SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi bảo vệ môi trường
- Mã tài liệu: BC3055 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 528 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi bảo vệ môi trường” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học.
Giải pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong ngày.
Giải pháp 3: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường lồng ghép thông qua các chủ đề.
Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin.
Giải pháp 5: Tái sử dụng các nguyên vật liệu, phế thải làm một số đồ dùng đồ chơi.
Giải pháp 6: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngày hội, ngày lễ.
Giải pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh, cộng đồng.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Như ta đã biết, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sự phát triển kinh tế, văn hóa của nhân loại. Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt môi trường có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ, bởi giai đoạn này cơ thể trẻ rất non nớt và đang phát triển mạnh cả về thể lực và tâm lý. Một môi trường tự nhiên sạch đẹp giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, một xã hội lành mạnh sẽ giúp cho nhân cách trẻ được hình thành. Có thể nói rằng môi trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán, lũ lụt… Ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề do sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải, lượng rác trong sinh hoạt ngày càng nhiều nhưng chưa được quan tâm xử lý tốt…
Trong những năm gần đây vấn đề khắc phục ô nhiễm và khủng hoảng môi trường trên toàn cầu là một mục tiêu lớn của các quốc gia. Sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm và suy thoái môi trường. Con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm gia tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Để có một môi trường sống trong sạch, tiết kiệm chi phí cho quốc gia thì việc giữ gìn và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi nhà, mọi lứa tuổi. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giúp cho môi trường trong sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu do con người, thiên nhiên gây ra, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách và có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ lứa tuổi còn thơ. Đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người và cũng là giai đoạn đặt nền móng cho những phẩm chất đạo đức, nhân cách để hình thành cơ sở thái độ đúng đắn cho trẻ về thế giới xung quanh. Do đó việc giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non, thông qua các hoạt động gần gũi với trẻ như: Vui chơi, học tập, lao động.
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ mà khả năng giao tiếp và hành động của trẻ với môi trường xung quanh được mở rộng, trẻ bắt đầu hình thành những quan niệm của mình về thực nghiệm xung quanh, trẻ biết tìm hiểu căn cứ vào sự đánh giá và hành động của người lớn mà phân biệt điều tốt – xấu, biết bộc lộ được cảm xúc, điều chỉnh hành động của bản thân để làm theo yêu cầu của người lớn. Giáo dục bảo vệ môi trường chính là hình thành cho trẻ một số nền nếp, thói quen và hành vi văn minh, vệ sinh đối với trường lớp, nơi công cộng, gia đình nơi mình ở… Giúp trẻ hiểu được vai trò của môi trường và tác động của môi trường đối với con người, biết phản ứng với những hành vi sai trái làm ảnh hưởng tới môi trường.
Dựa vào tình hình thực tế của trường, trẻ của lớp mình chưa đạt được mục tiêu cơ bản, tỉ lệ trẻ có hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít và không thường xuyên. Tôi đã rất trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đem lại kết quả tốt hơn. Mà việc giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong các trường mầm non mà người đóng vai trò trung tâm để chuyển tải những nội dung đó đến với trẻ là các cô giáo mầm non. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi lớp B2 bảo vệ môi trường ở trường mầm non Thiệu Duy – Huyện Thiệu Hóa” là đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non phát triển toàn diện về thể lực, sức khỏe, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, xã hội.
– Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, cộng đồng nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong gia đình và trường mầm non.
– Nâng cao các nội dung hình thức bảo vệ môi trường, lồng ghép vào các hoạt động thực hành bảo vệ môi trường để phù hợp và đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về việc “Giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi lớp B2 bảo vệ môi trường ở trường mầm non Thiệu Duy- Huyện Thiệu Hóa”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nhằm đạt hiệu quả cao nhất như:
– Tự học tập tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
– Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan minh họa.
– Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
– Phương pháp quan sát, trò chuyện.
– Phương pháp dạo chơi, tham quan.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
– Phương pháp lồng ghép, tích hợp.
– Phương pháp tuyên dương, khích lệ.
– Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.
– Phương pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh, cộng đồng.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
– Từ thế kỉ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường như: Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876, luật về khói than ở Mĩ năm 1896, luật sông ở Nhật Bản năm 1896.
– Năm 1972, trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường và con người” họp tại Stockholm đã nêu “Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn làm sao họ có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường”.[1]Ngay sau đó, chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEF) cùng với các tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã thành lập chương trình giáo dục môi trường quốc tế (IEEP). Tháng 10/1975 IEEP đã tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về giáo dục bảo vệ môi trường ở Beograde (Cộng Hòa Liên Bang Nam Tư), kết thúc hội thảo đã đưa ra được một nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu và những nguyên tắc hướng dẫn giáo dục bảo vệ môi trường. Trong đó nêu rõ mục tiêu giáo dục môi trường là nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường và hiểu biết về môi trường, giúp cho mỗi người xác định được thái độ và lối sống cá nhân tích cực đối với môi trường, có những hành động cho một môi trường tốt đẹp.
– Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”.[2]
– Quyết định số 1363/QĐ – TT ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.[3]
– Quyết định 256/QĐ – TT ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]