Một số kinh nghiệm dạy từ vựng trong môn tiếng anh cho học sinh lớp 4 ( Sách thí điểm/Global/Smart start/Family&friend)
- Mã tài liệu: HT4016 Copy
Môn: | Tiếng Anh |
Lớp: | Lớp 4 |
Bộ sách: | Thí điểm/Global/Smart start/Family&friend |
Lượt xem: | 683 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm dạy từ vựng trong môn tiếng anh cho học sinh lớp 4 ( Sách thí điểm/Global/Smart start/Family&friend)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Lựa chọn các từ vựng phù hợp với nội dung của bài giảng
Biện pháp 2: Ứng dụng hiệu quả của một số thủ thuật khi giới thiệu từ vựng cho học sinh
Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các trò chơi học tập giúp học sinh ghi nhớ tốt từ vựng
Biện pháp 4: Hướng dẫn các cách học từ vựng hiệu quả tại nhà cho học sinh
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã và đang vươn mình phát triển để bắt kịp với nền văn minh của thế giới, của nhân loại. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra trước mắt phải là trình độ và năng lực của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để mở rộng tầm mắt và giao lưu với các nước trên thế giới thì điều cần lưu tâm đầu tiên phải là trình độ ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ để các nước có thể giao tiếp thông dụng với nhau hiện nay là tiếng Anh, hay nói cách khác tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế. Từ trong quan hệ kinh tế, trong các văn bản khoa học, … hiện nay đa phần là sử dụng tiếng Anh.
Vậy mà các thế hệ từ cán bộ công chức, sinh viên, học sinh và các tầng lớp khác trong xã hội còn rất nhiều lúng túng trong việc sử dụng tiếng Anh. Khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc cũng như trong giao tiếp với người nước ngoài còn rất hạn chế. Đối với việc có chứng chỉ ngoại ngữ chỉ là vấn đề đối phó, hình thức, chưa thực sự có năng lực và bản thân mỗi cá nhân chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. Đối với học sinh còn học ngoại ngữ nặng nề theo chương trình sách giáo khoa nên dễ dàng bị nhàm chán dẫn đến hiệu quả học tập không cao. Gần đây thì nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tiếng Anh đã được cải thiện phần nào, nhưng từ phía người dạy vẫn còn nhiều lúng túng trong cách tổ chức giảng dạy. Chưa có sự bức phá, chưa thực sự dám nghĩ và dám đưa những phương pháp dạy học mới và hiện đại vào, và đặc biệt hơn là vẫn chưa có sự chỉ đạo nhiệt tình của cấp trên cho môn học này.
Tuy nhiên, việc dạy học cho các em thế nào để đem lại hiệu quả cao mới là vấn đề đáng được quan tâm. Đối với học sinh Tiểu học thì phải làm như thế nào để truyền đạt kiến thức một cách đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ nhất. Không thể dạy theo phương pháp cổ điển là hướng dẫn cho học sinh đọc từ và dạy ngữ pháp theo cách đưa ra công thức để học sinh tự lắp ráp. Đối với nhận thức của học sinh Tiểu học thì việc học theo mô hình, theo công thức là không hiệu quả, mà phải dạy học theo cách “học mà chơi, chơi mà học”. Nhưng chơi như thế nào để việc học đạt hiệu quả cao thì lại phải tùy thuộc vào hình thức tổ chức của người dạy. Cũng như việc dạy Toán và tiếng Việt, tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học rất cần phải có sự gây hứng thú cho các em trong các giờ học để khắc sâu kiến thức cho các em, giúp các em nhớ bài lâu hơn. Đã có rất nhiều hình thức tổ chức trò chơi dạy học, nhưng thường chỉ là những trò chơi ngắn trong các tiết dạy nhằm lồng ghép vào chương trình học của các em để củng cố bài học. Đã từ lâu bản thân tôi trăn trở và nghĩ đến việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn tiếng Anh bổ ích cho học sinh Tiểu học nhằm làm tăng thêm hứng thú cho học sinh trong việc học môn tiếng Anh.
Những năm trước, Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì, phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức sân chơi Olympic tiếng Anh Tiểu học. Sân chơi bổ ích là động lực thúc đẩy việc dạy và học tiếng Anh của giáo viên và học sinh. Để tham gia tốt các sân chơi có tầm cỡ, có tổ chức lớn như vậy thì bảsn thân giáo viên ở mỗi trường cần phải có khả năng tự tổ chức cho học sinh của mình những sân chơi tương tự như vậy. Để phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và từng đối tượng học sinh mà vẫn mang giá trị thiết thực, tôi đã có sáng kiến tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua vận dụng và khảo nghiệm thấy rất hiệu quả nên tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Một số kinh nghiệm dạy từ vựng trong môn tiếng anh cho học sinh lớp 4 (theo Bộ sách Thí điểm)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu . Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp .
Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, một môn học được coi là mới mẻ và khó khăn thì việc đưa ra trò chơi giao tiếp, các hoạt động tập thể để vận dụng các từ tiếng Anh đã học nhằm mục đích để các em không chán nản môn học này, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi và các hoạt động khác ngoài giờ học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được kiến thức, từ ngữ mà còn giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức, tự tin, tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức, hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách, phát triển năng lực giao tiếp, bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực chung khác bằng chính cách của mình dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
3. Phạm vi nghiên cứu
– Áp dụng một số biện biện pháp để nâng cao chất lượng dạy từ vựng tiếng Anh
– Học sinh khối lớp 4 trường TH…
4. Đối tượng nghiên cứu
– Chương trình môn tiếng Anh lớp 4
– Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn từ vựng trong giờ tiếng Anh cho học sinh lớp 4
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Khoản 2, Điều 28 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Việc tổ chức các sân chơi cho các em theo chủ đề, chủ điểm, câu lạc bộ, … vừa giúp các em giải tỏa những áp lực sau những giờ học căng thẳng vừa đem đến những bài học bổ ích và lí thú mà lại tạo cho các em động lực học tập và giáo viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
2. Cơ sở thực tiễn
* Ưu điểm của vấn đề khi chưa áp dụng giải pháp:
– Môn Tiếng Anh là môn học mới được áp dụng đối với học sinh Tiểu học trong những năm gần đây. Vì vậy một số học sinh cảm thấy có hứng thú, hoặc yêu thích với môn học còn mới mẻ này, nên mỗi khi lên lớp đa số học sinh rất tích cực.
– Trường có tương đối đầy đủ về thiết bị, đồ dùng dạy học như : băng đài, đĩa, máy chiếu, bảng tương tác, đồ dùng học tập… phục vụ cho việc dạy và học. Có cơ sở vật chất và xây dựng phòng học, đóng bàn ghế theo chuẩn.
– Có được sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh.
– Đặc biệt là việc triển khai sinh hoạt chuyên môn liên trường cho các giáo viên tiếng Anh mang lại hiệu quả rất lớn cho việc giảng dạy.
– Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá trình giảng dạy đã giúp cho tôi có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện.
* Tồn tại khi chưa áp dụng giải pháp:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì vẫn còn một số khó khăn còn gặp phải:
– Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông, con em dân tộc thiểu số nên điều kiện đầu tư cho các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
– Do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này, dẫn đến một số em không có điều kiện mua sách vở đầy đủ.
– Do điều kiện phát triển về mọi mặt còn hạn chế, điều kiện để các em học sinh tiểu học được tiếp xúc với các thông tin đại chúng, các chương trình giải trí sử dụng Tiếng Anh còn ít. Dẫn đến khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế.
– Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh khả năng tiếp thu còn hạn chế, các em chưa thực sự có kinh nghiệm trong việc tự học và củng cố kiến thức khi ở nhà. Bởi vì là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết.
Từ thực trạng mà tôi vừa nêu ra trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học môn tiếng Anh của học sinh Tiểu học. Một số học sinh khi được hỏi đã rất sợ học môn tiếng Anh vì môn này khó nhớ, khó học và khó viết. Ngoài ra, một số giáo viên cũng chưa có những biện pháp tích cực để bồi dưỡng đối tượng này nên dẫn đến việc giáo viên chưa thực sự yêu nghề, kết quả học tập của học sinh còn chưa cao.
Sau đây là kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm học ………của học sinh lớp 4B và 4C khi chưa thực hiện các hoạt động dạy học mới vào giảng dạy:
STT | Lớp | Tổng số HS | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành |
1 | 4B | 24 | 2 | 20 | 2 |
2 | 4C | 23 | 2 | 20 | 1 |
Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát đầu năm học của hai lớp 4B và 4C, ta thấy chất lượng học của các em còn chưa cao, còn có nhiều học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành, số lượng học sinh hoàn thành tốt còn khiêm tốn.
* Các nguyên nhân khách quan, chủ quan và yếu tố tác động.
Trong năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường TH …, tôi thấy tình hình học môn tiếng Anh của các em chưa sôi nổi, chưa yêu thích môn học, rất nhiều học sinh ở đây là người dân tộc thiểu số, các em còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn, một số học sinh không có đầy đủ sách vở nên các em không đủ tự tin khi vào tiết học, những điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học môn tiếng Anh.
Như chúng ta đã biết học sinh lớp 4 – các em còn nhỏ nên việc truyền đạt kiến thức và kĩ năng đến các em hết sức khó khăn nên tôi đã dùng nhiều phương pháp khác nhau để gây hứng thú, tạo đồ dùng trực quan, trò chơi học tập, hướng dẫn cụ thể, dùng ngân hàng tranh ảnh, tài liệu nghe có liên quan cho các em được quan sát, luyện nghe để các em có thể tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng và hứng thú nhất. Ngoài ra, tôi còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như dạy hát, múa, nhịp điệu, tiết hoạt động ngoài trời, tiết đọc thư viện, câu lạc bộ và sân chơi tiếng Anh cho học sinh, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin khi thể hiện năng khiếu của mình.
Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn tiếng Anh ở bậc Tiểu học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.
Môn tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập, chiếm không ít thời gian trong chương trình học của học sinh. Bởi đặc thù của môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, các em không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình. Nhất là vùng nông thôn của chúng tôi, hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có rất ít kiến thức về môn tiếng Anh.
Môn tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà chung. Vì vậy, Tiếng Anh nó là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế . Ở Việt Nam, những năm gần đây môn tiếng Anh cũng được bắt đầu đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh.
Môn tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình thành ngôn ngữ mới.
Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ thay đổi hay nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện. Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ nhàm chán làm cho các em học sinh không tập trung được và không muốn học.
Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
Học sinh Tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lại chóng chán . Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp xen kẽ, … để củng cố khắc sâu kiến thức.
3. Giải pháp thực hiện
Biện pháp 1: Lựa chọn các từ vựng phù hợp với nội dung của bài giảng
Thông thường, trong một bài học xuất hiện khá nhiều từ mới. Tuy nhiên, không phải từ mới nào xuất hiện trong bài học giáo viên cũng đưa vào phần giới thiệu từ mới bởi sẽ làm cho các em thấy nhiều, khó nhớ hết, áp lực khi phải nhớ từ. Ngoài ra, nếu dạy quá nhiều từ sẽ không đảm bảo về mặt thời gian và thực hành cho tất cả học sinh. Vì vậy, giáo viên phải biết lựa chọn, xác định từ tích cực, chủ động để dạy và cố gắng giúp học sinh hiểu và phát huy hết khả năng tự học hỏi của các em đối với những từ vựng khác.
Để việc dạy từ vựng có hiệu quả tốt nhất, giúp học sinh hứng thú và nhớ lâu, trước hết, giáo viên phải xác định được mục tiêu của từng bài dạy, từ đó xác định được những từ mới cần thiết phải dạy trong bài.
– Từ chủ động (active vocabulary) : Là những từ liên quan đến nội dung, mục tiêu và mẫu câu của bài học đó mà bắt buộc giáo viên cần phải dạy. Hầu hết các từ này được nêu rõ ở cột thứ ba (Vocabulary) của Book map, sách giáo khoa.
Ví dụ: Khi dạy Unit 15 “When’s Children’s Day ?” Lesson 1. (trang 30 – tiếng Anh 4 sách Thí điểm tập 2)
Giáo viên xác định được mục tiêu của bài học là giới thiệu về một số ngày lễ và thời gian diễn ra các ngày lễ đó, với cách sử dụng mẫu câu: When is + festival ? – It’s on the + time. Vậy các từ mới giáo viên bắt buộc phải dạy là: Children’s Day, New Year, Teacher’s Day và Christmas. Còn các từ vựng về ngày, tháng học sinh đã được học ở học kì một nên giáo viên chỉ cần hướng dẫn hoặc gợi ý cho học sinh nhắc lại.
Đối với từ chủ động, giáo viên cần giới thiệu cho các em biết chữ viết, nghĩa của từ, cách phát âm và cách dùng chúng trong câu, trong giao tiếp. Ngoài ra cần cho các em thực hành theo bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Thông thường, số lượng từ cần dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp Bốn là 5- 8 từ, phụ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh.
– Từ bị động (passive vocabulary) : Là những từ xuất hiện trong bài nhưng không nằm trong mục tiêu của tiết dạy, vì vậy giáo viên chỉ cần giúp các em nhận biết từ. Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu nội dung bài nhưng khó để học sinh có thể đoán thì giáo viên nên giải thích cho học sinh hiểu nghĩa của từ; Nếu từ đó không khó lắm thì giáo viên nên cho học sinh đoán dựa vào ngữ cảnh của bài.
Ví dụ: Cũng với bài dạy Unit 15 “When’s Children’s Day?” ở trên. Ngoài càng từ chủ động tôi đã nêu ở trên thì các từ như: smart, party và join được coi là từ bị động. Và giáo viên chỉ cần cho học sinh nhìn tranh, đặt vào ngữ cảnh và nội dung câu có chứa từ đó, cho học sinh đoán nghĩa của từ và hiểu nghĩa của nội dung bài mà không cần đi sâu, dạy từng bước như những từ chủ động.
Chuẩn bị tốt trang thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, flashcard, vật thật…) phù hợp với nội dung của bài ; chuẩn bị, sắp xếp lớp học phù hợp để tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.
Lựa chọn hình thức vào bài gây hứng thú và kích thích sự tập trung của các em vào bài học, tạo được không khí thoải mái trong giờ học. Thông thường, sau khi giới thiệu từ vựng, tôi đã hướng dẫn cho học sinh theo trình tự 4 bước như sau:
Bước 1 – Nghe: Giáo viên cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc mở băng từng từ một.
Bước 2 – Nói: Sau khi cho các em nghe từ 2- 3 lần, giáo viên cho cả lớp nhắc lại rồi gọi một vài em nhắc lại.
Bước 3 – Đọc: Khi học sinh nghe và nhắc lại từ, giáo viên viết từ lên bảng, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh và gọi đọc cá nhân đồng thời sửa lỗi phát âm cho các em. Tôi cần hướng dẫn kỹ cách phát âm, nhấn trọng âm từ và cho học sinh thực hiện lại nhiều lần.
Bước 4 – Viết: Yêu cầu học sinh viết từ vựng vào vở sau khi thực hành xong kĩ năng nghe, nói, đọc và hiểu nghĩa của từ.
Tóm lại, để có một tiết dạy và học từ vựng đạt hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học, lên kế hoạch và xác định rõ mục tiêu từ đó xác định loại từ vựng và các bước dạy chúng.
Biện pháp 2: Ứng dụng hiệu quả của một số thủ thuật khi giới thiệu từ vựng cho học sinh
3.1. Giới thiệu từ thông qua các đồ dùng trực quan – Visuals
- a) Tranh ảnh – Picture.
Giới thiệu từ thông qua tranh ảnh có lẽ là cách thông dụng nhất mà giáo viên thường sử dụng trong quá trình giảng dạy vì hiện nay các hình ảnh được khai thác qua phần mềm Sách mềm.vn hay internet đều rất phong phú, bắt mắt, dễ sử dụng và tiết kiệm. Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các bài dạy.
Ví dụ: Khi dạy Unit 13 “Would you like some milk ?” Lesson 1. (trang 18 – tiếng Anh 4 sách Thí điểm tập 2).
Để giới thiệu các từ mới về một số loại thức ăn, đồ uống như: thịt bò, thịt heo, nước ép cam, nước, thay vì dùng vật thật vừa không hợp vệ sinh lại không tiết kiệm, cách đơn giản nhất là giáo viên đưa tranh minh họa cho từng loại, cho học sinh nhìn tranh và đoán từ. Sau khi đưa tranh, giáo viên hỏi: What’s this ?/ What’s kind of food/ drink ? Học sinh có thể trả lời bằng tiếng Việt (học sinh yếu) hoặc tiếng Anh. Trường hợp học sinh trả lời bằng tiếng Việt, tôi yêu cầu học sinh năng khiếu chuyển sang tiếng Anh, từ đó giúp các em khắc sâu từ vựng.
- b) Vật thật – Realia
Dùng vật thật để giới thiệu từ mới trong một số bài dạy giúp tiết kiệm chi phí vì chúng có sẵn trong lớp học, xung quanh chúng ta mà chúng ta có thể dễ dàng tìm được. Hơn nữa, dùng vật thật bao giờ cũng hấp dẫn, gây hứng thú hơn cho học sinh, giúp bài học trở nên sinh động, lúc nào học sinh cũng có thể nhìn thấy nó và liên tưởng đến từ vựng mình đã học.
Ví dụ: Khi day Unit 8 “What subjects do you have today? Lesson 1” (trang 52 – tiếng Anh 4 sách Thí điểm tập 1)
– Giới thiệu về các môn học. Giáo viên cầm quyển sách Tiếng Anh và hỏi “ What subject is it ?”. Học sinh sẽ trả lời được ngay đó là môn Tiếng Anh. Áp dụng với các từ chỉ môn học còn lại.
3.2. Giới thiệu từ bằng cử chỉ, điệu bộ – Mine
Trong dạy học, bản thân tôi khá thường xuyên sử dụng thủ thuật này để dạy từ vựng, đặc biệt là các từ liên quan đến hoạt động và thấy rất hiệu quả. Mỗi lần quan sát giáo viên làm cử chỉ, điệu bộ, học sinh tỏ ra rất thích thú, kèm theo đó là những nụ cười sảng khoái giúp các em có một cảm giác rất thoải mái như đang chơi trò chơi, các em rất mạnh dạn đoán từ mà không áp lực vì trả lời sai.
Ví dụ: Khi dạy Unit 5: Can you swim ? – Lesson 1 (trang 30 – tiếng Anh 5 sách Thí điểm tập 1), nói về các hoạt động như bơi, nhảy dây, nấu ăn… Tôi sẽ thực hiện một vài cử chỉ, điệu bộ minh họa và hỏi: What am I doing?
Các em quan sát, nêu từ chỉ hành động tương ứng (Hình 3a: Skip ; Hình 3b: Swim). Nếu học sinh chưa nêu đúng từ vựng, tôi yêu cầu học sinh khác hỗ trợ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]