SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9
- Mã tài liệu: BM9030 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 626 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Long |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Long |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giáo viên phải thực sự tâm huyết, có niềm tin vào bản thân.
2. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Chọn đội tuyển.
4. Treo thưởng và thưởng.
5. Quan tâm đặc biệt tới đội tuyển, “thổi lửa” cho các em.
6. Dạy đội tuyển.
7. Tạo điều kiện để học sinh trong đội tuyển học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.
8. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi phải tự học.
9. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi là cầu nối giữa gia đình- Nhà trường và xã hội.
10. Lập ngân hàng đề.
11. Ghi chép nội dung chính của các buổi bồi dưỡng.
Mô tả sản phẩm
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 TẠI TRƯỜNG THCS THỌ SƠN
A- MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm qua đang nhận được sự quan tâm , chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngành. Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên đứng lớp, là thước đo khả năng, sự tận tụy, tâm huyết với nghề.
Môn Địa lí ở Trường THCS thường ít được quan tâm của học sinh, gia đình, ngay cả nhà trường và xã hội nên việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí gặp nhiều khó khăn.
Trong các năm học ……….; ……….; ………., ……….việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THCS Thọ Sơn đã đạt được những kết quả khả quan: Năm học ……….có 2 giải Nhất cấp Tỉnh, năm ……….có 1 giải Ba cấp Tỉnh, năm ……….có 2 giải Khuyến Khích cấp Tỉnh, Năm ……….có 1 giải Nhất 1 giải Nhì , 1 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cấp Tỉnh. Những thành tích trên và lòng nhiệt huyết, sự đam mê bồi dưỡng học sinh giỏi đã đặt ra suy nghĩ của bản thân tôi là : làm sao để duy trì được những thành tích trên, làm sao để có kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi tốt hơn, Làm sao để có đóng góp lớn hơn vào thành tích của nhà trường, của huyện Triệu Sơn, của tỉnh Thanh Hóa, … Từ đó bản thân tôi ấp ủ, nung nấu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THCS Thọ Sơn.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sáng kiến tập trung phân tích các biện pháp đã thực hiện trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 cũng như chia sẻ với quý đồng nghiệp những kinh nghiệm đã tích lũy được từ thực tế những năm qua nhằm nâng cao thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi cho trường THCS Thọ Sơn nói riêng, các trường trên địa bàn huyện Triệu Sơn nói chung và cung cấp một số kinh nghiệm cho các đồng chí giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 tại Trường THCS Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
PP thống kê xử lí số liệu.
B . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 trong những năm học qua tôi nhận thấy rằng vấn đề quan trọng là người giáo viên bồi dưỡng cần có một quan niệm đúng về học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng. Bên cạnh đó, cần trả lời cho câu hỏi: “việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm mục tiêu gì ?” để từ đó người giáo viên bồi dưỡng lựa chọn nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng sao cho thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Quan niệm học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong không gian và trong lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa lí cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống.
Chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lí là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lí.
Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi giáo viên và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những điểm tương đồng:
– Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng nhằm phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh.
– Bồi dưỡng sự lao động và làm việc một cách sáng tạo.
– Phát triển các phương pháp, kỹ năng và thái độ tự học suốt đời.
– Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh.
– Phát triển phẩm chất lãnh đạo.
– Có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Với những mục tiêu đó, chúng ta cũng thấy rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay của phần lớn giáo viên ít nhiều đã đáp ứng tương đối đầy đủ các mục tiêu trên . Điều này được minh chứng qua kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên vì những em đạt giải học sinh giỏi là những em hội đủ các mục tiêu trên.
- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
- Môn Địa lí trường THCS Thọ Sơn trong các năm gần đây đạt kết quả rất khả quan, đóng góp lớn vào thành tích chung của nhà trường, của huyện Triệu Sơn, cụ thể:
- Giải lớp 9:
Năm học | Giải huyện | Giải Tỉnh | Ghi chú |
………. | 2 giải Ba | 2 giải Nhất | |
………. | 4 giải Ba, 1 Khuyến Khích | 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích | |
………. | 1 Nhất, 1 Nhì, 1 Ba | 2 giải Khuyến khích | |
………. | 2 Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 2 giải Khuyến khích | 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1giải Ba, 5 giải Khuyến khích | Trong đó có 5 học sinh lớp 8 |
………. | 3 Nhất, 4 giải Nhì, 4 giải Ba | 2giải Ba, 2 giải Khuyến khích | |
………. | 3 Nhất, 3giải Nhì, 3 giải Ba | 1 giải Nhì, 2 giải Khuyến khích | Trong đó có 1 học sinh lớp 8 |
Giải lớp 8:
Năm học ……….có 3 học sinh đạt giải cấp huyện là Hà Thị Hồng Mây giải Nhất, Bùi Thị Hồng Ngát giải Nhì, Lê Thị Sen giải Ba.
Năm học ………. Đội tuyển học sinh giỏi lớp 8 có 10/11 học sinh dự thi đạt giải. Nhất đồng đội toàn huyện với 1 giải Nhất của Trịnh Thị Thảo; 4 giải Nhì Vũ Thị Quỳnh Nga, Lê Việt Trinh, Lê Xuân Minh và Nguyễn Thị Thủy; 5 giải Ba là Trịnh Thị Ngọc Huyền, Lê ngọc Long, Lê Thị Lê, Lê Thị Hàn Ni và Lê Thị Phương Thảo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]