SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học lớp 8
- Mã tài liệu: BM8129 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 671 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Bàn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Bàn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Lựa chọn bài học dạy học tích hợp có hiệu quả
2.3.2. Xác định mục tiêu bài học, trọng tâm bài học
2.3.3. Xác định các kiến thức tích hợp, các địa chỉ tích hợp
2.3.4. Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học; hình thức tổ chức dạy học
2.3.5. Chuẩn bị các phương tiện thiết bị, học liệu
2.3.6. Chuẩn bị giáo án và bài giảng điện tử
2.3.7. Giao nhiệm vụ cho học sinh
2.3.8. Tổ chức dạy học trên lớp
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay dạy học tích hợp (DHTH) và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng nghiên cứu bài học định hướng phát triển năng lực (PTNL) học sinh (sau đây xin gọi tắt là dạy học định hướng phát triển năng lực) đã trở thành một yêu cầu mang tính cấp thiết. DHTH và dạy học định hướng PTNL của học sinh đã mạng lại những hiệu quả tích cực, những thành công nhất định. Học sinh không chỉ hứng thú hơn, tích cực hơn trong các giờ học, các em nhanh hiểu bài hơn mà các em đã bước đầu hình thành được những năng lực thiết yếu. Đó là cơ sở để những “chủ nhân tương lai” trở thành người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế việc dạy học định hướng PTNL của học sinh gặp nhiều khó khăn do đang còn trong giai đoạn thử nghiệm và dựa trên cấu trúc SGK cũ. Còn nhiều giáo viên chưa thường xuyên áp dụng DHTH trong thực tiễn vì cho rằng tích hợp sẽ làm “nặng” thời lượng và chương trình, sẽ không đảm bảo thời gian của tiết học. Giáo viên thực hiện DHTH nhưng chưa chú ý đến phát triển năng lực, phẩm chất của người học và ngược lại dạy học PTNL lại bỏ quên DHTH. Trong khi đó theo tôi đây là 2 quá trình không được phép tách rời và chỉ có như vậy mới thực hiện được mục tiêu mà đổi mới giáo dục đã đặt ra.
Hiện nay các tài liệu hướng dẫn cho DHTH và đổi mới PPDH theo hướng nghiên cứu bài học định hướng PTNL còn khá ít và chung chung. Giáo viên chủ yếu tham khảo và nghiên cứu qua Internet, vừa làm vừa học hỏi và rút kinh nghiệm dần. Các bài DHTH, dạy học định hướng PTNL có chất lượng để nghiên cứu nghiên cứu áp dụng còn ít, đặc biệt là không phù hợp lắm với điều kiện của địa phương và nhà trường.
Từ những vấn đề đã nêu trên bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu các nguồn tài liệu, học hỏi đồng nghiệp và tích cực áp dụng vào trong thực tế giảng dạy để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Tích cực dự giờ, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp về DHTH và dạy học định hướng PTNL sao cho phù hợp và có hiệu quả.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ, xin được trình bày trong đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học lớp 8 tại trường THCS Thọ Thanh, Thường Xuân” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các biện pháp và giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong DHTH kết hợp với dạy học định hướng PTNL mà nhiều giáo viên thường né tránh. Tiếp tục sáng tạo trong DHTH và dạy học định hướng PTNL để đóng góp thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực còn khá mới ở nước ta.
Động viên, khích lệ đồng nghiệp hăng hái và tăng cường thực hiện DHTH kết hợp với dạy học định hướng PTNL; đồng thời cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp cùng cơ quan và trên “trường học kết nối”. Trau dồi kiến thức và kĩ năng cho bản thân và đồng nghiệp để chuẩn bị tốt cho việc thực hiện theo chương trình và sách giáo khoa mới và mô hình trường học Việt Nam mới.
Giúp cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú đối với học sinh. Phát huy tối đa khả năng tư duy, óc sáng tạo, tinh thần và ý thức trong hợp tác nhóm của các em. Tạo điều kiện nhiều hơn cho các em được thể hiện bản thân trước tổ nhóm, trước lớp các em có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình, phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này tôi sẽ tìm hiểu, nghiên cứu một cách tổng thể về DHTH và dạy học định hướng PTNL.
Tìm các biện pháp và giải pháp để sao cho DHTH kết hợp với DH định hướng PTNL có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Giúp cho việc DHTH và DH định hướng PTNL trở nên phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện hơn, cụ thể là với bộ môn sinh học lớp 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu cơ sở của vấn đề; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê xử lý số liệu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Việc nghiên cứu về việc thực hiện, tổ chức dạy học tích hợp ở môn sinh học 8 ở trường THCS Thọ Thanh, Thường Xuân cũng là một điểm mới.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học mới, giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng kiến thức, kỹ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đề giải quyết có hiệu quả các vấn đề phù hợp trong học tập và cuộc sống, phát triển các kỹ năng cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Vì vậy, trong việc nghiên cứu phát hiện ra nhiều yếu tố quan trọng mới của đề tài chủ yếu trong việc rút ra bài học, kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu… Đặc biệt là bài học, kinh nghiệm rút ra thông qua việc thực hiện và nghiên cứu hai chủ thể chính:
* Đối với giáo viên:
Ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu các kiến thức môn học khác. Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu, có thể khắc phục:
Trong quá trình dạy học môn của mình giáo viên vẫn thường xuyên dạy các kiến thức có liên quan đến môn học khác và vì vậy cơ sự am hiểu về kiến thức liên môn.
Người giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng học sinh trong và ngoài lớp học. Giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
* Đối với học sinh:
Trước hết, các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp học sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp và giải quyết vấn đề thực tiễn, ít phải nghi nhớ kiến thức máy móc. Các chủ đề tích hợp giúp học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán vừa không vận dụng kiến thức tổng quát vào thực tiễn.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở lý luận về đổi mới Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XII về giáo dục đã tiếp tục củng cố và phát triển Nghị quyết số 29-NQ/TW của hội nghị Trung ương 8 Khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cụ thể là: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ. Tạo chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/07/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI đã chỉ rõ mục tiêu, nội dung đổi mới hình thức, phương pháp dạy và học là: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức vào thực tế. Công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH-V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng đã chỉ rõ việc dạy học định hướng PTNL là việc làm cần thiết và thường xuyên đối với giáo viên.
Những nội dung trên là căn cứ để đổi mới PPDH theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đồng thời cũng là cơ sở lí luận vững chắc cho DHTH.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]