SKKN Một số kinh nghiệm để xây dựng tập thể lớp đoàn kết thông qua hoạt động chủ nhiệm

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 260
Lượt tải: 6
Số trang: 30
Tác giả: Trần Thị Hồng Huyền
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp –Giáo Dục Thường Xuyên Tân Kỳ
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 30
Tác giả: Trần Thị Hồng Huyền
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp –Giáo Dục Thường Xuyên Tân Kỳ
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Một số kinh nghiệm để xây dựng tập thể lớp đoàn kết thông qua hoạt động chủ nhiệm triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

3.1.Tìm hiểu đặc điểm ,tình hình lớp học đầu năm
3.2.Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có trách nhiệm
3.3.Xây dựng ý thức trong tập thể
3.4.Phối hợp giữa ban cán sự lớp, Đoàn thanh niên và giáo viên bộ môn tăng tính đoàn kết trong tập thể
3.5.Xây dựng lớp học thân thiện
3.6.Tăng cường giáo dục kỹ năng sống trong các giờ sinh hoạt lớp.

 

Mô tả sản phẩm

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

Ông cha ta từ ngàn xưa đã có câu:
“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Câu ca dao trên đã từ lúc nào trở thành biểu tượng về tinh thần đoàn kết, tinhthần bất diệt của con người Việt Nam. Đúng vậy, đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết sẽ đưa đến thắng lợi và thành công. Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con người. Thực tế thấy rằng những người có tinh thần đoàn kết, hòa đồng, trách nhiệm với tập thể sau này sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Chính vì thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần được hình thành, duy trì và phát triển đức tính quan trọng này.
Cũng chính vì lẽ đó, là người công tác trong ngành sư phạm, làm giáo viên chủ nhiệm lớp học ai cũng mong muốn học sinh trong lớp mình chăm ngoan, học giỏi,đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Một giáo viên chủ nhiệm một lớp mà trong năm học học sinh chia bè chia phái, mâu thuẫn, nhiều học sinh thờ ơ, bị động học kém thì được nhìn nhận như thế nào? Do vậy, theo đánh giá chủ quan của tôi thì một khi lớp học chưa thật sự đoàn kết thì giáo viên chủ nhiệm chưa làm tròn trách nhiệm.
Để xây dựng được một lớp học mà ở đó học sinh thật sự đoàn kết, yêu thương, gắn bó không phải là công việc một sớm một chiều mà đó thật sự là một quá trình dài hơi và gian nan đối với người giáo viên chủ nhiệm. Nó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có được cách nhìn nhận và đánh giá tình hình thật khoa học, có kế hoạch cụ thể và hợp lý cho cả năm học. Cần phải đầu tư rất nhiều thời gian ngoài giờ, rèn luyện rất nhiều kỹ năng như quan sát, lắng nghe, thuyết phục, tổ chức. Bên cạnh đó đây cũng phải là vấn đề tâm huyết trăn trở và day dứt làm sao để biến thành hiện thực của người giáo viên chủnhiệm. Một khiđã được như vậy thì những phương pháp, những kinh nghiệm, những sáng tạo sẽ dần xuất hiện.
Với trách nhiệm của một giáo viên bậc THPT hệ GDTX bất cứ người GVCN nào cũng mong muốn lớp mình phụ trách từ đầu năm đến cuối năm học sinh luôn đoàn kết gắn bó cũng như phải đạt yêu cầu về mặt chất lượng. Nhưng thực tế vô cùng phức tạp vì đối tượng học sinh rất đa dạng, mỗi em có hoàn cảnh điều kiện sống khác nhau, nếu không có phương pháp phù hợp thì khó mà xây dựng được một tập thể đoàn kết gắn bó như mong muốn. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung Tâm là công tác xây dựng tập thể lớp gắn bó đoàn kết để nâng cao chất lượng giáo dục. Với mong muốn góp một phần nhỏ các giải pháp kinh

nghiệm của mình giúp giáo viên chủ nhiệm xây dựng tình đoàn kết cho học sinh, để xây dựng nên một lớp học mà ở đó các em thực sự gắn bó, hòa đồng, yêu thương có trách nhiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, san sẻ với nhau những khó khăn vui buồn trong cuộc sống để cùng nhau ngày càng tiến bộ. Đó là lý do bản thân đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP ĐOÀN KẾT THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG CHỦ NHIỆM” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này
2. Mục đích của đề tài
Dựa trên những cơ sở nghiên cứu lý luận vềvai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với công tác giáo dục học sinh và tình hình thực tế của lớp để đềra những giải pháp hợp lý để xây dựng tập thể lớp đoàn kết ,gắn bó
Chia sẻ một số giải pháp của bản thân trong quá trình làm chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh
3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài
Bên cạnh những giải pháp thường gặp để quản lý lớp chủ nhiệm , đề tài đã đưa ra được những giải pháp mà ở đó đã tạo ra sự đoàn kết ,gắn bó yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.Mỗi thành viên trong lớp luôn cảm nhận được sự quan tâm từ giáo viên chủ nhiệm và các bạn trong lớp và các em luôn cảm thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Qua đó thúc đẩy các em cố gắng trong học tập ,rèn luyện bản thân để có kết quả cao trong học tập ,cùng nhau xây dựng tập thể lớp đoàn kết
,giúp đỡ nhau
Tên đề tài có thể là không mới hoặc đã có những tác giả khai thác nhưng nội dung của đề tài hoàn toàn là những kinh nghiệm, những tâm huyết mà bản thân tôi đã đúc kết lại trong quá trình chủ nhiệm của mình và đã được kiểm định qua thực tế. Đề tài đã góp phần tạo dựng một tập thể đoàn kết và gắn bó trong công tác chủ nhiệm của giáo viên
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Những tâm lý của học sinh trung học.
– Những nguyện vọng, sở thích mà học sinh quan tâm.
– Những hoạt động phù hợp lứa tuổi học sinh.
– Các giải pháp hình thành một tập thể đoàn kết
-Thực nghiệm tại lớp 11D,12D trường Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp –Giáo Dục Thường Xuyên Tân Kỳ
-Thời gian thực hiện : Từ năm học 2020-2021và 2021-2022 đến nay

PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động chủ nhiệm
1.1. Hoạt động chủ nhiệm
Công tác chủ nhiệm lớp là công tác chiến lược trong nhà trường, ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục và kết quả đào tạo ở nhà trường.Công tác chủ nhiệm gây nên những ảnh hưởng lớn và lâu dài đối với họcsinh, ảnh hưởng về mọi mặt chứ không chỉ là về học tập hay đạo đức.Công tác chủ nhiệm lớp rất cần thiết cho lứa tuổi thanh niên ở trường trunghọc phổ thông với những đặc điểm sinh lý, trình độ hiểu biết và vốn sống còn hạnchế. Công tác chủ nhiệm lớp sẽ đáp ứng cho nhu cầu có một chỗ dựa tinh thần củahọc sinh để các em có thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ hoặc sự hướng dẫn, chỉdạy, uốn nắn cần thiết kịp thời
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức quản lý một lớp học sao cho khi thầy cô có hoặc không có ở lớp thì vẫn được duy trì ổn định, có tính tự giác cao và mọi việc đều phải được hoàn thành tốt. Khả năng tiếp thu kiến thức của hoc sinh chỉ thực sự hiệu quả khi đó là một “tập thể đoàn kết vững mạnh” và lớp học phải là ngôi nhà thứ hai của mỗi trò. Trong lớp học cần phải tạo ra một không gian sư phạm ấm cúng. Những yêu cầu về việc thực hiện nội quy lớp học cần phù hợp và duy trì đều đặn, giáo viên chủ nhiệm luôn tạo điều kiện, khuyến khích động viên những học sinh của mình phát huy hết khả năng, năng lực học tập, năng lực công tác và các năng lực làm việc khác, cần phát hiện sớm để hạn chế những biểu hiện chưa tích cực của học sinh, luôn tạo ra không khí vui vẻ, đoàn kết, tin cậy và biết yêu thương lẫn nhau giữa các hoc sinh trong lớp. Khi tiếp nhận một tập thể lớp thì trong ngày đầu ra mắt hoc sinh, người thầy cần chuẩn bị chu đáo từ tư thế, trang phục, nội dung để tạo dựng được hình ảnh đẹp trong mắt trò. Tất cả các em học sinh đều mong muốn có được có một giáo viên chủ nhiệm mẫu mực. Đó là những đòi hỏi hết sức đúng đắn và đáng chân trọng, để mỗi người giáo viên trên phương diện chủ nhiệm lớp luôn phấn đấu.
1.2. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết
Khi nói đến tập thể là nói đến một nhóm người có tổ chức, có mục đích chung,có hoạt động chung phù hợp với lợi ích xã hội. Tập thể học sinh đó là một lớp, một tổ chức, có sự chỉ đạo của giáo viên đểthực hiện tốt quá trình giáo dục. Từ thực tế cho thấy tập thể học sinh đoàn kết có các dấuhiệu sau: Tập thể có cùng một mục đích chung, cùng ý nguyện .Ý nguyện của họcsinh là học tập rèn luyện để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước, nhữngngười công dân và những người lao động mới. Tập thể đó phải có hoạt động chungđó là hoạt động học tập hoạt động chủ đạo cùng với hoạt động khác phụ trợ cho nó.

Tập thể học sinh vững mạnh là tập thể có tinh thần đoàn kết tốt, có tổ chứcvà kỷ luật nghiêm minh tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự điều chỉnh thái độ hành vicủa mình trên tinh thần “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”. Mộttập thể vững mạnh không phải do số lượng thành viên đông mà là do sự đồng tâmhiệp lực, đoàn kết từ mỗi thành viên.
1.3. Cơ sở khoa học của việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết
Đoàn kết là sự kết hợp, chung tay góp sức của những cá nhân riêng lẻ để tạo thành một khối thống nhất cả vềtư tưởngvà hành động nhằm hướng đến một mục đích chung, mục đích đó phục vụ chính lợi ích của khối đoàn kết.
Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết các thành viên tạo nên sức mạnh vượt trội để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Khi tập thể đoàn kết:
Mỗi thành viên đều biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, luôn đặt lợi ích chung lên hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tập thể
Tất cả các thành viên đều hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể. Cùng bàn bạc, thống nhất cao, phối hợp nhịp nhàng, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc nhằm đạt mục đích chung.Không chia rẽ, gây mâu thuẫn trong tập thể.không sống thờ ơ, vô cảm với những người xung quanh
2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động chủ nhiệm để xây dựng tập thể lớp đoàn kết
2.1.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH, đoàn trường, các phụ huynh học sinh, các giáo viên bộ môn, cùng toàn thể quý thầy cô trong hội đồng sư phạm.
Nhiều em học sinh tích cực, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động
Hằng nămđược BGĐ trung tâm tin tưởng phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, nên mỗi năm lại có thêm kinh nghiệm và bài học về công tác quản lý học sinh,
Học sinh vào học tại Trung Tâm vừa được học văn hóa, vừa được đào tạo nghề ( hỗ trợ học phí), mọi chế độ chính sách được hưởng như các trường THPT, tốt nghiệp ra trường vừa có bằng THPT vừa có bằng TC Nghề.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm và đoàn thể.
2.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn còn một số khó khăn như sau:
Tân Kỳ là 1 huyện miền núi của tỉnh Nghệ An gồm 21 xã và 1 Thị trấn trong đó có những xã như Tân Hợp, Đồng Văn, Tiên Kỳ, Phú Sơn….. là một trong những xã vùng sau có đời sống kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Việc đầu tư cho con em trong quá trình học tập còn nhiều hạn chế.
Đối tượng học sinh vào học tại Trung tâm GDNN-GDTX cũng khá đa dạng. Học sinh có học lực đa phần trung bình và yếu (Khá chiếm tỷ lệ thấp), vẫn còn 1 số học sinh hạnh kiểm trung bình. Một số học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức chủ yếu do tác động từ hoàn cảnh gia đình , xã hội, bạn bè. Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, không ổn định, cha mẹ ly thân, ly dị, đi làm ăn xa lo kiếm sống không có thời gian chăm sóc con cái.
Một số học sinh ít cởi mở, rụt rè, ngại giao tiếp. không chủ động trong mọi hoạt động của trường lớp.
Đa số các em là con nông dân nên ngoài giờ đi học chính khóa các em còn phải phụ giúp gia đình, các em ít có thời gian rãnh rỗi để tập trung cho các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Đa số các em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên việc xây dựng quỹ lớp để chi cho các hoạt động ngoại khóa là rất hạn chế.
Một số phụ huynh chưa thật sự ủng hộ và quan tâm đến những hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh nhằm phát triển một cách toàn diện cho các em.
2.2. Thực trạng và nguyên nhân về việc học sinh trong lớp mất đoàn kết
2.2.1. Thực trạng việc học sinh trong lớp mất đoàn kết
a. Đặc điểm tình hình lớp 12D
Tân Kỳ là một huyện miền núi thấp, nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, thuộc vùng Bắc Trung bộ. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 72581,48 ha, đứng thứ 9 của tỉnh Nghệ An. Năm 2016, dân số Tân Kỳ có 135.878 người, chiếm 4,38% dân số toàn tỉnh. Thành phần dân cư ở Tân Kỳ chủ yếu tập trung vào 3 dân tộc là: Kinh, Thái, Thổ. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm tới 82% dân số toàn huyện, có mặt ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Địa hình Tân Kỳ được xen kẽ bởi các dãy núi, khối núi và hệ thống sông suối lớn nhỏ đưa nước trên địa bàn các xã, thị của huyện, hợp lưu vào sông Lam. Tính chung toàn huyện, diện tích đồi núi chiếm tới 80% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ được thành lập theo quyết định số 791/QĐ- UBND ngày 3/3/2017 của UBND tỉnh Nghệ An trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dạy nghề Tân Kỳ và Trung Tâm giáo dục thường xuyên Tân Kỳ. Trung Tâm luôn chú trọng đến công tác chuyên môn: dạy văn hóa và dạy nghề. Trong đó, số lượng học sinh tham gia học văn hóa GDTX cấp THPT và học nghề tương đối đông. Theo thống kê năm học 2020-2021, tổng số học sinh: 389 em, trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 25%, học sinh mồ côi chiếm 15%, học sinh có hoàn cảnh khó khăn chiếm 37%, học sinh khuyết tật và chậm phát triển chiếm 5%, học sinh vùng sâu vùng xa chiếm 56%; Tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt trên 93%; năm nào cũng có học sinh đậu học sinh giỏi cấp tỉnh
Bản thân tôi đang được giao phân công chủ nhiệm lớp 12D năm học 2021-2022. Đặc điểm của lớp: tổng số 43 trong đó nam 34 và nữ 9. . Bố mẹ các em chủ yếu là thuần nông, đi làm ăn xa, có nhiều em ở nhà với ông bà. Nhiều em có hoàn cảnh rất éo le như mồ côi cả cha và mẹ ( em Nguyễn Hoài Trang).Dân tộc 5, nữ dân tộc 3, 1 trường hợp mồ côi cả cha lẫn mẹ ở với ông bà ngoại, 2 trường hợp không có bố, 3 trường hợp bố mất, 2 trường hợp bố mẹ chia tay, 8 trường hợp bố mẹ đi làm xa ở với ông bà, 2 học sinh khuyết tật có nhận trợ cấp của nhà nước, 5 hộ nghèo, 7 hộ cận nghèo. Học sinh tập trung các xã: Thị trấn 2, Kỳ Tân 6, Nghĩa Dũng 4, Nghĩa Hợp 4, Kỳ Sơn 6, Nghĩa Bình 2, Nghĩa Đồng 3, Nghĩa Thái 1, Nghĩa Hoàn 6, Tân Hợp 2, Nghĩa Hành 3, Tân Hương 2, Phú Sơn 2. Học lực của các em trong năm 2020-2021; không có học sinh giỏi, số học sinh khá chiếm 15% , trung bình chiếm 57%, yếu chiếm 28%.Chính những lí do trên đã làm ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện và học tập của HS.
b. Thực trạng về việc thực hiện nề nếp, tinh thần đoàn kết của lớp
Tôi luôn cố gắng tham gia sinh hoạt 15 phút đầu giờ nhất là trong thời gian đầu năm, tham gia đầy đủ các buổi lao động đầu năm, bám sát theo dõi và uốn nắn từng cử chỉ, hành động của HS, theo dõi bám sát lớp từ nhiều “ kênh”, tôi nắm tình hình tồn tại của lớp chủ nhiệm như sau:
– Nhiều học sinh đi muộn, ăn mặc quần áo tự do, áo không cổ, quần xé gối( mặc dù Đoàn trường quy định mặc áo trắng đồng phục và quần tối màu), nhuộm tóc màu và đánh son đi học
– Nói tự do, bạn bè trong lớp xưng hô“ tau – mi” và còn nói tục với nhau.
– Nghỉ học vô lý do, hôm nào lớp cũng có ít nhất là 2 HS nghỉ, những hôm trời mưa có thể hơn 7 HS nghỉ,một em bỏ tiết 4 thường xuyên.
– Sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, chưa tự giác và sinh hoạt cuối tuần chưa biết “ việc” còn lúng túng
– Nhiều HS vi phạm nội quy, ý thức kỷ luật chưa cao.

– Có dấu hiệu chia phe phái trong lớp.gây gỗ với nhau
Từ thực tế đó, tôi suy nghĩ, trăn trở nhanh chóng tìm ra các biện pháp áp dụng cho lớp theo từng giai đoạn kịp thời.
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh trong lớp mất đoàn kết a.Khách quan (về phía học sinh)
– Các em chuyển từ THCS lên TTGDNN-GDTX nên chưa quen với môi trường
học mới.
– Các em vào TTGDNN-GDTX cơ bản đầu vào thấp cả về học tập và đạo đức nên hầu hết các em mặc cảm khi vào học
– Một số em vào học tại TTGDNN – GDTX là do sự định hướng của bố mẹ nên các em chưa thật sự ổn định về mặt tâm lý
– Lứa tuổi các em còn cái tôi lớn, bướng bỉnh, khó hòa nhập, khó thích nghi.
– Các em ít nói và ít hòa đồng, thường xử lí mọi chuyện một mình
– Học sinh tự chia rẽ chơi theo nhóm riêng, có cùng sở thích, hoặc ở cùng làng xã, hoặc điều kiện gia đình tương đương nhau.
– Các em bất đồng quan điểm ởmột sốchỗ, hoặc sức học chênh lệch
nhau, dẫn đến các em học khá chơi nhómriêng, các em họcyếu chơi nhóm riêng, mạnh ai nấy chơi.
– Một số em học sinh có thái độ nóng nảy, thiếu kiềm chế, thích thể hiện, cãi nhau để thắng, dẫn đến trong lớp mất đoàn kết gắn bó.
– Một số em học sinh có tính ích kỷ không muốn chia sẻ với bạn bè, với tập thể.
– Một số em rụt rè, ngại ngùng trước tập thể.
b. Chủ quan (về phía GVCN và nhà trường)
– GVCN thiếu quan tâm, ít tâm sự, it nói chuyện với các em, không nắm
bắt được tâm tư, nguyện vọng, sức học cũng như hoàn cảnh gia đình của các em.
– Nhà trường chỉ chú trọng đến truyền thụ kiến thức mà không chú ý đến các vấn đề thực tiễn của học sinh
– Trường thiếu các phong trào, thiếu tổ chức các cuộc thi, thiếu các sân

chơi cho học sinh: thể thao, văn hóa văn nghệ, cắm trại, dã ngoại…
2.3. Vai trò,trách nhiệm,phẩm chất,năng lưc của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp học sinh đoàn kết
2.3.1. Vai trò,trách nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm lớp, chịu trách nhiệm quản lý công tác giáo dục và đào tạo học sinh ở lớp mình phụ trách là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước BGĐ và nhà trường về mọi vấn đề thuộc lớp mình.
Giáo viên chủ nhiệm là thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp về mọi phương diện.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương trình và kế hoạch của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm là góp phần quan trọng để hình thành nhân cách cho từng học sinh trong tập thể lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trường – tập thể học sinh, tập thể học sinh – xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tập thể lớp mình thành tập thể lớp vững mạnh.
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.
2.3.2. Phẩm chất,năng lực
GVCN phải có nhân cách toàn diện thể hiện qua việc nhận thức , có thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc.
Có lòng nhân ái , nhất là đối với HS (người già, trẻ em, người thiệt thòi bất hạnh…).
Yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục
Có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp vững vàng.
Luôn tự học hỏi hoàn thiện không ngừng.

Mẫu mực, trung thực trong cuộc sống. Có tầm hiểu biết rộng về văn hóa chung.
Có tri thức sâu sắc, hiện đại về môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm . Có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục,dạy học.
Có khả năng thu thập ,tích lũy tri thức ,tự học để ngày càng nâng cao hoặc mở rộng tầm hiểu biết của mình .
Có khả năng kích hoạt ,gây hào hứng nhằm khơi dậy sự hứng thú và động cơ học tập, rèn luyện đạo đức ở học sinh.
GVCN cần tự trang bị cho mình các cách làm lôi cuốn đa dạng để đưa ra áp dụng tạo sự thân mật gần gũi giữa cô và trò ,giữa trò và trò.
Có sự thành thạo trong các kỹ năng sư phạm như:
Giao tiếp sư phạm trước đám đông hay đối xử cá biệt Biểu lộ và kiềm chế cảm xúc ,tình cảm khi cần thiết.
Diễn đạt trình bày các vấn đề có logic, tính truyền cảm có tính thuyết phục của một nhà giáo, tri thức khoa học liên môn, tri thức xã hội.
3. Một số kinh nghiệm xây dựng tập thể lớp thông qua hoạt động chủ nhiệm
3.1. Tìm hiểu đặc điểm , tình hình lớp học đầu năm
Sau khi nhận lớp, ổn định tổ chức lớp,cho học sinh học nội quy, tôi tiến hành điều tra tình hình họcsinh qua Phiếu khảo sát theo hình thức viết sơ yếu lý lịch
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH
Họ tên học sinh:…………………………Nam (Nữ)……..Lớp:……SĐT……..
Ngày sinh: ………………………Nơi sinh: ………………………….
Chỗ ở hiện nay: (ghi rõ xóm, thôn, xã…..)…………………………….
Đi về …..(phương tiện …) hay ở trọ …….( địa chỉ)……………..
Họ tên cha:………………………..nghề nghiệp:…………….SĐT…………..
Họ tên mẹ:…………………….nghề nghiệp:……………….SĐT….. ………..
(nếu là học sinh mồ côi cha mẹ ghi rõ họ tên người đỡ đầu, giám hộ)

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)