SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi đạt hiệu quả cao
- Mã tài liệu: BC3033 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 693 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi đạt hiệu quả cao” triển khai các biện pháp như sau:
1. Xây dựng kế hoạch cá nhân.
2. Cô giới thiệu cho trẻ các nguồn năng lượng và ích lợi của năng lượng, cách sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, hiệu quả.
3. Lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động.
4. Trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe về nội dung tiết kiệm năng lượng.
5. Cô giáo là tấm gương cho trẻ.
6. Hoạt động nêu gương.
7. Công tác tham mưu với nhà trường.
8. Công tác phối kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Giáo dục mầm non là một khoa học, là một nghệ thuật. Khoa học này dạy trẻ không ngừng phát triển, do vậy đòi hỏi công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện có những phẩm chất toàn diện mới hoàn thành được nhiệm vụ giao phó. Nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ mầm non không ngừng phát triển về mọi mặt: Đức – Trí – Thể – Mỹ.
Trong những năm gần đây nền kinh tế – Văn hóa – Xã hội phát triển mạnh kéo theo nền giáo dục nước nhà cũng phát triển, và giáo dục mầm non cũng có những bước phát triển vượt bậc. Chính vì vậy đã đặt ra cho giáo dục mầm non những nhiệm vụ mới là không ngừng đổi mới về phương pháp và hình thức giảng dậy, đồng thời có nhiều các chuyên đề các nội dung mới được đưa vào lồng ghép giáo dục trẻ, những nội dung đó là những vấn đề cấp thiết của xã hội, một trong nhưng nội dung đó là “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Việc làm này đòi hỏi tất cả mọi người cùng chung tay để làm. Nhưng để những việc làm đó thật sự có hiệu quả thì chúng ta phải đi từng bước một. Bước đầu tiên chúng ta sẽ làm đó là giáo dục trẻ, vì trẻ em là tương lai của đất nước lúc này trẻ như một tờ giấy trắng chúng ta phải vẽ những gì đẹp nhất và có ý nghĩa nhất lên tờ giấy đó, thế hệ trẻ nếu được giáo dục tốt thì sẽ làm thay đổi được vận mệnh của đất nước.
Như chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Nguồn tài nguyên thiên nhiên thì có hạn nếu như con người cứ khai thác mãi thì nguồn tài nguyên đó sẽ bị cạn kiệt. Vậy làm thế nào để đảm bảo nguồn năng lượng cho chúng ta sử dụng. Cách làm thiết thực và hiệu quả nhất đó là chúng ta phải tiết kiệm năng lượng và đó như một câu khẩu hiệu trong các sinh hoạt hàng ngày đối với mỗi người. “Hãy tắt khi không sử dụng”.
Tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các nội dung lồng ghép tiết kiệm năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “ Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B đạt hiệu quả cao tại Trường Mầm non TT Bến Sung – Huyện Như Thanh”
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nhất trong việc tổ chức lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lựơng cho trẻ từ đó đề xuất nhân rộng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Thị Trần Bến Sung.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu. Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ lớp mâũ giáo 4-5 tuổi B đạt hiệu quả cao tại Trường Mầm non TT Bến Sung – Huyện Như Thanh
IV .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Gồm các phương pháp điều tra, quan sát, đàm thoại, các phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động…
- Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu. (Bảng biểu)
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Chuyên đề “Giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầm non” được bộ giáo dục đưa vào áp dụng năm học 2010 nội dung này tôi thấy rất thiết thực đối với bậc học mầm non vì mầm non là thế hệ tương lai của đất nước,
ở trẻ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những gì trẻ đã được học và để lại dấu ấn lâu dài trong tâm trí trẻ lứa tuổi mầm non . Chính vì vậy chúng ta cần đưa nội dung tiết kiệm năng lượng vào giáo dục trẻ để góp phần quan trọng vào sự phát triển nhận thức của trẻ tạo ra một thế hệ trẻ có sự hiểu biết đầy đủ về tiết kiệm nói riêng và tiết kiệm năng lượng nói chung. Vì vậy việc tiết kiệm năng lượng có ý ngĩa rất lớn đốí với kinh tế xã hội của đất nước làm cho nền kinh tế vững mạnh đời sống mỗi cá nhân gia đình được đảm bảo .
Đối với trẻ mầm non là những trang sách đầu tiên của cuộc đời chúng ta cần đưa nội dung tiết kiệm năng lượng vào để giáo dục trẻ, hình thành ở trẻ những hành vi thói quen dù là nhỏ nhưng đó cũng là nền tảng sau này để trẻ có những hành vi và việc làm thân thiện có ích đối với môi trường và việc tiết kiệm năng lượng.
Với tình hình thực tế tại tại địa phương, quá trình đô thị hóa đang phát triển rất nhanh dân cư tập trung đông chính vì vậy nhu cầu sử dụng năng lượng càng nhiều trong khi nguồn năng lượng ở địa phương lại có hạn. Vậy làm thế nào để đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp đủ cho nhu cầu của chúng ta, nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm đối với vấn đề cấp thiết này.Tôi đã mạnh dạn lựa chọn cho mình một đề tài nghiên cứu về vấn đề tiết kiệm năng
lượng để giáo dục cho trẻ với mong muốn trẻ có những hiểu biết cơ bản về các nguồn năng lượng. Để từ đó trẻ có ý thức và hành vi tiết kiệm năng lượng .
Phạm vi tiến hành thực hiện đề tài này là 40 trẻ lớp Mẫu Giáo 4-5 B tuổi do tôi phụ trách tại trường non thị trấn Bến Sung.
- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU.
- Thuận lợi:
– Trường mầm non thị trấn Bến Sung là trường trọng điểm của huyện, nhiều năm liền đạt tiên tiến các cấp. Được sở giáo dục công nhận là trường chuẩn Quốc Gia mức độ I, được Thủ Tướng Chính Phủ tặng cờ thi đua.
– Năm học ………được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4-5 tuổi B là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp tôi đã thấy rằng:
– Ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trẻ được học qua nhiều lớp ở trường được học đúng độ tuổi, đa số trẻ được sinh sống ở môi trường dân trí có trình độ cao nên rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc giáo dục đạt kết quả, đặc biệt trẻ mẫu giáo nhỡ trẻ đã mạnh dạn, tự tin, thích tham gia vào các hoạt động đặc biệt là hoạt động tiết kiệm năng lượng do cô tổ chức.
– Cơ sở vật chất trang thiết bị của lớp học xây dựng khang trang rộng rãi, đúng quy cách có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi của trẻ, còn có nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt. Lớp học có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ việc giảng dậy nhằm giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng.
– Được sự quan tâm của phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường về chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho bản thân tôi được tham gia nhiều lớp tập huấn chuyên đề hàng năm do Sở giáo dục và đào tạo và Phòng giáo dục tổ chức nên bản thân tôi đã cập nhật tiếp thu được các kiến thức mới của chuyên đề, và đi học nâng trình độ trên chuẩn.
– Bên cạnh đó trường còn tổ chức những giờ dạy mẫu, thăm lớp, dự giờ – Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Từ đó đóng góp ý kiến. Nhằm bồi dưỡng năng lực và sự hiểu biết về nguồn năng lượng cho giáo viên để từ đó giáo viên có thêm kiến thức để cung cấp tới trẻ .
– Bản thân tôi được sinh ra và lớn lên trong môi trường làng quê từ nhỏ được sử dụng những nguồn năng lượng sạch do thiên nhiên ban tặng, nên tôi nhận thức sâu sắc được ý nghĩa của nguồn năng lượng sạch đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
- Khó khăn
– Trẻ chưa có hiểu biết về các nguồn năng lượng củng như việc tiết kiệm năng lượng
– Một số trẻ do tiếp xúc với môi trường xã hội ít nên chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động tiết kiệm năng lượng do giáo viên tổ chức .
– Đời sống ngày càng nâng cao, trong sinh hoạt hàng ngày sử dụng nhiều các thiết bị hiện đại mà lại tiêu tốn nhiều năng lượng nên trẻ chưa có ý thức sử dụng tiết kiệm, cộng với việc gia đình ít quan tâm đến việc giáo dục cho trẻ các hành vi tiết kiệm năng lượng hàng ngày. Do đó trẻ không có hành vi tiết kiệm, dẫn đến trẻ không xem đó là một việc làm cần thiết.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]