SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn Giáo dục công dân 8
- Mã tài liệu: BM8042 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 820 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Hữu Thọ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Hữu Thọ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn Giáo dục công dân 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Xác định nội dung, chủ đề ngoại khóa và hình thức tổ chức dạy học
2. Chuẩn bị tài liệu và các phương tiện dạy học có liên quan
3. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học đã sử dụng trong quá trình ngoại khóa.
4.Thiết kế giáo án dạy – học ngoại khóa : Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến
“Môn Giáo dục công dân ở trường THCS là môn học thay thế cho môn Chính trị – Đạo đức trước đây. Đặc điểm chương trình của nó kết cấu đồng tâm với các lớp của cấp học cao hơn” [1] . Do vậy, cùng rất nhiều các môn học hiện nay ở THCS, môn Giáo dục công dân có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và hình thành nhân cách học sinh. Từ những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Qua môn học các em xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai nhất là đối với học sinh trung học cơ sở lứa tuổi bắt đầu tập làm “người lớn”. Bên cạnh nội dung các bài học được quy định chung cho toàn quốc, chương trình theo quy định của Bộ ở các khối lớp có tiết ngoại khoá các vấn đề địa phương xen kẽ trong cả hai kì của năm học. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung để tổ chức một tiết dạy ngoại khoá vẫn đang còn là vấn đề khó khăn đối với các giáo viên Trung học cơ sở cơ sở hiện nay. Phần lớn giáo viên còn lúng túng trong việc chọn nội dung để tổ chức dạy những tiết học này.
Trong thực tế, không có hướng dẫn cụ thể nào của cấp trên về nội dung và tài liệu biên soạn cho tiết ngoại khóa. Do vậy, người giáo viên phải chủ động lựa chọn nội dung tiết ngoại khóa sao cho phù hợp với đối tượng, với vùng miền. Hơn nữa chủ đề lựa chọn phải có tính phổ cập, tính thực tiễn cao, để học sinh dễ tiếp cận và hiệu quả giáo dục cao hơn.
Hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng ngày 3/2/2007 (Chỉ thị 06-CT/TW), ngành giáo dục và đào tạo xác định đó là nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền với các phong trào thi đua là nhiệm vụ của toàn ngành. Đồng thời phát động phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào này đã phát triển sâu, rộng đối với mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên,…trong cả nước và dường như nó đã thấm vào tâm tư, khối óc của từng người và đã biến thành những hành động cụ thể đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Với đề tài rộng, lớn như vậy, mà thời lượng của tiết ngoại khóa theo quy định chỉ 1-2 tiết học trong một học kì và đối tượng lại là học sinh THCS nên lựa chọn nội dung như thế nào để vừa đảm bảo thời gian và hiệu quả của tiết dạy quả là không dễ dàng.
Đứng trước tình hình đó là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Giáo dục công dân và đã được tham dự các chuyên đề về đổi mới chương trình dạy học Giáo dục công dân do các cấp tổ chức, tôi chọn sáng kiến “Một số kinh nghiệm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn giáo dục công dân 8 ở trung học cơ sở Xuân Lộc” với mong muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong việc lựa chọn nội dung, chủ đề để tổ chức một tiết dạy ngoại khoá môn Giáo dục công dân ở bậc Trung học cơ sở nhằm nâng cao kiến thức bộ môn, đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới chương trình, giải quyết tình trạng lúng túng trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức tiết dạy ngoại khoá của giáo viên Trung học cơ sở hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Bản thân tiến hành nghiên cứu sáng kiến này với mục đích để tìm ra cách thức tổ chức giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân 8 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Sáng kiến tập trung vào đối tượng nghiên cứu là: Một số kinh nghiệm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn Giáo dục công dân 8 và học sinh lớp 8A,B ở trung học cơ sở Xuân Lộc
– Sáng kiến giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc: Chỉ tìm hiểu nội dung và cách thức tổ chức giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân 8 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Việc tìm hiểu lựa chọn nội dung : Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn giáo dục công dân 8 được thực hiện với nhiều phương pháp:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
– Phương pháp tìm hiểu, phân tích.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Môn Giáo dục công dân cùng với các môn học khác đều có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Song, môn Giáo dục công dân là môn trực tiếp nhất về mặt này” [1]. Do vậy, dạy học Giáo dục công dân là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản trong cuộc sống để các em có cách ứng xử phù hợp, tự điều chỉnh hành vi, hình thành nhân cách. Nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Giáo dục công dân là bộ môn vừa mang tính trừu tượng cao vừa rất cụ thể vì kiến thức cơ bản bộ môn đòi hỏi tính khoa học, chính xác cao nhưng lại gắn liền với các mối quan hệ ứng xử của mỗi con người trong cuộc sống hiện tại. Nên trong quá trình giảng dạy để học sinh có những kiến thức cơ bản về Đạo đức và Pháp luật, đòi hỏi bên cạnh việc cung cấp kiến thức bộ môn theo quy định chung giáo viên phải gắn liền bài học với thực tế cuộc sống để các em biết vận dụng xử lý các tình huống Đạo đức, Pháp luật, vận dụng vào thực tế cuộc sống ở địa phương đòi hỏi người dạy phải tổ chức tốt các tiết ngoại khoá về các vấn đề địa phương qua đó giúp các em nhìn nhận, đánh giá đúng những vấn đề đang xảy ra, hoặc biết lên án, bảo vệ truyền thống lịch sử, di sản văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước; có những hiểu biết nhất định về các danh nhân văn hóa của địa phương và Việt Nam.Từ đó, giáo dục các em lòng tin, thái độ trân trọng, cảm phục và noi gương.
Căn cứ vào tài liệu học tập, mục đích truyền thụ và thực tế địa phương người dạy phải có cách thức tổ chức tiết dạy ngoại khoá phù hợp với đối tượng học sinh từ việc lựa chọn chủ đề, nội dung đến cách thức tổ chức giờ dạy, tạo nên hứng thú trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh giúp các em tự điều chỉnh hành vi của bản thân, sống theo đúng Hiến pháp, Pháp luật và truyền thống đạo đức của dân tộc. Vì vậy trong thực tế hiện nay đối với mỗi giáo viên dạy môn Giáo dục công dân bậc Trung học cơ sở, việc lựa chọn nội dung để có cách thức tổ chức một tiết dạy ngoại khoá các vấn đề địa phương có vai trò hết sức quan trọng.
Việc lựa chọn giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết ngoại khóa không những là vấn đề thiết thực bổ ích mà còn là việc làm cần thiết.Với tấm gương đạo đức mẫu mực của Người, học sinh sẽ dễ dàng tiếp nhận để bồi dưỡng niềm tin, tình cảm, nhận thức và tiến tới hành động thực tiễn một cách nhanh chóng hơn. Bởi vì trước hết, tấm gương của Người đã ăn sâu vào nếp nghĩ, tình cảm của người dân Việt Nam qua các thế hệ. Học sinh ở nhà cũng có thể hỏi người lớn để giải quyết những thắc mắc của bản thân về Bác; đến trường các em được biết thêm về Bác qua các môn học, đặc biệt là qua các mẫu chuyện trong sách giáo khoa ở các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân; hoặc qua sách báo, tài liệu tham khảo, qua mạng,…
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Khái quát về đơn vị.
Trường THCS Xuân Lộc là một trong hai trường chuẩn Quốc gia đầu tiên của huyện Triệu Sơn. Có bề dày truyền thống hiếu học. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương ổn định; đời sống nhân dân trong những năm gần đây dần được cải thiện và nâng cao. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, trường có cơ sở vật chất tương đối khang trang, sạch đẹp, đảm bảo cho công tác dạy và học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có sức khỏe và trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tâm huyết với nghề và luôn hết lòng vì học sinh
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]