SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhớ nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy Sinh học 9
- Mã tài liệu: BM9196 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2871 |
Lượt tải: | 16 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Alpha School |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Alpha School |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhớ nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy Sinh học 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Tăng cường công tác độc lập của học sinh
2. Tạo cho học sinh ấn tượng với bài học
2.1 Tạo ấn tượng bằng phương tiện trực quan
2.2. Tạo ấn tượng bằng cách thức trình bày
2.3. Tạo ấn tượng bằng hình thức làm nảy sinh mâu thuẫn
3. Tăng cường củng cố, vận dụng kiến thức
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
- Thực trạng vấn đề
“Em chưa thuộc được bài”, “Em không thể nhớ được nội dung của bài”, “Trí nhớ của em không tốt”,… Có lẽ đây là những câu trả lời mà không có người thầy nào chưa từng được nghe một lần trong cuộc đời dạy học của mình. Và đó cũng là một tồn tại chung của nhiều học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Thực tế cho thấy, những học sinh có được kết quả học tập tốt chỉ một phần nhờ vào sự thông minh sẵn có, còn chủ yếu là do các em có khả năng ghi nhớ tốt, hay nói cách khác là các em đã có phương pháp rèn luyện trí nhớ một cách hiệu quả. Ở khía cạnh khác, nếu một học sinh nào đó chưa trình bày được nội dung đã học không hẳn vì em đó chưa học bài mà là vì em đã không có được phương pháp học hiệu quả giúp ghi nhớ tốt kiến thức.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Sự tích lũy kinh nghiệm, thu thập kĩ năng, kĩ xảo của con người đều cần thông qua trí nhớ. Trí nhớ con người được xem như một kho tàng và cơ sở của hoạt động trí lực.
Kiến thức ở các cấp học hiện nay, trong đó có cấp THCS liên tục có sự đổi mới nhưng cũng nhấn mạnh tính kế thừa, nối tiếp giữa các năm học với nhau. Để lĩnh hội hiệu quả nguồn tri thức mới, học sinh phải liên tục huy động kho tàng trí nhớ những vấn đề có liên quan, tạo ra mối liên hệ giữa cái đã có với cái chưa có, sắp có. Sẽ là vô cùng khó khăn nếu học sinh cứ loay hoay với câu hỏi làm thế nào để kiến thức này có thể nạp thêm vào bộ nhớ của mình? Tại sao mình học mãi mà vẫn chẳng nhớ được gì?
Môn Sinh học trong trường THCS nói chung và môn Sinh học 9 nói riêng nằm trong khó khăn chung mà nhiều môn học khác gặp phải đó là nội dung kiến thức lý thuyết nhiều, để nhớ được kiến thức thì đa số học sinh đều phải học thuộc lòng. Tuy nhiên cách học chủ yếu của các em hiện nay là học vẹt, tức là đọc đi đọc lại một nội dung nào đó cho đến khi thuộc thì thôi nhưng về mặt bản chất của vấn đề thì không hiểu, mất nhiều thờ gian, chỉ cần quên một từ các em có thể quên cả đoạn phía sau, hoặc khi giáo viên đặt câu hỏi ở mức độ thông hiểu hay vận dụng thì học sinh lúng túng không thể trả lời được. Với cách học này, những kiến thức sẽ nhanh chóng bị lãng quên chỉ một thời gian ngắn sau đó. Mặt khác, những bài tập vận dụng trong sinh học đòi hỏi học sinh không những cần nắm chắc kiến thức mà còn phải hiểu rõ nội dung vấn đề, đây là điều mà với cách học vẹt của học sinh sẽ không thể làm được.
Việc hiệu quả ghi nhớ kém như đề cập ở trên một phần do phương pháp học của học sinh chưa phù hợp, song phần còn lại cũng cần nhắc đến vai trò của giáo viên. Trong giáo dục ở nhà trường thì giáo viên chính là người định hướng, đưa ra con đường để học sinh đến được với kiến thức. Sẽ không sai khi nói rằng hiệu quả học tập của học sinh phụ thuộc vào cách thức, đường đi mà người thầy đã chỉ ra. Trong dạy học sinh học hiện nay, nhiều giáo viên mới chỉ tập trung vào việc truyền tải cho hết kiến thức của bài, chưa có suy nghĩ làm cách nào để cho học sinh hiểu bài, nhớ các nội dung của bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, so với các lớp 6, 7, 8 thì chương trình Sinh học 9 chứa đựng rất nhiều vấn đề mới mẻ, có những vấn đề khó về mặt tư duy đối với học sinh, để hiểu bài và nhớ được các nội dung của bài học không hề đơn giản. Nếu giáo viên có thói quen yêu cầu học sinh trả lời đúng từng câu, từng chữ trong sách giáo khoa mà không tạo ra tính lôgic giữa các phần hay các bài với nhau thì học sinh sẽ hình thành thói quen học vẹt.
Việc tiếp thu trên lớp của học sinh là vô cùng quan trọng, nếu giáo viên có những cách thức làm cho kiến thức trở nên đơn giản hơn, gần gũi hơn, sinh động hơn,… hay nói cách khác là cách thức làm cho tri thức trở nên dễ nhớ, dễ hiểu hơn với học sinh thì hiệu quả ghi nhớ đã có ngay tại lớp. Sau vài lần củng cố, học sinh đã có được những kiến thức nằm tương đối chắc chắn trong bộ nhớ của mình.
Từ thực trạng được nêu ra ở trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn Sinh học 9, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhớ nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy Sinh học 9”.
- Ý nghĩa và tác dụng của đề tài
Đề tài đưa ra một số kinh nghiệm trong dạy học Sinh học 9 nhằm tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh. Những kinh nghiệm trong đề tài đã phát huy hiệu quả đáng kể trong quá trình áp dụng, giúp cho học sinh ghi nhớ nhiều nội dung kiến thức Sinh học lớp 9 tốt hơn, hiệu quả và hứng thú học tập của học sinh đối với môn học qua đó cũng được nâng lên. Đây cũng là một kênh tham khảo đối với bạn bè đồng nghiệp, trên cơ sở đó đón nhận những ý kiến đóng góp, phản hồi nhằm hoàn thiện hơn về nội dung.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Nội dung nghiên cứu
– Những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến trí nhớ, tâm lí học của học sinh THCS.
– Những kinh nghiệm thu được từ thực tiễn dạy học Sinh học 9 nhằm tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh.
– Thực nghiệm sư phạm để khẳng định những hiệu quả mang lại từ đề tài.
3.2. Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 9 thuộc hai lớp 9A và 9B có trình độ tương đương nhau, học tập trong điều kiện cơ sở vật chất như nhau.
3.3. Địa điểm khảo sát: Trường THCS Hòa Phong, xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đưa ra những kinh nghiệm là những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 9 thông qua việc tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh đối với môn học.
- Phương pháp tiến hành
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
* Trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ:
Trí nhớ là một quá trình sinh lí phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và sự tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.
Trí nhớ có vai trò rất to lớn trong đời sống và hoạt động của con người:
– Nhờ có ghi nhớ mà chúng ta tích lũy được kinh nghiệm sống. Nếu không có kinh nghiệm sống thì mọi hoạt động của chúng ta sẽ rất khó khăn, mà kinh nghiệm lại là nhờ trí nhớ.
– Nhờ có nhận lại và nhớ lại mà ta có thể đem những kinh nghiệm sống để ứng dụng vào thực tiễn.
– Không có trí nhớ ta không có phương tiện để thích nghi với ngoại giới, vì không có trí nhớ ta không nhận lại và nhớ lại được thế giới khách quan.
– Không có trí nhớ, trong học tập sẽ không tư duy được.
Trí nhớ của con người được hình thành bằng hoạt động quyết định. Mà hoạt động của con người rất đa dạng và phong phú nên trí nhớ cũng có nhiều loại, như: Trí nhớ vận động, cảm xúc, hình ảnh, từ ngữ lôgic; trí nhớ bằng mắt, bằng tay,…; trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định; trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn;…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]