SKKN Một số kinh nghiệm dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5

Giá:
50.000 đ
Môn: Tiếng Việt
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 1841
Lượt tải: 8
Số trang: 31
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 31
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau: 

3.1. Dạy học sinh nắm vững khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
3.2. Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ.
3.3. So sánh từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa, từ đồng âm – từ nhiều nghĩa.
3.4. Xây dựng hệ thống các bài tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

Mô tả sản phẩm

  1. MỞ ĐẦU
  2. Lí do chọn đề tài.

Người ta thường nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng như vậy, trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng chiếm thời lượng nhiều nhất. Bởi vì nó vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ giúp học sinh có kĩ năng lĩnh hội những kiến thức của các môn học khác. Một trong những phân môn rèn cho học sinh kĩ năng nói viết thành câu là  môn học Luyện từ và câu. Mạch kiến thức Luyện từ và câu được mở rộng và nâng cao dần cho học sinh Tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5. Trong nội dung chương trình môn học Luyện từ và câu lớp 5 học sinh được học về các lớp từ. Đó là các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Mảng kiến thức này khá trừu tượng đối với học sinh. Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh tiểu học về các lớp từ cúng ít. Nội dung chương trình lại giảm tải đi một số bài (Như bài: “Dùng từ đồng âm để chơi chữ”) nhưng thực tế sử dụng các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các văn cảnh, trong cách nói của người Việt Nam lại nhiều. Trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh sau khi học hai bài “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng nghĩa” thì các em gặp khó khăn trong việc giải nghĩa từ hoặc tìm được các từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa nhưng vận dụng đặt câu chưa tốt. Hoặc sau  khi học  hai bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa mà mấu chốt là xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa còn rất lúng túng, làm sai nhiều. Vì vậy, dạy như thế nào để học sinh hiểu và sử dụng đúng các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa quả là không dễ. Trăn trở về vấn đề này, qua những năm giảng dạy lớp 5, bản thân tôi đã trao đổi cùng với đồng nghiệp, tổ chuyên môn trong nhà trường tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 học tốt nhóm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Trong năm học ……..tôi đã nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm về “Một số số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” và áp dụng vào thực tế giảng dạy cho kết quả tốt. Tuy các em đã bước đầu biết phân biệt hiện tượng đồng âm với hiện tượng nhiều nghĩa nhưng việc giải nghĩã từ các em còn rất lúng túng. Đồng thời việc phân biệt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa đối với học sinh là không khó khăn nhưng để tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và sử dụng phù hợp với văn cảnh thì không phải học sinh nào cũng làm được. Vì vậy trong năm học ……..này tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và mở rộng thêm nhóm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa qua đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5”.

  1. Mục đích nghiên cứu.

Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm hệ thống hóa nội dung, kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong chương trình Luyện từ và câu lớp 5. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Đặc biệt là xây dựng được hệ thống bài tập khi giảng dạy nội dung này. Qua đó góp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trong nhà trường.

  1. Đối tượng nghiên cứu.

– Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về cách giải nghĩa từ; khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; sự giống và khác nhau giữa từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa, từ đồng âm – từ nhiều nghĩa; các dạng bài tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; sự xuất hiện của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ; giá trị nghệ thuật khi sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cảm thụ văn học.

– Đối tượng học sinh tôi chọn dạy thực nghiệm là lớp 5B trường TH Bắc Sơn.

  1. Phương pháp nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp  chủ yếu sau: – Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.

      – Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.

      – Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

  1. Những điểm mới của sáng kiến.

Điểm mới của sáng kiến là mở rộng nghiên cứu thêm nhóm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, một số kinh nghiệm khi dạy học sinh giải nghĩa từ, so sánh phân biệt từ, hướng dẫn học sinh viết sổ tay chính tả và đặc biệt là xây dựng được hệ thống bài tập thông qua các dạng bài.

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  2. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt  giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng  từ Tiếng Việt. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Nếu như không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp được. Vì vậy việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng từ cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. 

  1. a) Từ một nghĩa và nhiều nghĩa.

Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.

Để học sinh nhận biết thế nào là một nghĩa, thế nào là từ nhiều nghĩa. Trước hết giáo viên có thể cho học sinh ví dụ để phân biệt từ có một nghĩa.

Ví dụ 1:  xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.

Ví dụ 2: Với từ “ăn’’:

  • ăn cơm : Cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).
  • ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.
  • (da) ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.
  • ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
  • (tàu) ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
  • (sông) ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.
  • (sơn) ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

…..

Như vậy, từ “ăn” là một từ nhiều nghĩa .

  1. b) Mối liên hệ ý nghĩa giữa nghĩa chuyển với nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa.

Nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt, góp phần  làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. Trước hết cần giới thiệu cho học sinh biết về nghĩa của từ.

      –  Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa đen). Nghĩa gốc là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu. Nghĩa gốc không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

      – Ngoài ra một số từ còn có thêm các nghĩa khác. Các nghĩa này có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa gốc.

      – Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

      – Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển hoặc đang chuyển dần từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển.

       Theo tài liệu “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” (Tác giả Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng), Khái niệm nghĩa gốc – nghĩa chuyển của một từ nhiều nghĩa được hiểu như sau:

+ Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên.

+ Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc.


                    1 nghÜa gèc (nghÜa ®en)

Tõ                        cã mèi liªn hÖ víi nhau

           1 hoÆc nhiÒu nghÜa chuyÓn (nghÜa bãng)

 

  1. Thực trạng dạy và học đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trước khi áp dụng sáng kiến.

Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, trong quá trình giảng dạy mảng kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở lớp 5 tôi nhận thấy: 

– Về phía giáo viên: Trong quá trình dạy học các bài này, mỗi giáo viên đều làm đúng vai trò người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tích cực lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, chưa thực sự chú trọng đến việc giải nghĩa từ cho học sinh hiểu, xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. Do đó, sau các bài học học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung học một cách tách bạch. Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên còn khó khăn khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể từ bên ngoài SGK để minh họa phân biệt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

– Về phía học sinh: Học sinh chưa nắm chắc khái niệm, chưa hiểu đúng nghĩa biểu đạt của từ nên tìm sai một số từ trái nghĩa, hay lẫn lộn hiện tượng đồng nghĩa và trái nghĩa, tìm và sử dụng từ đặt câu chưa phù hợp văn cảnh, tìm hiểu giá trị nghệ thuật khi sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì đa số học sinh còn lúng túng. 

Điều này thể hiện qua chất lượng KTĐK giữa học kì 1 môn Tiếng Việt của các lớp 5 trường TH Bắc Sơn năm học ……..khi chưa áp dụng sáng kiến như sau: 

 

Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Số lượng Tỉ lệ Só lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
5A 33 em 15,1% 26  78,8% 6,1%
5B 32 em 18,8% 21  65,6% 5 15,6%
5C 24 em 12,5% 18 75,0% 12,5%
5D 22 em 4 18,2% 16  72,7% 9,1%

 

Trước thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tôi luôn nghiên cứu tìm tòi để đúc rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.

  1. Các kinh nghiệm dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

3.1. Dạy học sinh nắm vững khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Trước hết, để học sinh học tốt mảng kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì phải dạy cho các em nắm vững khái niệm thế nào là “Từ đồng nghĩa”, “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng âm” và “Từ nhiều nghĩa”. Cụ thể:

a)Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (SGK Tiếng Việt 5  – tập 1 – trang 8)

Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù, …

Có hai trường hợp đồng nghĩa:

– Đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có thể thay thế cho nhau trong mọi ngữ cảnh. (Không có sự phân biệt về sắc thái) 

     Ví dụ: xe lửa – tàu lửa, ba – bố, mẹ – má, heo – lợn, ….

– Đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ không phải lúc nào cũng sử dụng thay thế trong mọi ngữ cảnh được mà khi sử dụng phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng. (Khác nhau về sắc thái biểu cảm). Thường có hai trường hợp khác nhau:

+ Biểu thị cách thức, hành động, tính chất khác nhau. 

Ví dụ:  – mang, khiêng, vác 

             – rộng, rộng rãi, bao la, mênh mông,…

+ Biểu thị những thái độ tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến. 

Ví dụ:  – ăn, xơi, chén,… (xơi: lịch sự, trang trọng; ăn: mang sắc thái bình thường; chén: thân mật, suồng sã)

b)Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. (SGK Tiếng Việt 5  – tập 1 – trang 9)

Ví dụ: cao – thấp, phải – trái, ngày – đêm.

– Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,… đối lập nhau.

Ví dụ: -Việc nhỏ nghĩa lớn.

           – Đi ngược về xuôi.

– Khi dạy về từ trái nghĩa, trong SGK chỉ giới thiệu chung chung. Nhưng giáo viên cần nắm được từ trái nghĩa cũng có hai loại:

+ Trái nghĩa hoàn toàn: Sử dụng trong mọi văn cảnh lúc nào nó cũng trái nghĩa với nhau.

Ví dụ: cao – thấp; béo – gầy; lên – xuống, ….

  + Trái nghĩa không hoàn toàn: Không phải lúc nào nó cũng trái nghĩa với nhau mà chỉ trong một ngữ cảnh nào đó nó mới trái nghĩa với nhau. 

Ví dụ: – Đầu voi đuôi chuột.

          – Mẹ con tiên.

 Đi ra ngoài ngữ cảnh của hai câu thành ngữ này thì chưa chắc các từ voi – chuột, cú – tiên đã trái nghĩa với nhau.

c)Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa (SGK Tiếng Việt 5  – tập 1 – trang 51)

Ví dụ: hòn đá – đá bóng.

– Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể. Đặc biệt đối với học sinh giỏi, giáo viên cần giới thiệu phương thức dùng từ đồng âm để chơi chữ là phương thức dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý tạo ra nhiều bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe,… Hiểu được biện pháp chơi chữ trong từ đồng âm, học sinh sẽ vận dụng vào viết văn hay hơn.

Ví dụ: Một nghề cho chín1 còn hơn chín2 nghề.

– chín1 : chỉ sự thành công.

– chín2: chỉ số tự nhiên đứng liền trước số 10

Khi dạy cần lưu ý cho học sinh những trường hợp những từ phát âm giống nhau nhưng viết khác nhau cũng là từ đồng âm.

Ví dụ:  dữ (hung dữ) – giữ (giữ trẻ)

            dày (dày mỏng) – giày (giày dép)

  1. d) Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 – Trang 67)

Ví dụ:  Tôi đi sang nhà hàng xóm.

       Trong ví dụ này từ đi có nghĩa là chỉ (người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa gốc (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa gốc (di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). 

– Trong Tiếng Việt, một từ có thể có một nghĩa gốc nhưng nhiều nghĩa chuyển.

+ Nghĩa gốc: Nghĩa chính vốn có của từ.

+ Nghĩa chuyển: Nghĩa suy rộng ra từ nghĩa gốc.

Trong hai nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ có hiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là nghĩa gốc. Nghĩa nào có tính chất trừu tượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩa chuyển.

Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt hoặc hoa là nghĩa chính, còn khi nói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển.

Hoặc trong hai ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, động vật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa có trước (nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác còn lại thường là nghĩa chuyển. Người ta thường chuyển nghĩa của từ so với nghĩa gốc bằng cách thêm hoặc bớt nét nghĩa.

Ví dụ:    “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính.
               “răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Vận dụng hiệu quả kênh hình nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 5 (W+PPT)
5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5

200.000 

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5

200.000 

Lớp 5
Đạo đức
4.5/5

200.000 

Lớp 5
Tiếng Việt
4.5/5

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)