SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt chủ đề tự chọn “Căn thức bậc hai
- Mã tài liệu: BM9243 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1286 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS An Phú |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS An Phú |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt chủ đề tự chọn “Căn thức bậc hai”” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Những nội dung cơ bản về căn bậc hai
1) Kiến thức
2) Kỹ năng
2.3.2 Phát hiện và tránh sai lầm khi giải toán về căn bậc hai
1) Sai lầm về định nghĩa căn bậc hai
2) Sai lầm về định nghĩa căn bậc hai số học
3) So sánh các căn bậc hai số học
4) Sai trong thuật ngữ khai phương
5) Sai trong khi sử dụng căn thức bậc hai và hằng đẳng thức = | A|
6) Sai lầm trong việc xác định điều kiện tồn tại của căn bậc hai
7) Sai lầm trong kỹ năng biến đổi
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang | |
1. Mở đầu | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung | |
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN | |
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện | |
2.3.1. Những nội dung cơ bản về căn bậc hai | |
1) Kiến thức | |
2) Kỹ năng | |
2.3.2 Phát hiện và tránh sai lầm khi giải toán về căn bậc hai | |
1) Sai lầm về định nghĩa căn bậc hai | |
2) Sai lầm về định nghĩa căn bậc hai số học | |
3) So sánh các căn bậc hai số học | |
4) Sai trong thuật ngữ khai phương | |
5) Sai trong khi sử dụng căn thức bậc hai và hằng đẳng
thức = | A| |
|
6) Sai lầm trong việc xác định điều kiện tồn tại của căn
bậc hai |
|
7) Sai lầm trong kỹ năng biến đổi | |
2..4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.4.1. Kết quả thực hiện | |
2.4.2. Bài học kinh nghiệm | |
3. Kết luận và kiến nghị | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị |
- Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Theo xu hướng của thời đại, giáo dục nước ta đã và đang có những đổi mới mạnh mẽ về cả nội dung và phương pháp. Hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui và hứng trú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, nội dung chương trình THCS với rất nhiều môn học: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử, Địa lí,…Trong khi đó, môn Toán với những đặc trưng là: Tính trừu tượng cao, tính thực tiễn, tính logic và tính thực nghiệm thì việc tạo được hứng thú cho học sinh không phải là điều dễ dàng. Thực tế cho thấy, một số học sinh không thích học Toán. Các em cho rằng Toán là môn học khô khan, không gắn với thực tế. Một số em yêu thích môn Toán thì lại chưa có được phương pháp học tập đúng đắn, xem việc học Toán chỉ sao cho nhớ được công thức, tính ra được kết quả bài toán mà chưa biết rằng ngoài việc nắm vững nội dung kiến thức môn học, biết vận dụng tốt trong tính toán, chứng minh các em còn cần hình thành cho mình những tri thức phương pháp.
Trường THCS Thị trấn Triệu Sơn đóng trên địa bàn Thị trấn Triệu Sơn nên phần đa các em chăm học, bên cạnh những em lực học còn hạn chế thì cũng có một số em thực sự có năng lực về môn Toán, say mê với môn học, luôn có ý thức tìm tòi. Việc giúp cho các em có những hiểu biết đầy đủ về môn Toán, phát huy năng lực và tạo hứng thú cho các em là một trong yêu cầu mà giáo viên phải lưu ý. Do đó để làm tốt vai trò chủ đạo của mình người thầy phải có những vốn hiểu biết nhất định, luôn có sự suy nghĩ tìm tòi để nâng cao chất lượng, hiệu quả mỗi giờ học sao cho học sinh yếu kém, trung bình có thể nắm được những kiến thức cơ bản của bài học còn học sinh khá, giỏi cũng không bị nhàm chán.
Thực tế giảng dạy trên lớp, tôi đã phát hiện ra rằng còn rất nhiều học sinh thực hành kỹ năng giải toán còn kém. Trong đó có rất nhiều học sinh chưa thực sự hiểu kỹ về căn bậc hai và trong khi thực hiện các phép toán về căn bậc hai rất hay có sự nhầm lẫn hiểu sai đề bài, thực hiện sai mục đích… Việc giúp học sinh nhận ra sự nhầm lẫn và giúp các em tránh được sự nhầm lẫn đó là một công việc vô cùng cần thiết và cấp bách nó mang tính đột phá và mang tính thời cuộc rất cao, giúp các em có một sự am hiểu vững chắc về lượng kiến thức
căn bậc hai tạo nền móng để tiếp tục nghiên cứu các dạng toán cao hơn sau này.
Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt chủ đề tự chọn “Căn thức bậc hai”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua sáng kiến này tôi muốn đưa ra một số lỗi mà học sinh hay mắc phải trong quá trình lĩnh hội kiến thức ở chương căn bậc hai để từ đó có thể giúp học sinh khắc phục các lỗi mà các em hay mắc phải trong quá trình giải bài tập hoặc trong thi cử, kiểm tra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong sáng kiến này tôi chỉ nghiên cứu với đối tượng cụ thể sau: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt chủ đề tự chọn “ Căn thức bậc hai” cụ thể:
– Nêu ra kiến thức cơ bản và một số “nhóm sai lầm” mà học sinh thường mắc phải trong quá trình làm bài tập về căn bậc hai trong chương I – Đại số 9.
– Phân tích sai lầm trong một số bài toán cụ thể để học sinh thấy được những lập luận sai hoặc thiếu chặt chẽ dẫn tới bài giải không chính xác.
– Từ đó định hướng cho học sinh phương pháp giải bài toán về căn bậc hai.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp quan sát: Thực trạng về công tác chỉ đạo, công tác giảng dạy tự chọn toán, quá trình học tập, chất lượng học tập của học sinh đại trà.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu như nghiên cứu sách, giáo trình có liên quan đến kiến thức, bài tập căn thức bậc hai. Nghiên cứu chất lượng học sinh. Nghiên cứu công tác chỉ đạo của nhà trường đối với công tác dạy học tự chọn.
– Điều tra khảo sát, tìm hiểu thực tế.
– Đối chiếu, so sánh, tích luỹ thông tin.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tôi tiến hành khảo sát với học sinh lớp 9A năm học …………. của trường THCS Thị trấn Triệu Sơn trước khi thực hiện đề tài với đề bài:
Bài 1: Tìm căn bậc hai của 0; 9; 27; 64.
Bài 2: Tính:
Bài 3: Tìm x, biết:
- a) b)
Bài 4: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
M = 3x + 12
Bài 5: Rút gọn biểu thức:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]