SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy các tiết thực hành Địa lý 9
- Mã tài liệu: BM9029 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 891 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy các tiết thực hành Địa lý 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết dạy
Giải pháp 2: Tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh
Giải pháp 3: Giúp học sinh khắc phục những lỗi thường gặp phải trong quá trình thực hiện các tiết thực hành
Giải pháp 4: Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết thực hành về kiến thức, thái độ, kỹ năng của học sinh cũng như các phương pháp giáo viên đã tiến hành trong tiết dạy để có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng là vấn đề đang được quan tâm thường xuyên. Đặc biệt ở các trường THCS, đối tượng là những học sinh đang có những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lí và năng lực phát triển. Vì vậy việc tạo một phương pháp dạy học hợp lí, khoa học nhằm phát huy tính năng động, tích cực của học sinh để đạt kết quả cao trong học tập là rất cần thiết.
Kết quả dạy học phụ thuộc vào khá nhiều nhân tố, trong đó có phương pháp dạy học. Hiện nay, phương pháp dạy học rất phong phú, ngoài phương pháp dạy học truyền thống còn có các phương pháp dạy học tích cực như nêu vấn đề, tìm tòi nghiên cứu, thảo luận…
Trong dạy học, muốn đạt được hiệu quả cao, cùng với việc truyền thụ kiến thức người giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của môn học. Đối với môn Địa lí đòi hỏi học sinh phải có các kĩ năng cơ bản như kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng nhận xét bảng số liệu, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ, v.v. Trong chương trình Địa lý ở phổ thông, từ Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông các bài thực hành rèn luyện kĩ năng đều xuất hiện sau một chương hoặc một số bài (thường là sau 3 đến 4 tiết lí thuyết). Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng mà mỗi giáo viên Địa lí phải thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học và ôn luyện cho học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lí Việt Nam trong chương trình Địa lí lớp 9 THCS, giúp các em đạt được kết quả cao trong học tập bộ môn. Qua các tiết thực hành với các thiết bị và phương pháp giảng dạy của giáo viên sẽ giúp các em học sinh chủ động lĩnh hội được kiến thức, ghi nhớ lâu bền về các yếu tố Địa lý cần học, đặc biệt là thông qua các tiết thực hành các em sẽ được rèn luyện các kỹ năng cần thiết của bộ môn. Đối với môn Địa lý, tiết thực hành vừa cung cấp, củng cố cho học sinh nguồn tri thức, vừa là phương tiện minh hoạ, cụ thể hoá kiến thức, kỹ năng gây sự hứng thú và sáng tạo trong học tập bộ môn.
Để góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn mới đối với bộ môn, đặc biệt để giúp các em học sinh lớp 9 có được các tri thức, kỹ năng cần thiết của bộ môn làm tiền đề cho việc tiếp cận với chương trình ở cấp học cao hơn, tôi đã đúc rút ra từ quá trình dạy học: “Một số kinh nghiệm khi dạy các tiết thực hành Địa lý lớp 9 ở trường THCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Để nâng cao hơn chất lượng dạy và học môn Địa lý thì cả giáo viên và học sinh phải thấy rằng việc dạy và học thông qua các bài thực hành là rất quan trọng, đặc biệt người gáo viên cần thấy được sự cần thiết trong việc tìm các phương pháp hướng dẫn học sinh tự làm các bài tập thực hành có trong chương trình theo hướng coi các bài thực hành là phương tiện để củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kĩ năng. Việc giảng dạy các bài thực hành Địa lý ngoài việc củng cố lại kiến thức đã học mà quan trọng hơn là hình thành ở học sinh những kĩ năng Địa lý cần thiết để tự học, tự nghiên cứu. Chính vì vậy, cần phải chú trọng hơn đến các tiết thực hành để học sinh nắm vững các kỹ năng cơ bản của bộ môn, nâng cao chất lượng dạy và học, học sinh yêu thích, hứng thú với môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Các tiết thực hành trong chương trình Địa Lí 9.
– Học sinh lớp 9 trường THCS Hà Thái.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp điều tra, khảo sát.
– Phương pháp tổng hợp tài liệu.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Mục tiêu chung của môn Địa lí trong toàn cấp học ở Trung học cơ sở (THCS) là nhằm phát triển học vấn phổ thông cho học sinh, phát triển tư duy lô gic, tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học lên ở các lĩnh vực khoa học xã hội, củng cố và phát triển các kĩ năng Địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy Địa lí cho học sinh, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất. Trong đó có các kĩ năng cần thiết như kĩ năng khái thác bản đồ, kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ… Chính vì vậy, trong chương trình Địa lí ở THCS phần thực hành được đưa vào nhằm rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh, giúp các em hiểu bài dễ hơn và đạt kết quả cao hơn trong học tập.
Thông qua các tiết thực hành sẽ giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, góp phần phát triển tư duy, nhận thức cho học sinh, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Điều đó cũng góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn hiện nay, điều này đã được nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định:“ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh’’. Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật giáo dục, tại điều 24.2 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh’’.
Để đạt được các mục tiêu của môn học, trong dạy học người giáo viên cần phải tìm ra được phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, vận dụng linh hoạt các phương pháp đó. Việc xác định được phương pháp dạy học phù hợp là một trong những giải pháp tốt nhất để người giáo viên nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy học.
Một trong những khó khăn thường gặp của giáo viên dạy Địa lý ở trường Trung học cơ sở là giảng dạy các bài thực hành nói chung, riêng đối với học sinh lớp 9, vì các em là lớp cuối cấp, việc tiếp cận kiến thức, kỹ năng cấp trung học cơ sở là rất quan trọng và cần thiết cho các em, vì việc nắm chắc kiến thức, kỹ năng đó sẽ giúp các em có nền móng, cơ sở để các em có thể tiếp cận những kiến thức cao hơn ở cấp trung học phổ thông, điều đó đòi hỏi giáo viên cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa vào các tiết thực hành.
Trong các bài thực hành, khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh thì cần yêu cầu học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản, biết tổng hợp và khái quát, nâng cao quá trình tự học, thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh. Điều quan trọng nữa là học sinh cần phải nắm chắc các kỹ năng cần thiết mà tiết thực hành yêu cầu.
Kiến thức lựa chọn soạn giảng cho tiết học phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phải phản ánh được các mối liên quan kiến thức, từ đó dễ khái quát, dễ tái hiện kiến thức cũ.
Cấu trúc, hình thức, phương pháp của tiết dạy thực hành theo nguyên lý trên sẽ là các kiến thức được tiếp nối nhau logic, khoa học, các khái niệm cơ bản lần lượt qua tiết học sẽ được triển khai, khai thác lượng kiến thức và phát hiện tiềm năng học tập của các em.
Với tiết thực hành phải thể hiện tính trực quan các mối liên hệ kiến thức trong bài giảng, sự sáng tạo qua tiết học, đòi hỏi giáo viên phải có đầu tư chuyên môn, phải biết gắn kết các kiến thức chính vào giờ học, thiết lập một mối sơ đồ hợp lý, nổi bật, dễ nhận biết.
Vai trò của giáo viên còn được thể hiện ở khâu tổ chức hướng dẫn học sinh phát hiện các thông tin trong bản đồ, tranh ảnh, bài tập, sơ đồ, bảng số liệu… và hoàn chỉnh bài tập bằng các kiến thức, học sinh tự lĩnh hội khai thác sách giáo khoa, bài
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]