SKKN Một số kinh nghiệm giúp đỡ học sinh phát hiện và tránh sai lầm khi giải toán về căn bậc hai
- Mã tài liệu: BM9280 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1730 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Giang |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Giang |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giúp đỡ học sinh phát hiện và tránh sai lầm khi giải toán về căn bậc hai” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.3.1 Xét thuật ngữ toán học
3.2.2 Xét biểu thức phụ có liên quan
3.3.3 Vận dụng các hệ thức biến đổi đã học
Mô tả sản phẩm
PHỤ LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: | |
1. Lí do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: | |
1. Cơ sở lí luận | |
2. Thực trạng của vấn đề | |
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện | |
3.1 Phân tích những điểm mới và khó về căn bậc hai : | |
3.1.1 Điểm mới: | |
3.1.2 Những điểm khó | |
3.2 Phát hiện những sai lầm thường gặp khi giải toán về căn bậc hai | |
3.2.1 Sai lầm về tên gọi hay thuật ngữ toán học | |
3.2.2 Sai lầm trong kĩ năng tính toán | |
3.3 Những phương pháp giải toán về căn bậc hai | |
3.3.1 Xét thuật ngữ toán học | |
3.2.2 Xét biểu thức phụ có liên quan | |
3.3.3 Vận dụng các hệ thức biến đổi đã học | |
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Toán học là một môn khoa học vô cùng trừu tượng, đòi hỏi người học phải có khả năng tư duy logic, có khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa. Học sinh học tốt môn toán sẽ là tiền đề để học tốt các môn học khác, đặc biệt là các môn Khoa học tự nhiên. Chính vì thế để giảng dạy môn Toán, ngoài việc trang bị cho mình một kiến thức chuyên môn vững chắc, các thầy cô giáo còn phải biết cách dẫn dắt học sinh để các em có niềm đam mê đối với Toán học. Phải học hỏi nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng những phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng học sinh, từng kiểu bài làm cho hiệu quả giờ học đạt kết quả cao nhất.
Qua quá trình giảng dạy thực tế trên lớp, tôi đã phát hiện ra rằng còn rất nhiều học sinh thực hành kỹ năng giải toán còn kém trong đó có rất nhiều học sinh (45%) chưa thực sự hiểu kỹ về căn bậc hai và trong khi thực hiện các phép toán về căn bậc hai rất hay có sự nhầm lẫn hiểu sai đầu bài, thực hiện sai mục đích, kỹ năng tính toán yếu… Việc giúp học sinh nhận ra sự nhầm lẫn và giúp các em tránh được sự nhầm lẫn đó là một công việc vô cùng cần thiết và cấp bách nó mang tính đột phá và mang tính thời cuộc rất cao, giúp các em có sự am hiểu vững chắc về lượng kiến thức căn bậc hai tạo nền móng để tiếp tục nghiên cứu các dạng toán cao hơn sau này.
Trước tình hình trên, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy toán, đặc biệt là toán 9 tại trường THCS Tân Phúc, tôi đã rút ra “ một số kinh nghiệm giúp đỡ học sinh phát hiện và tránh sai lầm khi giải toán về căn bậc hai”. Qua sáng kiến này tôi muốn đưa ra một số lỗi mà học sinh hay mắc phải trong quá trình lĩnh hội kiến thức ở chương căn bậc hai để từ đó có thể giúp học sinh khắc phục các lỗi mà các em hay mắc phải trong quá trình giải bài tập hoặc trong thi cử, kiểm tra… Cũng qua sáng kiến này tôi muốn giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy toán 9 có thêm cái nhìn mới sâu sắc hơn, chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng thực hành giải toán về căn bậc hai cho học sinh để từ đó khai thác hiệu quả và đào sâu suy nghĩ tư duy lôgic của học sinh giúp các em phát triển khả năng tiềm tàng trong chính bản thân các em.
- Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng kỹ năng giải toán về căn bậc hai ở lớp 9A trường THCS Tân Phúc
Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm giúp đỡ học sinh phát hiện và tránh sai lầm khi giải toán về căn bậc hai nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 9A trường THCS Tân Phúc
- Đối tượng nghiên cứu:
Kỹ năng phát hiện và tránh sai lầm khi giải toán về căn bậc hai của học sinh lớp 9A ở trường THCS Tân Phúc.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp ngiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết thông qua SGK, tài liệu tham khảo Tham khảo, tài liệu về một số bài soạn mẫu trong quyển một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
– Nghiên cứu qua việc rút kinh nghiệm, học hỏi thầy cô giáo, đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ học hỏi..
– Phương pháp điều tra khảo sát, phân tích kết quả học tập của học sinh.
– Phương pháp thực nghiệm dạy ở lớp 9A trường THCS Tân Phúc.
– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận:
– Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và các nghành khoa học khác. Vả lại đặc điểm về môn toán nội dung nhiều, công thức tính nhiều, bài tập thì đa dạng (có khó, có dễ, có phức tạp). Vì thế trong quá trình tính toán, vận dụng các em học sinh rất dễ bị nhầm lẫn, sai sót. Cho nên khi giải toán về “Căn bậc hai” học sinh cũng rơi vào trường hợp tương tự.
-Trong những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được.
Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định : “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học, tuy nhiên, thói quen học tập thụ động của học sinh cũng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy. Mặt khác, cũng có trường hợp học sinh mong muốn được học theo Phương pháp dạy học tích cực nhưng giáo viên chưa đáp ứng được. Do vậy, giáo viên cần phải được bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho học sinh. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả. Phương pháp dạy học tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học.
* Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:
- a) Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
- b) Dạy học chú trọng rèn luyện PP và phát huy năng lực tự học của HS.
- c) Dạy học phân hóa kết hợp với học tập hợp tác.
- d) Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.
- e) Tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng vào thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ GV
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]