SKKN Một số kinh nghiệm khi khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8 để phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Giá:
50.000 đ
Môn: Lịch sử
Lớp: 8
Bộ sách:
Lượt xem: 916
Lượt tải: 4
Số trang: 31
Tác giả: Phạm Thị Thanh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Xuân
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 31
Tác giả: Phạm Thị Thanh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Xuân
Năm viết: 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm khi khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8 để phát huy tính tích cực học tập của học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Kỹ năng khai thác kênh hình.
2.3.2. Nguyên tắc khai thác kênh hình.
2.3.3. Những lưu ý khi khai thác kênh hình trong SGK.
2.3.4. Các bước cần thiết khi khai thác kênh hình trong SGK.
2.3.5. Một số giải pháp, kinh nghiệm khi sử dụng và khai thác đối với từng loại kênh hình cụ thể.
2.3.5.1. Đối với tranh ảnh, hình vẽ.
2.3.5.2. Đối với Lược đồ.
2.3.5.3. Đối với niên biểu lịch sử.
2.3.5.4. Đối với sơ đồ.

 

Mô tả sản phẩm

PHẦN MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG
1. PHẦN MỞ BÀI: 

    1.1. Lý do chọn đề tài.

     1.1.1. Lý do khách quan.

     1.1.2. Lý do chủ quan.

    1.2. Mục đích nghiên cứu.

    1. 3. Đối tượng, nghiên cứu.

    1. 4. Phương pháp nghiên cứu.

  2. PHẦN NỘI DUNG:

    2.1. Cơ sở lý luận.

    2.2. Thực trạng. 
    2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.

    2.3.1 Kỹ năng khai thác kênh hình.

    2.3.2. Nguyên tắc khai thác kênh hình.
    2.3.3. Những lưu ý khi khai thác kênh hình trong SGK.

    2.3.4. Các bước cần thi
t khi khai thác kênh hình trong SGK.

    2.3.5. Một số giải pháp, kinh nghiệm khi sử dụng và khai thác đối với từng loại kênh hình cụ thể.

    2.3.5.1. Đối với tranh ảnh, hình vẽ.

    2.3.5.2. Đối với Lược đồ.
    2.3.5.3. Đối với niên biểu lịch sử.
    2.3.5.4. Đối với sơ đồ.
    2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

    3.1. Kết luận. 

    3.2. Kiến nghị. 
    3.2.1. Đối với giáo viên.
    3.2.2. Đối với nhà trường.
    3.2.3. Đối với cấp trên.
    – Tài liệu tham khảo

   1. PHẦN MỞ ĐẦU.

    1.1 Lí do chọn đề tài.

   1.1.1.  Lí do khách quan.

        Như Bác Hồ từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

       Lịch sử là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Môn học này giúp chúng ta biết được cội nguồn của dân tộc, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, phát huy những truyền thống đó, xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Chính vì thế, cho nên trong quá trình dạy học, giáo viên cần  hướng dẫn để giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức lịch sử.

      Một trong những nội dung hết sức quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy – học lịch sử hiện nay là giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa một cách có hiệu quả bởi hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa có vai trò rất quan trọng, nó nhằm tái tạo, bổ sung, khắc sâu nội dung cho kênh chữ, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn, ngoài ra còn là một trong những phương tiện quan trọng nhằm tạo biểu tượng, phát huy tính tích cực của người học.

      Từ các cơ sở trên, tôi cho rằng vấn đề sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử.

    1.1.2.  Lí do chủ quan.

     Trong tình hình đổi mới hiện nay, việc thay sách giáo khoa bậc Trung học sơ sở là hết sức quan trọng, thì việc đổi mới phương pháp dạy – học, sử dụng tranh ảnh lịch sử để khai thác kiến thức là vấn đề không thể phủ nhận.

     Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở nhiều trường giáo viên vẫn chưa khai thác triệt để kênh hình trong sách giáo khoa, vẫn còn nặng về thuyết trình kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh khi sử dụng. Sở dĩ có điều đó là do nhiều nguyên nhân:

    Một là: Tranh, ảnh lịch sử còn thiếu, chưa phục vụ đầy đủ bài dạy.

    Hai là: Chưa có những tài liệu hướng dẫn sử dụng kênh hình lịch sử, giáo viên còn phải tự mày mò nghiên cứu.

    Ba là: Giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của tranh, ảnh lịch sử.

    Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, nhận rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa, tôi nhận thấy: Mỗi giáo viên cần phải xác định cho mình những biện pháp sử dụng và khai thác hệ thống kênh hình một cách hiệu quả nhất theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

   1.2. Mục đích nghiên cứu.

    Trên cơ sở nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong dạy – học lịch sử, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 8, tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình phải dạy như thế nào, bằng phương pháp nào để khai thác có hiệu quả hệ thống kênh hình trong sách giáo 

khoa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 

      Từ những vấn đề cụ thể trên, tôi xin mạnh dạn chia sẻ: “ Một số kinh nghiệm khi khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8 để phát huy tính tích cực học tập của học sinh” nhằm nâng cao chất lượng môn học, phát huy năng lực, tư duy và hứng thú học lịch sử ở học sinh.     

    Với đề tài này, tôi đã và đang vận dụng cụ thể vào giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường Trung học sơ sở trong năm học ………..

    1.3. Đối tượng nghiên cứu.

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 8 của trường Trung học sơ sở trong những năm học vừa qua.

   Phạm vi: Ở đề tài này tôi xin trình bày “Một số kinh nghiệm khi khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8 để phát huy tính tích cực học tập của  học sinh”.

    1.4. Phương pháp nghiên cứu.  

   Để tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 

   Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử”

   Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9; sách chuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác.

   Sưu tầm thêm các bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh liên quan đến nội dung của đề tài.

   Phương pháp so sánh, đối chiếu.

   Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.

   Quan sát sư phạm, thực nghiệm sư phạm

   Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.

   Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh.

   Phương pháp thống kê, tổng kết kinh nghiệm. 

  2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

    2.1. Cơ sở lý luận.

 Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh không thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Đa số các em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán. Thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới.

Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng có nhiều nguyên nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh.

Việc khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ.

Nhiều giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì chỉ mang tính chất minh họa cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó.

Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử ở bậc THCS.

    2.2. Thực trạng.

      2.2.1. Thuận lợi.

    Những năm học gần đây phòng Giáo dục huyện Thọ Xuân đã thành lập các cụm trường tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội trao đổi phương pháp giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác chuyên môn giữa các giáo viên cùng bộ môn trong cụm, huyện.

      Đại đa số giáo viên đều tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử…Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp… 

     Đa số học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc phân tích nội dung các bức tranh nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua các kênh hình trong sách giáo khoa và những kênh hình mà giáo viên sưu tầm được.

     Sách giáo khoa lớp 8 được biên soạn một cách công phu với số lượng kênh hình phong phú và tiêu biểu. Nội dung kênh hình phong phú, đa dạng nên học sinh đã có nhiều hứng thú hơn khi học bộ môn.

    Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 rất phong phú, bao gồm: Tranh ảnh, hình vẽ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, niên biểu lịch sử…

    2.2.2.  Khó khăn.

     Ở trường Trung học cơ sở hiện nay một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử…còn yếu. Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì. Bởi vậy, bản thân các em nên có một phương pháp học tích cực để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. 

      Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng kiểm tra còn thấp. 

    2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.

    2.3.1. Kỹ năng khai thác kênh hình:

       Để đạt hiệu quả cao khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hiểu thông tin liên quan đến kênh hình của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp. 

     Trước hết để khai thác tốt kênh hình trong sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ năng cơ bản sau:

   Thứ 1: Nắm được phương pháp cơ bản khai thác các loại kênh hình.

     Về cơ bản, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay, gồm có hai loại chính sau:

      Loại 1: Lược đồ, biểu đồ.

      Loại 2: Hình ảnh lịch sử.

      Trong loại hình ảnh lịch sử lại có hai nhóm chính:

      Nhóm1: Hình ảnh minh họa tình hình quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật…

      Nhóm 2: Hình ảnh về nhân vật lịch sử.

      Do mỗi loại kênh hình thể hiện một nội dung khác nhau, nên phương pháp khai thác cũng khác nhau và phải phù hợp, cụ thể là: 

      – Loại lược đồ, biểu đồ: Phương pháp là khai thác từng bước những vấn đề lịch sử đặt ra để đi đến hoàn thiện. 

      – Nhóm hình ảnh minh hoạ: Phương pháp là khai những chi tiết của hình ảnh để đi đến hoàn thiện.

      – Nhóm hình ảnh nhân vật lịch sử. Phương pháp là tìm hiểu hoạt động của nhân vật lịch sử để đi đến hoàn thiện.

   Thứ 2: Phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình.  

      Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quan trọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh hình trên lớp.   

      Để nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình, bên cạnh những tài liệu như các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ năng… thì Internet đang trở thành công cụ đắc lực và được phổ biến trong việc khai thác thông tin, tìm tài liệu hiệu quả nhất. Hầu hết cách kênh hình và những thông tin liên quan đều đã có trên một số trang Web của Internet, nên việc tìm thông tin trên Internet, có nhiều lợi ích, như:

     – Hình ảnh màu, sắc nét và sinh động hơn hình ảnh trong sách giáo khoa.

     – Thông tin phong phú và có những đánh giá về vấn đề lịch sử mang tính hiện đại, phù hợp với quan điểm hiện nay hơn.

     – Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin…

   Thứ 3: Xác định mục đích cần hướng đến khi  khai thác kênh hình.

      Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm tránh sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác.

   Thứ 4: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.

      Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu…   

    2.3.2. Nguyên tắc khai thác kênh hình.

     Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, nghiên cứu kỹ nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp.

     Ngoài ra các giờ sử dụng kênh hình trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan đến kênh hình, trao đổi tổ chuyên môn, cụm chuyên môn để có cách sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất.

     Bên cạnh đó học sinh phải tự giác tìm hiểu kênh hình dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.

     Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

   Một là: Sử dụng đúng mục đích. Trong quá trình dạy học giáo viên phải đề ra được đúng mục đích dạy học, tiến trình các hoạt động lên lớp. Hoạt động của giáo viên cũng như việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa quy định mục đích học tập của học sinh. Mục đích của mỗi bài chính là học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng, nhân cách. Mỗi một loại kênh hình trong sách giáo khoa có một chức năng riêng nên chúng phải được nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù hợp với yêu cầu bài học.

    Ví dụ: Kênh hình được trình bày để minh họa cho bài giảng thì việc sử dụng chúng cũng chỉ dừng lại ở việc minh họa cho bài giảng nhằm làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Với những kênh hình là nguồn cung cấp thông tin kiến thức thì giáo viên phải gợi mở, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với kênh hình để tìm ra kiến thức và lĩnh hội tri thức đó.

  Hai là: Sử dụng đúng lúc. Nghĩa là kênh hình lúc nào cũng phải được sử dụng hợp lý nhất, trong trình bày kiến thức mới hay là củng cố kiến thức đã học hoặc ra bài tập về nhà. Tóm lại cần được đưa ra khi học sinh cần được minh họa, cần tìm hiểu nhất về nội dung bài học, tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý của học sinh.

   Ba là: Sử dụng đúng mức độ, cường độ. Tùy vào từng nội dung, mục đích sử dụng mà giáo viên đưa ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh. Trong giờ giảng bài mới nếu điều kiện thời gian không cho phép thì giáo viên chỉ tập trung giới thiệu, thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh điển hình nhất ( nếu bài nhiều tranh ảnh ). Với những hình ảnh khác giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát sơ lược để học sinh nắm được những biểu tượng ban đầu mà thôi. Hoặc với những kênh hình để minh họa cho bài giảng giáo viên không nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về kênh hình đó vì điều đó vượt quá sức của học sinh, giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu thêm ở nhà. Hơn nữa cần phải bố trí thời gian ở những kênh hình một cách hợp lý mà không bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ.

   Bốn là: Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị.  Như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có liên quan. Với những kênh hình khó quan sát, mờ hoặc chưa cụ thể, giáo viên có thể phóng to, sưu tầm ảnh màu trên Internet hoặc cụ thể hóa để các em dễ nhận biết và tiếp thu hơn.

   Năm là: Nội dung thuyết minh kênh hình phải sinh động, hấp dẫn, kết hợp với những lời nói truyền cảm thì mới có sức thuyết phục cao đối với học sinh.

   Sáu là: Phương pháp thường hay sử dụng để khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử là.  Hướng dẫn học sinh quan sát ( từ tổng thể đến chi tiết ), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp…

Hiệu quả sử dụng kênh hình còn phụ thuộc vào sự ham muốn của học sinh, giáo viên phải là người đưa ra tình huống có vấn đề để kích thích sự hiểu biết của học sinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học.

  2.3.3. Những lưu ý khi khai thác kênh hình trong SGK.

     Để phát huy hết hiệu quả khi sử dụng hệ thống kênh hình, điều quan trọng là giáo viên phải xác định cho mình nên sử dụng, khai thác thế nào. Theo tôi, khi sử dụng hệ thống kênh hình, giáo viên cần chú ý những điểm sau:

    – Cần phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn phương pháp sử dụng thích hợp, đảm bảo phát huy được sự chú ý và tính tích cực của học sinh vào khai thác kênh hình.

    – Khi soạn giáo án, giáo viên phải xác định được thời điểm, thời gian hợp lí để sử dụng kênh hình vào bài dạy, và phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khai thác một cách hợp lí và hệ thống câu hỏi này phải có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.

    – Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác, giáo viên phải hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất nội dung kiến thức phản ánh trong kênh hình đó là gì, tức là phải hiểu hết bản chất của kênh hình.

    – Phải đảm bảo sự kết hợp giữa lời nói với việc trình bày nội dung kênh hình theo hướng rèn luyện khả năng thực hành của học sinh, đồng thời kết hợp với các tài liệu khác khi sử dụng.

   2.3.4. Các bước cần thiết khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa.

     Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh nhằm mục tiêu cho học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, tôi xin được giới thiệu về việc khai thác tranh ảnh trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8.

     Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.

     Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi, nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh.

     Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi quan sát, kết hợp ý kiến của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học.

     Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung nội dung trả lời câu hỏi của học sinh, hoàn thiện nội dung việc khai thác tranh ảnh và cung cấp cho học sinh.

     Kết luận: Học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài học.

    2.3.5. Một số giải pháp, kinh nghiệm khi sử dụng và khai thác đối với từng loại kênh hình cụ thể.

     Khi sử dụng và khai thác hệ thống kênh hình thì trước hết giáo viên cần phải đảm bảo thực hiện tốt theo những lưu ý nói trên; đồng thời dựa trên cơ sở đó, đối với mỗi loại kênh hình cụ thể cần kèm theo các bước sử dụng và khai thác như sau:

    2.3.5.1. Đối với tranh ảnh, hình vẽ.

    Với chương thình lịch sử lớp 8 thì tranh ảnh, hình vẽ chiếm số lượng rất lớn trong sách giáo khoa. Tranh ảnh, hình vẽ là nguồn kiến thức lịch sử có tính giáo dục tính cách, phát triển tư duy của học sinh. Sử dụng tốt loại kênh hình này sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, tạo sự hứng thú trong quá trình nhận thức.

    Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực của học sinh thông qua khai thác tranh  ảnh, hình vẽ là một việc hết sức khó khăn. Để đạt hiệu quả khi sử dụng, giáo viên cần phải thực hiện tốt các bước sau:

   Giáo viên hiểu đầy đủ những thông tin kiến thức trong tranh, xây dựng được hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, xác định thời điểm hợp lí khi sử dụng.

   Đối với tranh ảnh phản ánh thành tựu văn hóa, vật chất thì giáo viên cho học sinh quan sát toàn cảnh bức tranh, giáo viên gợi ý, sau đó miêu tả toàn bộ, tỉ mỉ theo phương pháp đàm thoại.

   Đối với tranh, ảnh phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử, giáo viên cho học sinh quan sát toàn bộ bức tranh theo nguyên tắc từ trên xuống, từ trái qua phải. sinh quan sát để rút ra những chi tiết có liên quan đến nội dung sự kiện. Tiếp đó gợi mở một số câu hỏi định hướng có vấn đề hướng dẫn học sinh khai thác tranh sau đó giáo viên bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức phản ánh trong tranh.

  Ngoài ra, cần lưu ý:

   Trong dạy – học Lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập trung chủ yếu vào tranh, ảnh có liên quan đến sự kiện, tránh làm phân tán sự chú ý của học sinh.

   Sử dụng tranh không phải minh họa “đơn thuần” cho bài học, mà phải hướng dẫn học

   Đặc biệt khi sử dụng các loại tranh, ảnh chân dung, cần phải chú ý đến mục đích giáo dục và phát triển. Giáo viên không nên quá chủ quan đến việc đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét, miêu tả về hình dáng bên ngoài của nhân vật, mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm, vai trò thể hiện ở hành động của nhân vật.

 * Ví dụ cụ thể:

  Ví dụ 1: Giới thiệu về chân dung nhà bác học Niu-tơn – khi dạy bài 8: Sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX.

   * Mục đích cần hướng đến.

    Tìm hiểu những tiến bộ về khoa học tự nhiên ở thế kỷ XVIII – XIX, đặc biệt là những đóng góp của nhà bác học Niu-tơn đối với nhân loại.

   * Kiến thức cơ bản để khai thác.

Trong những thành tựu về khoa học tự nhiên ở thế kỷ XVIII – XIX thì tiêu biểu nhất là những đóng góp của nhà bác học Niu-tơn.

                                      Hình 38. I. Niu-tơn ( 1643 – 1727)    

  ? Em biết gì về nhà bác học Niu-tơn?

   Giáo viên giới thiệu đôi nét về nhà bác học Niu-tơn (1643 – 1727): Nhà vật lý, toán học nước Anh, người được thế giới tôn là “người sáng lập ra vật lý học cổ điển”. Niu-tơn xuất thân gia đình quý tộc nông thôn. Cha của Niu-tơn mất trước khi ông ra đời. Lúc mới sinh Niu-tơn ốm yếu, quặt quẹo. Bà mẹ quan tâm chăm sóc sức khỏe cho Niu-tơn nhiều hơn đường học vấn. Năm 12 tuổi, bà mới cho con trai đi học. Vì sức yếu, cậu thường bị các bạn bắt nạt. Cậu bèn nghĩ ra cách trả thù thú vị, là quyết tâm học thật giỏi để đứng đầu lớp. Năm 17 tuổi, Niu-tơn vào học ở trường Đại học tổng hợp Kem-brit-giơ. Thời gian còn là sinh viên, Niu-tơn đã tìm ra nhị thức trong toán học giải tích, được gọi là “nhị thức Niutơn”. 

Năm 19 tuổi bắt đầu vào Đại học Cam-bir-dge, bắt đầu nghiên cứu rộng rãi khoa học tự nhiên. Năm 27 tuổi, ông được cử làm giáo sư toán ở trường Đại học nơi ông học; năm 30 tuổi, ông được bầu làm hội viên Hội khoa học hoàng gia Anh (Viện hàn lâm) và 23 năm cuối đời, ông làm chủ tịch Hội khoa học hoàng gia Anh. Ông còn là hội viên danh dự của nhiều Hội khoa học và viện sĩ của nhiều Viện hàn lâm.

      Niu-tơn sống cuộc đời độc thân và hết sức đãng trí. Tính đãng trí của ông đã trở thành những giai thoại như chuyện mời cơm khách, chuyện luộc đồng hồ, chuyện đục hai lỗ cho chó và mèo…Niu-tơn mất năm 84 tuổi. Ông được mai táng ở Đài kỷ niệm quốc gia Anh trong tu viện Oetminxtơ – nơi an nghỉ của các vua chúa và các bậc vĩ nhân của nước Anh.       

? Hãy kể tên những thành tựu nổi bật của nhà bác học vĩ đại này?

    Thành tựu khoa học của ông trên nhiều lĩnh vực, tích vi phân ông sáng lập là một cột mốc trong lịch sử toán học; giải thích về các loại màu sắc của vật thể đã mở đường sáng lập khoa học quang phổ. Cống hiến lớn khiến tên tuổi ông trở thành bất tử là ba định luật về chuyển động đặt cơ sở lý luận cho lực học kinh điển, quan trọng nhất là “Nguyên lý vạn vật hấp dẫn”. Đây là nguyên lý cơ sở cho những phát minh vật lý học, cơ học, thiên văn học trong nhiều thế kỷ. Một lần, Newton trông thấy quả táo rụng từ trên cây xuống, ông liền nghĩ đến những nguyên nhân về sự rơi của các vật và tìm ra sức hút của quả đất.

     Những phát kiến về thiên văn học của Niutơn dựa vào định luật vạn vật hấp dẫn đã giáng đòn chí mạng vào uy tín của giáo hội. Bọn bảo vệ tôn giáo đã phản ứng lại một cách quyết liệt đầy căm phẫn trước những phát minh về thiên văn học của Niutơn. Do ảnh hưởng của giáo hội, nhiều trường đại học ở châu Âu đến tận thế kỷ XIX vẫn cấm dạy môn cơ học, những vấn đề có liên quan đến định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.

 Ví dụ 2:

    Khi dạy bài “Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)”, mục 2: Tình  hình chính trị- xã hội nước Pháp trước cách mạng. Giáo viên cho học sinh khai thác hình 5 (SGK).

                Hình 5. Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng.

 Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần:

  Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở.

? Qua hình 5, em hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ?

   Một nông dân già, tay chống chiếc cuốc ( tiêu biểu cho nền nông nghiệp lạc hậu), cõng trên lưng Quý tộc và Tăng lữ ( chịu sự áp bức). Trong túi áo, túi quần của người nông dân có những tờ văn tự vay nợ, cầm ruộng đất. Các hình chim, thỏ nói lên đặc quyền của các thế lực phong kiến ( có quyền nuôi các loài vật này, nếu nông dân bắt giết sẽ bị trừng phạt) và chuột (phá hoại mùa màng). 

? Em thấy xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào?

   Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

  + Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua. 

  + Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, các tầng lớp nhân dân khác. Họ không có quyền lợi chính trị. Nông dân chiếm 90% dân số ( khoảng 24 triệu người), là giai cấp nghèo khổ nhất vì không có ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức, bóc lột, phải đóng thuế và làm nghĩa vụ với phong kiến. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.

Giáo viên kết luận: Bức tranh miêu tả người nông dân già nua ốm yếu phải cõng trên lưng hai người có thân hình béo khoẻ đó là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp Quý tộc và Tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng. Người ngồi trước mặc áo choàng với nét mặt phởn chí, thoả mãn là Tăng lữ. Người ngồi sau đeo thanh gươm có đầy đủ trang sức, trang phục rất đẹp là Quý tộc. Trong túi họ gồm các loại công văn khế ước cho vay nợ, cho thuê ruộng đều là những quy định nghĩa vụ phong kiến của nông dân. Đời sống cực khổ bị Quý tộc và Tăng lữ áp bức bóc lột thông qua các loại thuế đồng thời với công cụ canh tác thô sơ và lạc hậu đó là hình ảnh mô tả nền nông nghiệp lạc hậu của Pháp thời bấy giờ.

    Như vậy với hướng khai thác trên, giáo viên phần nào hướng học sinh đi từ hiện thực khách quan đến tư duy trừu tượng, nắm vững và hiểu thực trạng xã hội Pháp trước cách mạng cũng như tình cảnh người nông dân và số phận của những con người thuộc đẳng cấp thứ 3 phải gánh chịu đúng như nội dung mà kênh hình cần đề cập.  

   Ví dụ 2:

    Dạy bài 18: “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới” (Lịch sử 8). Giáo viên phóng to Hình 65, Hình 66, Hình 67 (SGK).

      Khi giáo viên dạy phần kinh tế của nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Giáo viên cho học sinh quan Hình 65, Hình 66, sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.

? Theo em, hai bức ảnh trên phản ánh điều gì? 

   Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu sau khi quan sát: 

   Bức ảnh ” Bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1928″ ( hình 65): cho thấy những dòng xe ô tô dài vô tận đậu trên bãi biển váo một ngày nghỉ cuối tuần, phía xa là những tòa nhà sầm uất. Điều đó cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo ô tô, một trong những ngành sản xuất quan trọng tạo nên sự phồn vinh của kinh tế Mĩ thời gian này. Tác động của ngành công nghiệp chế tạo ô tô  đến nề kinh tế Mĩ rất lớn: thúc đẩy ngành luyện thép, chế biến cao su, sản xuất vật liệu khác, ngành xăng dầu, ngành xây dựng, đường sá, cầu cống… Đồng thời nhiều khách sạn, nhà hàng, bãi đỗ xe mọc lên cùng với việc giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động.

   Bức ảnh; “Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ” ( hình 66): cho thấy ở phía xa là tòa nhà cao chọc trời được xây dựng trong những năm 20 của thế kỉ XX. Đó là một trong những hình ảnh cho thấy sự phồn vinh của kinh tế Mĩ.

   Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Mĩ rất phát triển, là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính thế giới. Biểu hiện là dòng xe ô tô dài vô tận chứng tỏ sự phát triển của ngành chế tạo ô tô. Sự phát triển của ngành sản xuất ô tô tác động lớn đến nền kinh tế nước Mĩ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như luyện kim, cao su, xăng dầu, khách sạn, nhà hàng … Giải quyết được việc làm cho hàng triệu người dân lao động. 

   Từ kênh hình trên học sinh tự suy nghĩ và trả lời được nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ.

   Khi cho học sinh tìm hiểu mục hội của nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX, giáo viên lại một lần nữa cho học sinh quan sát kĩ  hình 67.

? Quan sát kênh hình trên, em có suy nghĩ gì về tình hình xã hội của nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX ?

   Sau khi quan sát kênh hình, học sinh trả lời được: Nước Mĩ rất giàu có nhưng sự giàu có đó chỉ đối với giai cấp tư sản, còn công nhân, người lao động làm thuê, dân nghèo thành thị… vẫn bị bóc lột và bị đối xử tồi tệ, phải sống chui rúc trong các khu ổ chuột, lán trại tạm bợ ở ngoại ô thành phố, không có những điều kiện tối thiểu để sinh sống. Đó là sự phân phối không công bằng trong xã hội Mĩ.

    2.3.5.2. Đối với lược đồ. 

   Lược đồ là một loại kênh hình chiếm số lượng rất lớn trong Sách giáo khoa. Đây là một loại “thông tin” rất trực quan về vị trí các địa danh, về diễn biến của trận đánh, từ đó giúp cho học sinh nắm được kiến thức và tái tạo lại sự kiện lịch sử một cách rõ nét hơn.

   Đặc trưng của lược đồ là hiểu qua hệ thống các ký hiệu là chủ yếu. Trên cơ sở đó, khi khai thác, sử dụng, ngoài những lưu ý chung ở trên còn cần phải làm tốt các thao tác và biện pháp sau:    

    Cần xác định rõ mục đích sử dụng, khai thác lược đồ là gì, từ đó sẽ đưa ra được cách sử dụng hợp lý.

    Giáo viên cần hiểu rõ những kiến thức lịch sử, địa lý được thể hiện trên lược đồ như: tên lược đồ, chú giải, ký hiệu, quy ước, mầu sắc,…

    Xác định được thời điểm hợp lý để tiến hành khai thác, sử dụng lược đồ trong tiến trình bài dạy.

    Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lược đồ hoặc dùng phương pháp đàm thoại để cùng học sinh khai thác kiến thức trên lược đồ.

    Ngoài quy trình trên, để đảm bảo tính nghiệp vụ sư phạm, khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên không nên dùng tay mà phải dùng que chỉ, tư thế chếch nghiêng, chỉ hệ thống sông từ thượng lưu xuống hạ lưu. Trước khi trình bày bao giờ cũng phải giới thiệu tên lược đồ. Ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên là hết sức quan trọng. Trong quá trình khai thác cần chú ý đến đối tượng học sinh và thời gian giờ giảng.

 * Ví dụ cụ thể:

   Khi dạy bài 27: “Khởi nghĩa Yên Thế“.  Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho học sinh khai thác và sử dụng H.96 “Lược đồ Khởi nghĩa Yên Thế” :  

   Lược đồ nhằm cụ thể hoá vị trí địa lý của căn cứ Yên Thế.

   Giáo viên dựa vào lược đồ để giảng và trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).

   Giáo viên treo lược đồ, giới thiệu khái quát lược đồ, giới thiệu các ký tự, ký hiệu. Hướng dẫn học sinh quan sát và đưa các câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi, khám phá rút ra kiến thức:

? Dựa vào lược đồ, em hãy xác định căn cứ chính, địa bàn hoạt động của nghĩa quân, chiến thuật đánh địch chủ yếu cuả nghĩa quân là gì?

   Căn cứ: Yên Thế nằm ở tây Bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích khoảng 40- 50 km2. Đây  là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

  Lãnh đạo: Gồm nhiều thủ lĩnh địa phương, nhưng nổi bật nhất là Đề Nắm và Đề Thám ( Hoàng Hoa Thám).

? Cuộc khởi nghĩa diễn ra qua mấy giai đoạn?

   Học sinh trao đổi thảo luận đưa ra ý kiến của mình.

   Giáo viên chốt lại: Cuộc khởi nghĩa trải qua 3 giai đoạn:

    – Giai đoạn 1 (1884-1892): Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất ( tháng 4 – 1892) Đề Thám ( Hoàng Hoa Thám) trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào. 

    – Giai đoạn 2 (1893-1908): Là thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở, mở rộng căn cứ chống Pháp ở Yên Thế.

    – Giai đoạn 3 (1909-1913): sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần,  thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Giáo viên kết luận: đây là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất cuối thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX nhưng là cuộc khởi nghĩa duy nhất không chịu ảnh hưởng của phong trào Cần Vương. Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế gây cho Pháp nhiều thất bại nặng nề, làm chậm quá trình bình định của Pháp đồng thời cũng chứng tỏ lòng yêu nước của nông dân Việt Nam. 

? Khởi nghĩa Yên Thế có gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Qua đó nói lên điều gì?

Khởi nghĩa Yên Thế Phong trào Cần Vương
Thời gian Kéo dài 30 năm: (1884 – 1913)  10 năm: (1885- 1896)
Lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân. Là những sĩ phu văn thân yêu nước, có chung nỗi đau với quần chúng lao động, tự động đứng về phía nhân dân chống thực dân Pháp (tiêu biểu là Tôn Thất Thuyết).
Địa bàn Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì. Mở rộng trên phạm vi cả nước từ Thanh Hóa – Nghệ An đến Hà Tĩnh, Quảng Bình và lan sang cả Lào.
Mục tiêu Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa Cần Vương. Khôi phục một triều đại phong kiến độc lập có vua hiền, tôi giỏi. Khôi phục chủ quyền dân tộc, phần nào đáp ứng nguyện vọng của nhân dân nên được đông đảo quần chúng ủng hộ. 
Lực lượng Nghĩa quân đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống tự do. Những người dân, văn thân sĩ phu yêu nước.
Cách đánh Nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động. Từ hành động tự vệ chính đáng chuyển sang phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc.

   2.3.5.3. Đối với niên biểu lịch sử.

    Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xây dựng niên biểu: 

     Niên biểu là một thông tin trực quan rất hiệu quả, giúp cho học sinh tiếp thu nhanh kiến thức và khi giáo viên hướng dẫn học sinh lập niên biểu sẽ rèn cho học sinh kĩ năng tổng hợp, sắp xếp lô gíc, khoa học.

     Dựa vào nội dung của lịch sử và yêu cầu của câu hỏi để xác định được số lượng cột ngang, dọc cho phù hợp.

   Chú ý lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, cơ bản nhất của mỗi giai đoạn lịch sử.

   Ngôn ngữ trong niên biểu cần ngắn gọn, rõ ý, chính xác.

   Giáo viên yêu cầu học sinh lập niên biểu theo mẫu, sau khi học sinh lập niên biểu, giáo viên nhận xét và đưa ra niên biểu đầy đủ, hoàn chỉnh.

  * Ví dụ cụ thể:

   Tôi xin đưa ra cách hướng dẫn học sinh xây dựng niên biểu khi dạy phần: Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918 – Sách giáo khoa lịch sử 8.

   Trước tiên: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu những sự kiện chính phản ánh quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858 đến 1884.

   Tiếp theo: Giáo viên cho học sinh trình bày bài làm của mình, giáo viên nhận xét và bổ sung bảng niên biểu hoàn chỉnh:

TT Thời gian Sự kiện
1 Ngày 1 – 9 – 1858 Thực dân Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam. Quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình đã đánh trả quyết liệt
2 Tháng 2- 1859 Quân Pháp kéo và Gia Định. Quân và dân ta chặn địch ở đây.
3 Đến tháng 

2- 1862

Pháp tăng quân, chiếm đóng Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
4 Tháng 6- 1867 Quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. Triều đình bất lực. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi lên khởi nghĩa khắp nơi.
5 Ngày 

18 – 8 – 1883

Pha[s đánh vào Huế. Triều đình đầu hàng, kí Hiệp ước Hác- măng, rồi Pa-tơ-nốt ( 6- 6- 1884), công nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. 

  2.3.5.4. Đối với sơ đồ, biểu đồ.

  * Ví dụ 1:

Khi dạy bài 5: Công xã Pa-ri 1871, giáo viên sử dụng Hình 30: “Sơ đồ bộ máy Hội đồng Công xã“, rồi trình bày những sự kiện về tổ chức nhà nước, những biện pháp của công xã trên các lĩnh vực: giáo dục, văn hóa, kinh tế, chính trị … 

Học sinh quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi:

? Em có nhận xét gì về bộ máy Hội đồng Công xã ?  

   Tổ chức bộ máy Hội đồng Công xã: Cơ quan cao nhất của Nhà nước mới là Hội đồng Công xã, vừa có nhiệm vụ ban bố pháp luật, vừa lập ra các uỷ ban thi hành pháp luật. Thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.

   Chính sách của Hội đồng Công xã: Ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều chính sách tiến bộ, phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân:

    Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, nhà trường không được dạy kinh thánh.

    Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.

    Quy định tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.

    Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ, quy định giá bán bánh mì, thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc miễn học phí.

  Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên sơ kết lại tổ chức bộ máy nhà nước và nhấn mạnh điểm khác nhau giữa bộ máy nhà nước của tư sản và tổ chức bộ máy Hội đồng Công xã. Từ đó học sinh sẽ thấy được Hội đồng công xã là bộ máy nhà nước kiểu mới. 

* Ví dụ 2:

   Khi dạy mục II – Châu Âu trong những năm 1929- 1939;  Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939).

    Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.

 ? Nêu nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng?

    Do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 – 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.

 ? Cho biết hậu quả của cuộc khủng hoảng đó?

    Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.

  ? Qua sơ đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 – 1931?

    Sơ đồ cho thấy sự tăng trưởng của sản lượng thép ở Liên Xô với sự sụt giảm của sản lượng thép ở Anh. Sơ đồ thể hiện hai chiều hướng trái ngược nhau trong nền sản xuất của Anh ( nước TBCN) và của Liên Xô ( nước XHCN) trong những năm 1929 – 1933.

    Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp… tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế – xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.

  ? Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức?

    Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le – thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 – 1 – 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.

 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

     Bản thân tôi đang đảm nhận việc giảng dạy môn Lịch sử ở khối lớp 8 và đã từng giảng dạy ở tất cả các khối lớp, trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy. Và sau mỗi tiết dạy có sử dụng kênh hình tôi lại rút ra được kinh nghiệm cho bản thân để những tiết học sau tôi sẽ phân tích hay hơn, hấp dẫn hơn, nội dung bài học càng được in đậm hơn. Và tất nhiên việc khai thác nội dung kênh hình không phải bao giờ cũng thực hiện một chiều tức là chỉ có giáo viên trình bày cho học sinh nghe mà người giáo viên phải biết khơi gợi để học sinh tự phát hiện thông tin, tự trình bày theo ý hiểu của mình. Qua đó còn rèn luyện được tính mạnh dạn, tự tin và khả năng thuyết trình trước tập thể trong mọi hoạt động của học sinh.

                     * Bảng đối chứng – kết quả khảo sát như sau:

Phương pháp Khối lớp 8 Giỏi Khá Trung bình Yếu – Kém
SL % SL % SL % SL %
Khảo sát đầu năm học (Khi chưa áp dụng đề tài này) 48 HS   2 4,2 6 2,5 32 66,6 8 16,7
Khảo sát cuối năm học (Khi đã áp dụng đề tài này) 48 HS 6 12,5 14 29,2 27 56,3 1 2,0

     Với đề tài “Khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8 để phát huy tính tích cực học tập của học sinh” này, bản thân tôi vừa nghiên cứu, vừa tiến hành áp dụng vào giảng dạy trong nhà trường THCS, tôi thấy chất lượng bộ môn tăng lên đáng kể. Số lượng học sinh yêu thích môn Lịch sử ngày càng nhiều, đến giờ học Lịch sử thấy các em chú ý theo dõi, hăng hái phát biểu và có rất nhiều em thường xuyên xuống thư viện mượn sách tham khảo môn sử để đọc, học. Các em biết vận dụng linh hoạt các kênh hình trong sách giáo khoa và trên lược đồ, nhanh chóng nắm bắt được nội dung bài học, hiểu bài và thuộc bài tại lớp. Từ những thực tế trên, bản thân tôi cũng cảm thấy càng yêu nghề hơn, luôn luôn tìm tòi nghiên cứu và tìm các biện pháp đầu tư vào giảng dạy để chất lượng dạy – học ngày càng được nâng cao.

 3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

 3.1. Kết luận.

  Dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường THCS nói riêng là một quá trình. Đó là một quá trình nhận thức đặc thù, trong đó giáo viên tổ chức, dẫn dắt học sinh một cách có mục đích, có kế hoạch để học sinh nắm vững những tri thức cơ bản, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách.

  Với tinh thần đó, người thầy đóng vai trò quyết định tạo nên chất lượng giáo dục. Đặc biệt với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi người thầy không những có đạo đức trong sáng, tâm huyết với nghề nghiệp, mà còn phải có một trình độ chuyên môn vững vàng. Để đạt được yêu cầu trên, đòi hỏi người thầy không ngừng rèn luyện về mọi mặt, trong đó nâng cao trình độ chuyên môn là vấn đề rất quan trọng. 

  Để nâng cao trình độ chuyên môn, người thầy không ngừng tự học để hoàn thiện mọi kĩ năng sư phạm. Trong tình hình hiện nay, với những thành tựu của khoa học – công nghệ, đặt biệt Công nghệ thông tin được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và  ứng dụng Công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề thiết yếu.  

  Với giáo viên dạy Lịch sử, việc kết hợp kĩ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa với ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ cho giảng dạy, sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt, không những hoàn thiện kĩ năng sư phạm, nâng cao được trình độ chuyên môn của người thầy; mà còn phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học bộ môn. 

    Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc dạy và học nói chung, dạy học môn lịch sử nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.  

    3.2. Kiến nghị.

      Qua thực tế giảng dạy, tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:

3.2.1. Đối với giáo viên.

     Giáo viên đóng vai trò quyết định tạo nên chất lượng giáo dục. Đặc biệt với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được yêu cầu trên, đòi hỏi người giáo viên phải có một trình độ chuyên môn vững vàng, không ngừng rèn luyện về mọi mặt, trong đó nâng cao trình độ chuyên môn là vấn đề rất quan trọng. 

       Giáo viên phải chịu khó học hỏi, nắm bắt công nghệ thông tin, phải trang bị máy tính để chuẩn bị bài ở nhà và đặc biệt phải sưu tầm nhiều lược đồ, sơ đồ và nhiều tài liệu, hình ảnh có liên quan từ các sách báo và mạng Internet để đưa vào bài giảng. Hơn nữa với môn học Lịch sử còn có một ưu thế nữa hơn các môn học khác là có nhiều tranh ảnh tài liệu cũng như phim tư liệu liên quan đến nội dung bài học để minh họa cho bài giảng làm tăng tính trực quan sinh động. Vì vậy người giáo viên phải luôn phải cập nhật thông tin, chắt lọc thông tin để đưa vào bài giảng một cách hiệu quả nhất.  

   3.2.2. Đối với nhà trường.

       Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nhà trường. Việc ứng dụng đề tài này, đặc biệt là việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử đòi hỏi các nhà trường phải đầu tư nhiều về trang thiết bị như phòng học đảm bảo tiêu chuẩn, hệ thống máy tính có kết nối Internet, máy chiếu…để làm sao tiết học nào cũng có thể sử dụng máy móc làm phương tiện dạy học, tiến tới mỗi phòng học phải được trang bị một hệ thống máy chiếu để sử dụng cho tất cả các tiết học và tất cả các bộ môn.

    3.2.3. Đối với cấp trên.

    Phòng giáo dục cần quan tâm hơn nữa trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ, giáo viên hợp lí, đủ số lượng, đảm bảo về cơ cấu bộ môn ngay từ đầu năm học. 

    Phòng giáo dục cần tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện để đầu tư thêm trang thiết bị, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu dạy học cho các nhà trường. 

   Tóm lại, sử dụng kênh hình theo hướng phát triển tính tích cực học tập của học sinh là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử, chính vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.     

                                                                                                                                                                                                          

        

TÀI LIỆU THAM KHẢO

     1. Chuẩn kiến thức kỹ năng Lịch sử lớp 8.

     2. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Lịch sử lớp 8.

     3. Cuốn “Những tri thức Lịch sử bạn cần biết”-  Tác giả Đặng Thanh Tịnh

                                                ( Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ).

     4. Phương pháp dạy học lịch sử  của Giáo sư Phan Ngọc Liên 

     5. Phương pháp dạy học Lịch sử – Năm 2001.

                            (Nhà xuất bản Giáo dục)

     6. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1, tập 2. 

                                       (Nhà xuất bản giáo dục – Tác giả Trương Hữu Quýnh)

     7. Lịch sử thế giới hiện đại – 

                                          ( Nhà xuất bản giáo dục- Tác giả Nguyễn Anh Thái)  

     8. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử THCS.    

     9. Một số tư liệu, hình ảnh sưu tầm từ mạng Internet.

     10. Một số tài liệu tham khảo khác.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Sử dụng video “Khát vọng non sông” trong dạy học môn Lịch sử& Địa lí lớp 8 –phân môn Lịch sử-bài “Phong trào Tây Sơn
8
Lịch Sử&Địa Lí
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)