SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh lớp 5

Giá:
50.000 đ
Môn:
Lớp: 5
Bộ sách: Chương trình cũ
Lượt xem: 922
Lượt tải: 6
Số trang: 25
Tác giả: Bùi Thị Thanh Vân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
Năm viết: 2022-2023
Số trang: 25
Tác giả: Bùi Thị Thanh Vân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
Năm viết: 2022-2023

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau: 

1. Thiết kế nhiều hình thức dạy học tích cực
2. Sưu tầm một số bài thơ, bài vè về An toàn giao thông
3. Xây dựng một số bài tập trắc nghiệm

Mô tả sản phẩm

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

I. Đặt vấn đề

Hiện nay, tình hình tai nạn giao thông vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, số người tử vong vì tai nạn giao thông cao, trong đó có tới 30% trong độ tuổi trẻ em. Nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông chủ yếu xuất phát từ người lớn nhưng một phần cũng do các em nhỏ chưa có nhiều hiểu biết các quy định ATGT và trở thành nạn nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, tuyên truyền ATGT cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề bức thiết cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, góp phần mang lại sự an toàn cho các em, xây dựng ý thức chấp hành luật giao thông và dần hình thành những thói quen tốt cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ.

Nhà nước đã có những chế tài, điều luật, những nghị định nhằm hướng nhân dân thực hiện tốt luật An toàn giao thông, đồng thời răn đe, xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên việc vi phạm luật giao thông vẫn xảy ra như cơm bữa hàng ngày. Hầu hết nhân dân ta chưa có thói quen và ý thức chấp hành luật giao thông. Ngoài ra sự hiểu biết về luật giao thông cũng còn hạn chế. Việc phổ biến luật giao thông đã được tiến hành nhưng người dân chưa coi trọng điều đó. Phần lớn là do ý thức của người dân về An toàn giao thông kém. Việc hình thành  thói quen và ý thức chấp hành đúng luật lệ về giao thông đường bộ không phải một sớm, một chiều là có thể thực hiện được ngay. Vì vậy ngay từ bây giờ cần phải tiến hành giáo dục ý thức, thói quen chấp hành luật giao thông cho học sinh tiểu học – những tờ giấy trắng đang cần được vẽ những nét đúng đắn để về lâu về dài việc chấp hành luật giao thông đường bộ trở thành ý thức, thói quen tốt không thể không thực hiện trong mọi tầng lớp chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam ta.

Để thực hiện được mục tiêu đó thì đội ngũ giáo viên tiểu học không thể thực hiện việc giáo dục An toàn giao thông một cách khắt khe, áp đặt học sinh phải thế này, thế kia mà cần phải kiên trì, gần gũi tìm hiểu học sinh, phụ huynh từ đó giáo dục các em qua những kinh nghiệm thực tế để hình thành ý thức và thói quen chấp hành tốt luật giao thông ở học sinh.

Học sinh khối năm là khối lớp lớn nhất trong trường tiểu học, là đối tượng có thể tiếp thu kiến thức để thựcm hành có hiệu quả nhất những kĩ năng, thói quen và hành vi đúng trong việc chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. Trong hai năm học ……….., ……….., tôi lần lượt dạy 2 lớp 5A ở điểm trường chính của trường Tiểu học Dray Sáp. Tôi đã thực hiện dạy lồng ghép giáo dục An toàn giao thông cho học sinh.  Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân, tìm ra được những biện pháp và hình thức dạy học tích cực giúp các em yêu thích khi học các bài về giáo dục An toàn giao thông. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh lớp 5 tại trường  TH Dray Sap” với  đối tượng nghiên cứu và áp dụng là học sinh 2 lớp 5A năm học ………..và năm học ………..trường tiểu học Dray Sáp – Huyện Krông Ana – Đăk lăk.

II. Mục tiêu của đề tài:

Đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học An toàn giao thông ở học sinh khối 5 Trường Tiểu học Dray Sáp.

Tìm ra những biện pháp và hình thức dạy học thích hợp nhằm hình thành ý thức và thói quen chấp hành tốt luật lệ giao thông ở học sinh khối lớp 5.

Chọn lọc, sáng  tạo một số hình thức dạy học tích cực để giảng dạy An toàn giao thông .

Nêu những giải pháp trong việc giảng dạy An toàn giao thông cho học sinh khối lớp 5.

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.Cơ sở lí luận

Hiện nay An toàn giao thông là một vấn đề cấp bách, quan trọng được tất cả các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân quan tâm, đặc biệt là ở thời điểm này – khi chúng ta đang ở trong “ Thập kỉ hành động vì An toàn giao thông đường bộ ………..”

Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về An toàn giao thông cho biết ở nước ta trung bình một năm xảy ra gần 40000 vụ tai nạn giao thông, trong đó có không ít vụ tai nạn giao thông có liên quan đến đối tượng học sinh; trung bình mỗi năm có khoảng 10000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó có không ít người đang ở lứa tuổi học sinh. Con số này làm cho bất kì ai nhìn thấy cũng không khỏi đau lòng, đồng thời nó cũng cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người chết vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới.

Thực tế đau lòng đó đã làm cho vấn đề An toàn giao thông trở thành một vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội. Đây là một vấn nạn, một bài toán khó mà mặc dù trong nhiều năm qua chúng ta đã cố gắng hết sức để tìm ra lời giải nhưng vẫn chưa đi được đến cái đích cuối cùng.

Đối với các em học sinh – đặc biệt là học sinh tiểu học ý thức khi tham gia giao thông còn hạn chế, hiểu biết về luật an toàn giao thông chưa nhiều. Hằng ngày các em tham gia giao thông khi đến trường, khi đi chơi một cách tự do trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông còn nhiều hạn chế: đường xá chật hẹp, nhiều ổ gà thậm chí ổ voi, phương tiện tham gia giao thông có nhiều loại có khả năng gây nguy hiểm cho các em, … . Với sự hiểu biết về luật giao thông hạn chế như vậy các em có thể vi phạm luật giao thông một cách vô ý. Việc đó có thể  dẫn đến tai nạn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng của các em – những chủ nhân tương lai của đất nước, làm cho gia đình không yên tâm khi cho các em tham gia giao thông và trở thành mối quan ngại cho toàn xã hội.

Vì vậy việc đưa An toàn giao thông vào giảng dạy trong nhà trường đặc biệt là nhà trường tiểu học là một vấn đề cấp thiết được sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên và đông đảo các bậc phụ huynh học sinh. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và Bộ Giáo Dục và Đào tạo cùng với cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục pháp luật về trật tự ATGT vào các trường học từ năm 2001đến nay.

Như vậy xã hội đã nhận định việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Việc này giúp cho các em tự bảo vệ an toàn cho bản thân mình kéo theo đó là bảo vệ niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ, của gia đình từ đó đem lại niềm vui, sự an tâm cho toàn xã hội.

II. Thực trạng

Trong hai năm ………..,  ……….., tôi chủ nhiệm 2 lớp 5A ở điểm trường chính của trường Tiểu học Dray Sáp. Trong năm học ………..,  khi dạy đến tiết An toàn giao thông, tôi nhận thấy hầu hết các em không có hứng thú học, kiến thức về An toàn giao thông của các em ở các lớp trước chưa nắm được. Cho nên, tôi cho các em làm thử một bài khảo sát với hình thức và nội dung  phiếu như sau:

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng:

Tình huống 1:

Khi tham gia giao thông trên đường bộ, gặp đèn đỏ các em phải :

  1. Đi chậm lại B. Dừng lại C. Tiếp tục đi

Tình huống 2:

Đang tham gia giao thông trên đường bộ, muốn qua đường các em cần phải:

  1. Qua thật nhanh
  2. Quan sát đường trước khi qua

C . Cả hai ý đều đúng

Tình huống 3: 

Khi gặp biển báo hiệu “cổng trường” cắm ở nơi đang có sữa chữa đường, làm đường, làm cầu, các em cần phải điều khiển xe như thế nào?

  1. Điều khiển xe cẩn thận để đề phòng tai nạn
  2. B. Điều khiển xe cùng với sự can thiệp của người lớn
  3. C. Cố gắng điều khiển thật nhanh để qua đoạn đó

Tình huống 4: 

Gặp biển báo nguy hiểm, em cần phải làm gì?

  1. A. Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia giao thông an toàn
  2. B. Căn cứ vào nội dung biển báo của biển để đề phòng tai nạn có thể xảy ra
  3. C. Nhắc nhở mọi người đi cẩn thận

Tình huống 5: 

Đường phố không bảo đảm an toàn giao thông là:

  1. Đường có biển báo hiệu giao thông
  2. Đi qua vòng xuyến có nhiều ngã đường
  3. Đường có đèn chiếu sáng, có vỉa hè rộng

Tình huống 6: 

Khi tham gia giao thông , người đi xe đạp cần phải đi như thế nào?

  1. Đi cả hai bên lề trái, lề phải của đường đều được
  2. Phải đi bên phải của lề đường
  3. Cả hai ý đều đúng.

Tình huống 7:

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)