SKKN Một số kinh nghiệm dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4
- Mã tài liệu: BM4126 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 319 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Phát huy tính tích cực hóa các hoạt động của học sinh.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh cách nhìn( cách quan sát), cách cảm nhận về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
2.3. 3. Hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học.
2.3.4. Sử dụng các từ ngữ biện pháp tu từ khi viết.
2.3.5. Hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý.
2.3.6. Rèn kĩ năng viết bài văn cho học sinh.
2.3.7. Sử dụng đồ dùng dạy học
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục Tiểu học có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất, trí tuệ cho trẻ em nhằm hình thành cơ bản ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người. Trong nhà trường Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng và chiếm lượng thời gian nhiều nhất. Môn Tiếng Việt bước đầu dạy cho học sinh nhận biết những kiến thức cơ bản cần thiết bao gồm: Ngữ âm, chữ viết, từ vựng, chính tả.. Trên cơ sở đó rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng ngôn ngữ cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và giúp học sinh sử dụng hiệu quả Tiếng Việt trong học tập và giao tiếp. Ngoài ra nó còn góp phần bồi dưỡng cho các em những tình cảm chân chính lành mạnh, hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất tốt đẹp. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng lại liên quan với nhau.
Tập làm văn là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Nó chính là kết quả của việc tiếp thu, vận dụng các kiến thức của các phân môn kia. Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 4 không chỉ trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh mà còn góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho các em. Phân môn Tập làm văn giúp học sinh vừa tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết về Tiếng Việt từ các phân môn khác vừa phát huy và hoàn thiện các kết quả đó.
Chiếm một phần lớn trong phân môn Tập làm văn ở Tiểu học là văn miêu tả. Văn miêu tả chia làm nhiều dạng bài. Ở lớp 4, các em đã được học tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật … Trong đó, số tiết tập làm văn miêu tả cây cối chiếm thời lượng tương đối lớn so với tổng số tiết tập làm văn miêu tả ở lớp 4. Như chúng ta đã biết, văn miêu tả cây cối là học sinh căn cứ vào những điều quan sát, ghi chép, cảm nhận được về đối tượng là cây cối trong thiên nhiên. Sau đó dùng ngôn ngữ để vẽ ra hình ảnh chân thực của đối tượng đó. Trình bày theo bố cục hợp lí và diễn đạt bằng lời văn sinh động, khiến cho người đọc người nghe cùng thấy, cùng cảm nhận như mình. Là người giáo viên chủ nhiêm lớp, trực tiếp giảng dạy đồng thời là một người yêu văn, thích tìm hiểu về bộ môn văn, tôi có mong muốn càng ngày càng có nhiều em học sinh yêu thích môn học này. Từ niềm ham thích đó, các em mới có sự tìm tòi, sự sáng tạo trong viết bài tập làm văn.
Cây cối trong tự nhiên luôn mang theo trong nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận về cây cối, cảnh vật như thế nào sẽ vẽ lên bằng ngôn ngữ hình ảnh cây cối như thế ấy. Đó là cái tình của người viết văn. Tả cảnh, tả cây cối mà không gửi gắm tình cảm, sự yêu mến của người viết vào đó thì bài văn sẽ không có hồn, sẽ khô khan, thiếu sức sống.
Bản thân tôi hằng ngày được tiếp xúc với học sinh và trực tiếp giảng dạy các em Tôi đã nắm bắt, nhìn thấy thực trạng học tập của học sinh. Qua thực tế của việc dạy học và chấm, chữa, nhận xét bài của học sinh, tôi không khỏi băn khoăn trước thực trạng viết bài tập làm văn của học sinh. Tôi nhận thấy còn nhiều học sinh làm bài chưa tốt, ngôn từ nghèo nàn, chất lượng của bài làm chưa cao. Các em vẫn chưa hình dung rõ cách thức viết một bài văn như thế nào. Chính vì điều đó, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, tập trung nghiên cứu. Sau đó đưa ra
“Một số kinh nghiệm dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4”. Sáng kiến này nhằm góp phần nhỏ bé để khắc phục những hạn chế của học sinh khi làm bài văn miêu tả cây cối.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm :
– Giúp giáo viên lớp 4 có một số kiến thức, kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh cách làm bài văn miêu tả cây cối.
– Giúp học sinh cách làm bài văn miêu tả cây cối sinh động, sáng tạo, có hiệu quả nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là phương pháp dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau :
– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế : Khảo sát phương pháp dạy văn miêu tả của một số giáo viên. Khảo sát các bài tập làm văn miêu tả cây cối của học sinh lớp 4.
– Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại, phỏng vấn học sinh để nắm được mức độ hứng thú của học sinh với bài học miêu tả cây cối.
– Phương pháp thống kê : Thống kê mức độ làm bài của học sinh trước và sau khi áp dụng các phương pháp dạy học.
- NỘI DUNG CỦA SKKN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- 1.1. Cấu trúc chương trình.
– Trong nội dung học của chương trình Tiếng Việt lớp 4, mỗi tuần có 2 tiết Tập làm văn. Cả năm học có tổng số 70 tiết Tập làm văn.
2.1.2. Sách giáo khoa.
– Thông tin của phân môn Tập làm văn được thể hiện phần lớn bằng kênh chữ, kênh hình minh hoạ còn hạn chế.
– Phân môn Tập làm văn mang tính đặc thù của môn học cần giàu trí tưởng tượng và biểu cảm. Tập làm văn là phân môn tổng hợp kiến thức của nhiều phân môn như : Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, kể chuyện .
– Nội dung các bài Tập làm văn được gắn liền với các chủ điểm, có sự kết hợp rõ nét với các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt. Để có một bài văn hay, xúc tích đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy độc lập, có vốn sống và kinh nghiệm về xã hội người viết cần có sự am hiểu tường tận về vấn đề mình sẽ viết.
– Theo phân phối chương trình sách giáo khoa lớp 4 ở bậc Tiểu học, cấu trúc của các bài học văn miêu tả cây cối được sắp xếp như sau:
+ Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả
+ Luyện tập cách quan sát
+ Luyện tập miêu tả
+ Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả
+ Thực hành viết bài văn miêu tả
2.1.3. Căn cứ vào mục tiêu các tiết dạy văn miêu tả cây cối.
Mục tiêu là giúp học sinh nắm được:
– Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
– Biết cách quan sát, trình tự quan sát, cách kết hợp các giác quan khi quan sát cây cối. Nhận ra sự giống và khác nhau giữa tả một loài cây và một cây.
– Biết viết đoạn văn miêu tả một bộ phận của cây cối.
– Biết lập dàn ý miêu tả một cây theo một trong hai cách: tả lần lượt từng bộ phận, tả theo từng thời kì phát triển.
– Biết lựa chọn cách viết mở bài và kết bài cho phù hợp.
– Biết tổng hợp, viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học thể loại văn miêu tả cây cối.
Qua thực tế dạy lớp 4, bằng cách sử dụng phiếu trắc nghiệm, dự giờ thăm lớp, qua trao đổi, chuyện trò, tâm sự, tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là thông qua chấm các bài kiểm tra định kỳ của học sinh, tôi thấy một số tồn tại, hạn chế trong việc dạy học sinh lớp 4 viết bài văn tả cây cối như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]