SKKN Một số kinh nghiệm dạy các bài toán chuyển động đều môn Toán lớp 5 đạt hiệu quả cao
- Mã tài liệu: BM5228 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 352 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Đặng Thị Minh Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thiện Thuật |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Đặng Thị Minh Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thiện Thuật |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy các bài toán chuyển động đều môn Toán lớp 5 đạt hiệu quả cao” triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo cho học sinh.
3.2. Cung cấp cho học sinh nắm vững các hệ thống công thức.
3.3. Giúp học sinh có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
3.4. Giúp học sinh giải các bài tập theo từng dạng bài cụ thể.
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn, đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp cho học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn: Nó phát triển tư duy, trí tuệ, có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính suy luận, tính khoa học toàn diện, chính xác, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt, góp phần giáo dục tính nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn.
Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán, vấn đề đặt ra cho người thầy là làm thế nào để giờ dạy – học toán có hiệu quả cao, học sinh phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Theo tôi, các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí, mục đích và nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của bài học môn toán. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức, cách giải toán đơn thuần mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả.
Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho hoạt động dạy học trên lớp “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả”. Để đạt được yêu cầu đó, giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để vừa nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh, để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng.
- Mục đích nghiên cứu
Xét riêng về loại toán chuyển động đều ở lớp 5, ta thấy đây là loại toán khó, nội dung phong phú, đa dạng… vì thế cần phải có phương pháp cụ thể đề ra để dạy giải các bài toán chuyển động đều nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, phát triển khả năng tư duy linh hoạt và óc sáng tạo của học sinh tiểu học.
Bên cạnh đó ta còn thấy các bài toán chuyển động đều có rất nhiều kiến thức được áp dụng vào thực tế cuộc sống, bài toán chuyển động đều cung cấp một lượng vốn sống hết sức cần thiết cho một bộ phận các em học sinh không có điều kiện học tiếp bậc phổ thông cơ sở mà phải nghỉ học để bước vào cuộc sống lao động sản xuất.
Từ nhiều lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm dạy các bài toán chuyển động đều môn Toán lớp 5 đạt hiệu quả cao” với mong muốn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học các bài toán chuyển động đều lớp 5.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Lớp thực nghiệm: Lớp 5B Trường Tiểu học …
- Phạm vi nghiên cứu:
Chương trình Toán 5 (hiện hành), Chương bốn, phần II – Vận tốc, Quãng đường, Thời gian.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau:
+ Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm
+ Phương pháp vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học
+ Phương pháp trực quan
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Mục tiêu dạy học môn toán lớp 5
-Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân.
-Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số thập phân
*Lớp 5 là lớp cuối cùng ở tiểu học. Nội dung môn toán lớp 5 đã được chỉnh lý theo tinh thần đổi mới giáo dục tiểu học. Sách giáo khoa toán 5 được biên soạn theo nội dung đó được thể hiện theo chủ đề lớn sau đây :
– Ôn tập và bổ sung về số tự nhiên.
– Phân số. Các phép tính về phân số.
-Số thập phân các phép tính về số thập phân
– Hình học, chu vi, diện tích và thể tích
– Số đo thời gian, toán chuyển động đều
– Ôn tập cuối năm
*Với nội dung trên toán 5 có vị trí:
– Hệ thống hóa và khái quát hóa ở mức độ hoàn chỉnh hơn lớp 4 đối với các kiến thức về số tự nhiên (đặc điểm cấu trúc của số tự nhiên, hệ thập phân các phép tính, tính chất các phép tính và quy tắc tính, bổ sung kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9) nó mở rộng khái niệm số tự nhiên sang phân số và số thập phân, cách đọc và viết bốn phép tính trên phân số, số thập phân.
– Bổ sung và hệ thống hóa các bảng đơn vị đo đại lượng thông thường, trong đó các bảng đơn vị đo thời gian. Bảng đơn vị đo khối lượng, đo độ dài, đo diện tích, đo thể tích. Các đơn vị đo đại lượng dược viết dưới dạng số tự nhiên, phân số và số thập phân. Do đó các phép tính trên số đo đại kượng, về thực chất là đưa về các phép tính trên số tự nhiên, phân số và số thập phân.
– Tiếp tục sử dụng các biểu thức chữ để khái quát hóa bằng công thức chữ tất cả các tính chất phép tính. Các quy tắc tính chu vi, diện tích và thể tích các hình đã học. Giúp học sinh tiếp tục thực hiện giải phương trình và bất phương trình đơn giản trên phân số và số thập phân.
– Tiếp tục củng cố kỹ năng giải toán và trình bày bài giải càc bài toán đơn toán hợp với các số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo đại lượng bổ sung các bài toán về vận tốc, quãng đường, thời gian trong chuyển động đều.
– Giới thiệu những biểu tượng về chu vi và diện tích hình tròn, về thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, giới thiệu quy tắc tính diện tích và thể tích các hình đã học.
1.2. Yêu cầu về kiến thức – kỹ năng của môn toán lớp 5
– Nắm được khái niệm về phân số và số thập phân biết đọc viết các số đó, biết cách rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số, biết so sánh các phân số và số thập phân.
– Biết thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia các phân số, số thập phân và tính được các biểu thức số.
– Biết đổi đơn vị các số đo thời gian biết thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian trong những trường hợp đơn giản.
– Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn và hợp với phân số, số thập phân. Biết giải các bài toán đơn giản về chuyển động đều.
– Biết giải một số phương trình và bất phương trình đơn giản với phân số số thập phân.
– Nắm được các đơn vị đo thể tích (cm3, dm3, m3) và mối quan hệ giữa chúng. Biết vận dụng công thức để tính diện tích hình chữ nhật, hình lập phương, hình trụ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]