SKKN Một số kinh nghiệm dạy học trực tuyến môn Giáo dục thể chất tại trường THPT
- Mã tài liệu: MP0137 Copy
Môn: | Thể dục |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 552 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Mường Quạ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Mường Quạ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm dạy học trực tuyến môn Giáo dục thể chất tại trường THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
III.4.1. Xác định mục tiêu 13
III.4 .2. Xác định mạch nội dung, chuỗi các hoạt động dạy học và thời lượng
tương ứng 14
III.4.3. Xác định hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học
Mô tả sản phẩm
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài:
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc. Từ đó đến nay trên thế giới số ca bị nhiễm 275.889.847 người, tử vong 5.379.644 người; Việt Nam số ca bị nhiễm 1.571.780 người tử vong 30.041 người (số liệu tính đến ngày 22/12/2021). Hiện tại dịch bệnh vẫn diến biến rất phức tạp, ở nhiều trường, nhiều nơi vẫn tổ chức dạy học trực tuyến hoặc dạy học phối hợp trực tuyến với trực tiếp, với mục tiêu thực hiện được mục tiêu kép “vừa dạy học vừa chống dịch”.
Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay, dạy học trực tuyến (online), dạy học phối hợp (blended) trực tuyến với trực tiếp (trực diện) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn bởi nó phù hợp với xu thế trong thời đại Công nghệ 4.0 và đặc biệt là thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu. Trong đó, dạy học trực tuyến là phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh, sinh viên cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh, sinh viên một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học… Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, Ngành Giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy – học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, học sinh, sinh viên được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch Covid-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học.
Đối với trường THPT Mường Quạ trong năm học 2020 – 2021 và giai đoạn đầu của năm học 2021-2022 nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn và các văn bản chỉ đạo của cấp trên như dạy học trực tuyến, dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp, dạy học trực tiếp.
Đối với môn học Giáo dục thể chất là môn học đặc thù chủ yếu là môn học thực hành các em chủ yếu thông qua tập luyện để hình thành kỹ năng và nâng cao sức khỏe phát triển thể chất vì thế vấn đề dạy học trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp trực tiếp là cực kỳ khó khăn. Khó khăn trong trong việc lựa chọn nội dung dạy học, khó khăn trong phương pháp tổ chức dạy học, trong việc hướng dẫn học sinh tập luyện, khó khăn về trang thiết bị dạy học, sân bãi, dụng cụ tập luyện của học sinh ở nhà,… Tuy nhiên, dù khó khăn đến đâu cũng phải khắc phục, không thể bỏ đi nội dung giáo dục thể chất. Bởi để góp phần phát triển toàn diện nhân cách và thể chất của các em thì giáo dục thể chất là điều không thể bỏ qua. Nếu xem nhẹ sẽ khuyết đi một mảng rất quan trọng trong giáo dục con người nói chung và học sinh nói riêng, một trí óc thông minh cần sống trong một cơ thể khỏe mạnh. Chính vì quan điểm đó môn Giáo dục thể chất tại nhà trường vẫn tổ chức dạy học trực tuyến giống như các môn học khác trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp.
Chính từ những lí do trên và qua thực tế giảng dạy trực tuyến, cũng như trực tuyến kết hợp trực tiếp môn Giáo dục thể chất tại trường, kết hợp với nghiên cứu các tài tiệu dạy học trực tuyến, các văn bản chỉ đạo các cấp và học hỏi từ đồng nghiệp, tôi đã rút ra “Một số kinh nghiệm dạy học trực tuyến môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Mường Quạ”
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu: dạy học trực tuyến môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Mường Quạ.
- Khả năng ứng dụng của đề tài.
Đề tài có khả năng ứng dụng trong dạy học tuyến các môn học nói chung và môn Giáo dục thể chất nói riêng.
Phạm vi ứng dụng được tất cả các lớp tại trường THPT Mường Quạ. Đồng thời có thể mở rộng, ứng dụng trong tất cả các trường THPT trong tỉnh Nghệ An và trên toàn quốc.
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- CƠ SỞ KHOA HỌC:
I.1. Cơ sở lý luận:
Căn cứ vào thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên đã có hiệu lực từ ngày 16/5/2021 (sau đây gọi là Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT). Thông tư này quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông bao gồm: Tổ chức dạy học trực tuyến; hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, lần đầu tiên, việc dạy và học trực tuyến được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT là hành lang pháp lý để các hoạt động dạy và học trực tuyến đi vào nền nếp trên phạm vi cả nước. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT không chỉ giúp cho nhà trường chủ động, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống, mà còn khuyến khích, tăng cơ hội cho học sinh học tập ở mọi nơi, mọi lúc.
Một số nội dung chính trong Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT đó là:
I.1.1. Mục đích và nguyên tắc của dạy và học trực tuyến
Mục đích của dạy và học trực tuyến được quy định tại Điều 3 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, mục đích của dạy học trực tuyến là: (i) Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục; (ii) Hoạt động dạy học trực tuyến cũng nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, thúc đẩy chuyển đổi số trong Ngành Giáo dục; (iii) Hoạt động dạy và học trực tuyến góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc.
Nguyên tắc của dạy học trực tuyến được quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, hoạt động dạy và học trực tuyến cần tuân thủ theo ba nguyên tắc chính, cụ thể: (i) Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; (ii) Bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến; (iii) Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.
I.1.2. Hoạt động dạy và học trực tuyến
Hoạt động dạy và học trực tuyến, theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT, được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Hoạt động này có thể hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề theo chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó. Dạy học trực tuyến cũng có thể thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề theo chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề này.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.
Tổ chức dạy học trực tuyến, giáo viên thực hiện các hoạt động chính như: Tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh.
Học sinh học tập trực tuyến thực hiện các hoạt động chính như: Tham dự giờ học trực tuyến do giáo viên tổ chức; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác.
I.1.3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tuyến trong điều kiện bất khả kháng
Điều 6 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học trực tuyến được thực hiện theo quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, trong trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]