SKKN Môt số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1, họp cha mẹ học sinh đầu năm
- Mã tài liệu: BM0018 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 890 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Krông Ana. |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Krông Ana. |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Môt số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1, họp cha mẹ học sinh đầu năm” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giới thiệu các mô hình hoc trong học môn Tiếng Việt – CGD
2. Hướng dẫn cách vẽ mô hình học Tiếng Việt 1- CGD trên bảng con học sinh- đúng qui trình
3. Hướng dẫn cách đọc các vần khó, một số luật chính tả
4. Hướng dẫn cho học sinh cách nói trả lời đầy đủ câu
5. Hướng dẫn cách viết: Cỡ chữ nhở và cỡ chữ nhỏ
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
” Giáo dục Tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh học tiếp tục học trung học cơ sở.”
( Trích Luật Giáo dục -2005)
Với những mục tiêu của Giáo dục Tiểu học nói trên thì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng ban đầu của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó lớp Một là lớp nền tảng ban đầu của bậc Tiểu học có vai trò, vị trí quan trọng của bậc học.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường học. Ngoài sự quản lý, chỉ đạo của nhà trường, việc giảng dạy giáo viên, cần có sự phối, kết hợp tốt đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội bằng nhiều yếu tố, hoạt động khác nhau, trong đó việc họp cha mẹ học sinh đầu năm đối với lớp Một rất cần thiết, nhằm làm tốt sự kết hợp giữa cha mẹ học sinh với giáo viên giảng dạy lớp 1. Đây cũng là một giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy các em học tập và mang lại hiệu quả cao nhất để có kiến thức cơ bản theo học những lớp trên từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Với điều kiện kinh tế, xã hội phát triển kéo theo sự phát triển về trình độ văn hóa sự hiểu biết của cha mẹ học sinh, việc quan tâm đến việc học của con em ngày càng cao. Mặc dù quan tâm rất nhiều như thế nhưng họ vẫn gặp khó khăn trong việc hướng dẫn cho con em học tập ở nhà, vì khả năng sư phạm không có, như hướng dẫn cách đọc, viết, cách giao tiếp, … cho học sinh lớp 1. Đối với học sinh lớp 1 của trường tiểu học … hiện nay đang học môn Tiếng Việt 1 chương trình Công nghệ Giáo dục ( CGD).
Qua trao đổi, sinh hoạt chuyên môn ở trường, đồng nghiệp, với giáo viên dạy lớp 1 chưa có sự thống nhất qui trình họp CMHS. Trao đổi, giao lưu hàng ngày được nghe ý kiến từ các bậc cha mẹ học sinh có con em học lớp 1, cách hướng dẫn con em học tập ở nhà với việc giảng dạy của giáo viên ở trường trong việc dạy môn Tiếng Việt 1 – CGD chưa có sự thống nhất.
Từ những lý do và những thực tế trên bản thân tôi nhận thấy để buổi họp đạt được hiệu quả cao trong từng năm học thì việc tổ chức họp CMHS đối với toàn trường nói chung, với lớp Một nói riêng ngoài việc thực hiện các qui trình trong một buổi họp thì cần bồi dưỡng thêm năng lực sư phạm cho cha mẹ học sinh lớp 1 có phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Qua hai năm cho giáo viên áp dụng thực hiện thì việc hướng dẫn con ở nhà với việc dạy của giáo viên ở trường đã có có sự thống nhất làm cho các em học tập vui vẻ hơn, thỏa mái hơn trước khi đến lớp. Cho nên tôi chọn đề tài: “ Môt số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1, họp cha mẹ học sinh đầu năm”, để nghiên cứu, chỉ đạo áp dụng vào công tác quản lý chuyên môn của đơn vị và mong được trao đổi thêm kinh nghiệm với đồng nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu của đề tài: Nhằm mục đích cho giáo viên làm tốt qui trình họp cha mẹ học sinh đầu năm, có sự chuẩn bị, nắm được nội dung bồi dưỡng năng lực sư pham cho cha mẹ học sinh lớp 1 như thế nào?. Để có sự thống nhất trong việc hướng dẫn cho con học ở nhà của CMHS với việc giảng dạy của GV ở trường trong việc thực hiện nội dung, kiến thức, phương pháp dạy – học, trong chương trình lớp 1 về cách đọc, nghe, viết, cách giao tiếp, … cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp và làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 1 và có thể tổ chức nhân rộng cho các lớp trên. b) Nhiệm vụ cụ thể của đề tài:
– Thấy được sự cần thiết của việc họp CMHS đầu năm.
– Hướng dẫn giáo viên qui trình, nội dung họp CMHS đầu năm cho lớp 1.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Nội dung họp CMHS đầu năm cho lớp 1.
4. Giới hạn của đề tài
Khối lớp 1 – Trường Tiểu học … – Krông Ana.
5. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra – Phương pháp kiểm tra
– Phương pháp đàm thoại, …
II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài
a. Như chúng ta đã biết gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội.
– Tuy không phải là thiết chế duy nhất có vai trò, trách nhiệm giáo dục đối với trẻ em, nhưng gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ.
– Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người; nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp.
b. Còn nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà
trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa, đạt độ chính xác cao và có định hướng.
– Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường sư phạm. Họ không những có trình độ chuyên môn mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực. Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa. Chính vì thế ngày 23 tháng 12 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT về “ Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên”.
Riêng đối với học sinh lớp 1 đầu năm, học sinh vừa chuyển từ mẫu giáo sang Tiểu học, hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Từ hoạt động vui chơi là chủ yếu chuyển vào học ở lớp 1 có khuôn khổ, nội qui lớp, giờ giấc nghiêm túc hơn, học nội dung nhiều hơn nên các em sẽ chưa quen với môi trường học tập mới. Vì thế để việc giảng dạy đạt kết quả tốt nhất thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình với giáo viên giảng dạy trong tất cả các mặt hoạt động, học tập.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
a. Ưu điểm
– Khi thực hiện qui trình họp và bồi dưỡng thêm năng lực sư phạm cho CMHS lớp có con em học chương trình Tiếng Việt 1- CGD làm cho buổi họp có phần quan trọng hơn, CMHS có sự tập trung hơn so với nội dung họp của các khối lớp khác.
– Qua trao đổi, thảo luân trong sinh hoạt chuyên môn với nhiều giáo viên trong nhà trường, giáo viên giảng dạy lớp 1 đã có sự thống nhất các nôi dung trong hop CMHS đầu năm, ủng hộ nhiệt tình nội dung của đề tài này.
– Trình độ văn hóa sự hiểu biết của cha mẹ học sinh, nhiều gia đình đã quan tâm, có trách nhiệm cao về việc học tập của con em.
– Sự giao tiếp, chất lượng học sinh lớp 1 được nâng cao hơn, giữa cha mẹ học sinh với giáo viên đã có sự thống nhất trong việc hướng dẫn con học ở nhà.
– Ngoài việc trao đổi, nắm bắt được các hoạt động của trường, của học sinh, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường còn cung cấp bồi dưỡng được cho cha mẹ học sinh năng lực sư phạm về dạy Tiếng Việt 1- CGD để hỗ trợ cho giáo viên trong dạy học và giáo dục học sinh. b. Tồn tại
– Sự tiếp thu nội dung buổi họp của một số CMHS còn hạn chế, một số CMHS chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em còn giao khoán hết cho giáo viên.
– Còn hạn chế về thời gian, nếu tổ chức trong một buổi họp triển khai nhiều các nội dung thì hiệu quả chưa cao.
c. Nguyên nhân
– Bản thân tôi luôn có định hướng, nắm chắc yêu cầu, kiến thức chương trình lớp 1 , lắng nghe nắm bắt các thông tin, yêu cầu của giáo viên, cha mẹ học sinh kịp thời để có hướng chỉ đạo và ý tưởng để viết đề tài.
Nhờ có sự quyết tâm, thống nhất cao của tập thể giáo viên, sự nhiệt tình quan tâm của cha mẹ học sinh. Học sinh nắm được kiến thức một cách nhẹ nhàng, chất lượng giáo dục được nâng cao hơn.
– Song song với sự thành công trên thì sự tiếp thu của một số CMHS còn hạn chế, chưa coi trọng nội dung họp, chỉ đi cho có mặt tại cuộc họp. Thời gian để triển khai một buổi họp còn ít.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm làm cho giáo viên lớp 1 nắm được qui trình, nôi dung triển khai họp cha mẹ học sinh, chuẩn bị kĩ nội dung họp để triển khai trước cha mẹ học sinh được lưu loát, cha mẹ học sinh lớp 1 nắm được phương pháp hướng dẫn cho con học phù hợp với phương pháp dạy học mới tại trường ( khác với cách đọc, cách học trước đây).
Thực hiện các mục tiêu, giải pháp trên sẽ góp phần góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Để nội dung họp cha mẹ học sinh đầu năm có hiệu quả, trước khi họp tôi đã hướng dẫn, thống nhất với GVCN lớp 1 cần thực hiện các nội dung và các bước sau: b.1. Chuẩn bị nội dung cuộc họp.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]