SKKN Một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4
- Mã tài liệu: BM4108 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 703 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Đình Phùng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Đình Phùng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng của phân môn Luyện từ và câu.
b. Yêu cầu kiến thức
c. Yêu cầu kĩ năng về từ và câu
d. Nắm vững quy trình dạy Luyện từ và câu ở lớp 4
e. Vận dụng một số phương pháp dạy học khi dạy luyện từ và câu ở lớp 4.
Biện pháp thứ nhất: Phát huy ý thức học tập của học sinh từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh qua các bài học.
Biện pháp thứ hai: Biện pháp về tài liệu, đồ dùng học tập.
Biện pháp thứ ba: Biện pháp về phân chia đối tượng học sinh.
Biện pháp thứ tư: Biện pháp về phân bố thời gian học tập.
Biện pháp thứ năm: Biện pháp về lập kế hoạch bài học.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục Tiểu học là bậc học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển toàn diện về đức- trí- thể- mĩ. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác.
Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, Học thuộc lòng, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết…Mỗi môn đều có một chức năng khi dạy Tiếng Việt cho học sinh, đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn.
Trong bộ môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có có nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói – viết), kĩ năng đọc cho học sinh, cụ thể là:
+ Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản về từ và câu.
+ Rốn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
+ Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp.
Phân môn Luyện từ và câu là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học, môn học này còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về từ ngữ, câu văn…) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ, giáo dục mĩ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương…Môn học này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Phân môn Luyện từ và câu ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm nội dung để phát triển óc tổng hợp, phát triển óc phân tích, học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ.
Phân môn Luyện từ và câu không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp, vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, được luyện về ngữ âm, chính tả, tập làm văn. Chính vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn Luyện từ và câu nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy muốn dạy tốt có hiệu quả các tiết Luyện từ và câu ở lớp 4 người giáo viên phải nắm được mục đích, nội dung và phương pháp dạy học để giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả. Vì vậy, người thầy rất quan trọng trong quá trình truyền thụ kiến thức và tìm những biện pháp, phương pháp dạy học phù hợp để giờ học trở nên nhẹ nhàng, chất lượng, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Từ những thực tiễn áp dụng của bản thân và kết quả đạt được nên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 4A1 trường Tiểu học Điện Biên 2 –TP Thanh Hóa.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đọc và nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu có liên quan của phân môn Luyện từ và câu.
Vận dụng một số phương pháp như: Phương pháp lí thuyết, phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp trực quan,…
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động, học sinh là chủ thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức, mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình. Do đó, vấn đề dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng hiện nay rất được chú trọng. Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng học tập của các em được nâng lên. Do đó, với mong muốn làm thế nào để chất lượng của học sinh lớp 4 ngày càng nâng cao thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học đó là “mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”.
- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 4
Qua quá trình quan sát, dự giờ việc dạy và học của thầy trò, của các đồng nghiệp trong thời gian trước đây tôi thấy có những nhận xét sau:
* Thuận lợi
– Về phía giáo viên: Giáo viên khá tôn trọng phương pháp học mới: “Thầy thiết kế, trò thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu phương pháp giảng dạy phân môn Luyện từ và câu. Đặc biệt, nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác giảng dạy. Lớp học được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất như: bàn ghế hợp quy chuẩn, bảng chống lóa, máy tính, máy chiếu, thiết bị chiếu sáng đầy đủ,…phục vụ cho việc dạy và học được đảm bảo. Giáo viên là người có tay nghề, có đầy đủ SGK, sách hướng dẫn, tài liệu chuẩn kiến thức và được học về cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy…
– Về phía học sinh:
– Học sinh đã làm quen với cách học từ lớp 1, 2, 3 nên các em đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
– Hầu hết các em học sinh đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập lại được sự quan tâm của phụ huynh, mua sắm cho con em các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn tương đối đầy đủ cũng góp phần nâng cao chất lượng của môn học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
* Khó khăn
– Ai cũng cho rằng dạy phân môn Luyện từ và câu thường khô khan, khó truyền đạt được hết ý trong bài học, do đặc thù của môn học, nhất là trong cách tìm từ, giải nghĩa từ hay dùng từ đặt câu…khiến cho học sinh cũng phải tiếp thu bài một cách thụ động.
– Giáo viên đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ, việc phân chia thời lượng lên lớp ở môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô trò có lúc thiếu nhịp nhàng, nặng tính hình thức.
– Bên cạnh đó có một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, còn có quan điểm “trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô giáo” cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của phân môn.
– Trong lớp, trình độ của các em không đồng đều, có nhiều học sinh chưa thật sự chú trọng học môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Trong tư tưởng của các em và một số phụ huynh học sinh đều hướng cho con em học môn Toán nhiều hơn mà chưa thật sự chú trọng học môn Tiếng Việt, coi nhẹ môn Tiếng Việt, cho rằng các em chỉ cần đọc được, viết được là được. Chính vì vậy nhiều học sinh không hứng thú với môn học, thờ ơ với môn học và lệ thuộc vào các loại sách tham khảo, sách bồi dưỡng, sách bài tập có sẵn đáp án, không chịu khó học, không chịu khó suy nghĩ hay chú tâm vào môn học, nhất là đối với phân môn Luyện từ và câu, dẫn đến kết quả học tập các em chưa cao, do các em chưa thật sự hứng thú với môn học này.
Qua khảo sát lần thứ nhất vào tuần 3 với bài Từ đơn và từ phức ở lớp 4A1, tôi nhận thấy rằng trong bài làm của học sinh còn mắc nhiều lỗi, cách phân biệt từ đơn, từ phức còn lúng túng, chưa rõ ràng, còn nhầm lẫn, chưa theo yêu cầu đề bài. Chính vì vậy chất lượng phân môn Luyện từ và câu thấp dẫn đến chất lượng các phân môn Tập đọc, Tập làm văn, Chính tả,…cũng thấp.
* Nguyên nhân của những tồn tại đó.
– Vì cho rằng phân môn Luyện từ và câu là môn học khô khan, không gây được sự hứng thú với học sinh, bên cạnh đó sự tập trung của học sinh lại chưa bền vững, khả năng tập trung chưa cao, hay nóng vội cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng môn học.
– Mặc dù học sinh có đủ sách vở học tập nhưng nhiều em không chịu học mà phụ thuộc hoàn toàn vào sách có đáp án được in, bán sẵn.
– Cha mẹ học sinh không kịp thời khuyến khích, động viên con em học tập. Đa số phụ huynh học sinh lại có nguyện vọng cho con học thiên về môn Toán nhiều hơn.
– Bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh do bị hổng kiến thức từ lớp dưới, do khả năng tiếp thu bài hạn chế, nên không thể hoàn thành hệ thống bài tập trên lớp.
Từ những tồn tại nêu trên tôi đã rất băn khoăn và trăn trở, luôn suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng phân môn Luyện từ và câu. Mặc dù trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Song khó khăn nào cũng có hướng giải quyết, thuận lợi nào đều có thể phát huy được. Vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và cùng trao đổi với một số đồng nghiệp trong tổ, trong trường để đưa ra phương pháp dạy học thích hợp tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học Luyện từ và câu. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của đồng nghiệp, của lãnh đạo nhà trường, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy phù hợp với nhận thức của học
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]