học sinh.
Là một giáo viên, người thực thi những chủ trương, định hướng của giáo dục, tôi mong muốn được đóng góp công sức bé nhỏ của mình trong công cuộc đổi mới lớn lao của ngành bằng hoạt động thiết thực gần gũi với công việc dạy học đó là đưa ra một số kĩ thuật dạy học đã ứng dụng để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh thông qua việc học tập nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số kĩ thuật dạy học để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Lịch sử tại trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5” với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, đưa ra một số kĩ thuật dạy học đã ứng dụng để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh thông qua việc học tập nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng. Đồng thời, cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân trong việc sử dụng một số kĩ thuật dạy học cho các bài dạy môn Lịch sử nhằm phát huy năng lực của học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là một số kĩ thuật dạy học để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh trong một số bài dạy học Lịch sử 10 và 11 Ban cơ bản ở Trường THPT nhằm phát triển năng lực sáng tạo, tự học của học sinh.
Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 10 và 11 ở trường THPT Nghi Lộc 5.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài.
Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trong đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp lịch sử, logic, phương pháp liên ngành…
Bên cạnh đó, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù như:
- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, tranh ảnh…
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại trường THPT Nghi Lộc 5.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]