SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phầnĐịa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT’
- Mã tài liệu: MP1049 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 538 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT’”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Lồng ghép thơ ca, các bài hát vào bài học Địa lí
2.2.2. Giao bài tập nhỏ “em làm phóng sự” để học sinh tìm hiểu
2.2.3. Lồng ghép tổ chức trò chơi tìm hiểu các vùng quê vào các bài học Địa lí
2.2.4.Cuộc thi vẽ tranh qua các bài học Địa lí
2.2.5. Gắn dạy học Địa lí tự nhiên với các hoạt động thực
tiễn lớp học xanh, kế hoạch nhỏ
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục và đào tạo đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Việc đổi mới góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Theo đó, trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã đưa ra 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần phát triển; 5 phẩm chất của học sinh đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Như vậy, yêu nước là một trong những phẩm chất quan trọng mà mục tiêu đổi mới giáo dục đã đề ra.
Bồi dưỡng và phát triển phẩm chất yêu nước cho học sinh THPT là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay, khi mà xã hội đang có những dấu hiệu xuống cấp về văn hóa và đạo đức, đặc biệt là trong giới trẻ. Sẵn sàng bán nước vì những lợi ích cá nhân trước mắt.
Địa lí là một môn học cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức và kĩ năng gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12, gắn liền với đặc điểm điều kiện tự nhiên nước ta, những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Một trong những phẩm chất quan trọng, thể hiện rõ trong các bài học phần Địa lí tự nhiên, cần hình thành, cần bồi dưỡng và phát huy ở học sinh là phẩm chất yêu nước. Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT, phần Địa lí tự nhiên 12 nhiều giáo viên có tư tưởng dạy làm sao cho xong bài vì phần kiến thức khó học, bài dài và khô khan…Chính vì vậy, đa số giáo viên vẫn tổ chức cách thức dạy học cũ, bài học không đạt được các mục tiêu về năng lực, phẩm chất mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề ra. Đa số học sinh chỉ tiếp thu thụ động, không nắm được kiến thức, chỉ học thuộc một cách máy móc, đối phó, thờ ơ với những đặc điểm về tự nhiên, tác động của tự nhiên, những biến đổi tự nhiên của đất nước. Các em không nhận thấy rằng bức tranh thiên nhiên, cảnh sắc thiên nhiên của nước ta rất đẹp, các yếu tố tự nhiên có những tác động rất lớn đến đời sống con người. Đồng thời, tự nhiên nước ta củng đang có những thay đổi lớn cần các em chung tay hành động bằng những việc làm thiết thực để bảo về và phát huy chúng… Đó cũng chính là những biểu hiện của phẩm chất yêu nước cần hình thành, phát triển ở học sinh. Vậy phải làm gì để qua học phần kiến thức Địa lí tự nhiên 12 có thể bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước cho học sinh và điều quan trọng là học sinh được thôi thúc suy nghĩ, hành động bằng những việc làm cụ thể trong đời sống, muốn cống hiến cho quê hương, đất nước bằng những việc làm thiết thực?
Xuất phát từ những thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT’’.
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học Địa lí THPT, để đề xuất các nguyên tắc và biện pháp sư phạm, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 có hiệu quả.
- Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
- Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
- Đề tài tiến hành khảo sát, thực nghiệm sư phạm trong năm học 2022–2023 tại trường THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Quỳnh Lưu 3 – Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An và trường THPT Hoàng Mai 2, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
- Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.
- Đưa ra được các kết luận và kiến nghị.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Nghiên cứu tài liệu, sách, các công trình nghiên cứu, các tạp chí giáo dục… để hình thành cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra:
+ Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Địa Lí của khối 12 THPT Quỳnh Lưu 2.
+ Phiếu điều tra về nhận thức của vấn đề bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp HS, trao đổi với GV bộ môn.
- Phương pháp quan sát: Quan sát tinh thần thái độ học tập của các em trong các tiết học, tiết thực hành, kiểm tra bài cũ, bài mới của HS…
- Phương pháp dạy thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm học lớp 12. – Phương pháp thống kê toán học: Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy nhiều năm, qua các tiết dự giờ sinh hoạt nhóm chuyên môn, tổng kết, đánh giá hiệu quả thực tiễn của SKKN.
- Đóng góp của đề tài
- Góp phần phát triển cơ sở lí luận về việc bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
- Điều tra, đánh giá thực trạng việc bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
- Đưa ra được các biện pháp bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định, kết luận tính khả thi của kết quả nghiên cứu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]