SKKN Một số kinh nghiệm dạy tích hợp bài 4: “Bảo vệ hòa bình” ở môn Giáo dục công dân lớp 9
- Mã tài liệu: BM9045 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 863 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Quảng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Quảng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy tích hợp bài 4: “Bảo vệ hòa bình” ở môn Giáo dục công dân lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
* Bước 1: Xác định những môn học/ vấn đề cần tích hợp trong bài:
* Bước 2: Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình?
Hoạt động 3: Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình?
Hoạt động 4: Biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày
Hoạt động 5: Cách rèn luyện
Hoạt động 6: Luyện tập
Hoạt động 7: Hướng dẫn học ở nhà
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
MỤC LỤC | ||
I. | MỞ ĐẦU | |
1. | Lí do chọn đề tài | |
2. | Mục đích nghiên cứu | |
3. | 3 Đối tượng nghiên cứu | |
4. | Phương pháp nghiên cứu | |
II. | NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
1. | Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2. | Thực trạng | |
2.1. | Thuận lợi | |
2.2. | Khó khăn | |
2.3. | Nguyên nhân dẫn đến khó khăn, tồn tại | |
2.4. | Kết quả khảo sát và nhận xét | |
3. | Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề | |
3.1. | Các nguyên tắc tích hợp | |
3.2. | Tác dụng của dạy học tích hợp | |
3.3. | Cách tổ chức thực hiện khi dạy bài 4: Bảo vệ hòa bình | |
4. | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
III. | KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
1. | Kết luận | |
2. | Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | ||
DANH MỤC |
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, việc dạy học tích hợp liên môn đang được ngành giáo dục quan tâm. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình dạy và học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp sẽ giúp phát triển các năng lực, giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.
Chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”. Vì vậy việc dạy học tích hợp liên môn là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đối với môn Giáo dục công dân, mục tiêu giáo dục và phát triển nhân cách con người luôn được xác định là quan trọng nhất. Kiến thức bộ môn cũng có liên quan đến kiến thức của nhiều môn học. Vì vậy, một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn hiệu quả đó là tích hợp liên môn trong quá trình dạy học.
Bài “ Bảo vệ hòa bình” được giảng dạy trong chương trình GDCD lớp 9- Bài 4 với mục tiêu giáo dục giúp học sinh hiểu thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình, vì sao cần phải bảo vệ hòa bình. Giá trị của hòa bình và tác hại của chiến tranh. Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. Hiểu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày. Qua đó, học sinh xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để bảo vệ hòa bình. Hơn nữa còn giáo dục các em biết thể hiện tình yêu hòa bình ở mọi nơi, mọi lúc. Có kỹ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến vấn đề về hòa bình, chiến tranh. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhằm góp phần bảo vệ hòa bình. Muốn đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy tích hợp bài 4: “Bảo vệ hòa bình” ở môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Nga Nhân”.
- Mục đích nghiên cứu:
Việc dạy học theo hướng tích hợp các bộ môn cho Bài 4: Bảo vệ hòa bình sẽ giúp các em tích cực chủ động trong quá trình học tập. Học sinh sẽ thích thú, hào hứng nắm bài một cách hiệu quả, giờ học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn. Qua đó sẽ rèn được các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập và trong thực tiễn, nâng cao khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Từ đó, các em biết xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, hòa bình, nhân ái, vị tha, biết yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa, trân trọng và học tập những việc làm yêu hòa bình trong cuộc sống.
Hơn nữa, tôi còn muốn thông qua bài học, giúp các em phát triển năng lực phân tích, đánh giá quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến vấn đề bảo vệ hòa bình, năng lực thuyết trình, vận dụng kiến thức liên môn để trả lời câu hỏi trong bài học, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
Vấn đề dạy học tích hợp liên môn Giáo dục công dân với các môn học khác để học sinh đạt được mục tiêu về kiến thức của bài học là: hiểu được thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình, giá trị của hòa bình và tác hại của chiến tranh. Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới, các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, học sinh xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để cần phải bảo vệ hòa bình ở mọi nơi, mọi lúc.
- Đối tượng nghiên cứu: (Tích hợp kiến thức Bảo vệ hòa bình cho HS lớp 9B trường THCS Nga Nhân)
– Nghiên cứu mạch kiến thức tích hợp của các môn: Lịch sử, Ngữ văn, Âm nhạc, Địa lí, Mỹ thuật, Sinh học, Hóa học, hiểu biết xã hội có thể sử dụng trong bài dạy.
– Nghiên cứu và dạy học tích hợp để có kết luận đúng cho việc áp dụng dạy học tích hợp liên môn trong bộ môn học giáo dục công dân nói riêng và trong nhà trường nói chung.
– Nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh khi được học giờ học tích hợp liên môn.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện SKKN này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
– Phương pháp thu thập thông tin qua đồng nghiệp, mạng Internet…
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
– Phương pháp thực nghiệm trên cơ sở dạy bài Bảo vệ hòa bình với học sinh lớp 9B.
– Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm và một số phương pháp khác…
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Từ đó, ta hiểu rằng, dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách hướng tới mục tiêu tích hợp.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]