SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí lớp 4
- Mã tài liệu: BM4019 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 637 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Chu Trinh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Chu Trinh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Giáo viên xác định đúng đặc trưng bộ môn, nắm vững kiến thức địa lí một cách có hệ thống
Biện pháp 2: Giáo viên cần thu thập thông tin, tư liệu địa lí thiết thực tại thời điểm hiện tại để phục vụ cho bài dạy
Biện pháp 3: Giáo viên chủ động lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung bài dạy
Biện pháp 4: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo và biết khai thác kiến thức từ bản đồ ( lược đồ), bảng số liệu
Biện pháp 5: Giáo viên phối hợp sử dụng tranh ảnh, phim, mô hình, vật thật để hình thành các biểu tượng, khái niệm địa lí
Biện pháp 6: Giáo viên cần tổ chức trò chơi trong phân môn Địa lí
Mô tả sản phẩm
I.MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Trong chương trình Tiểu học bên cạnh các môn Toán, Tiếng Việt thì môn Tự nhiên- xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Phân môn Địa lí là một môn học mới trong chương trình lớp 4, có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự vật hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái đất mà còn giải thích, phân tích, so sánh tổng hợp các yếu tố địa lí cũng như giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mục tiêu dạy học phân môn Địa lí lớp 4 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng trên đất nước Việt Nam. Bước đầu rèn luyện và hình thành một số kĩ năng: kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau; biết nêu thắc mắc và đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; nhận biết đúng các sự vật, hiện tượng địa lí; biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Đồng thời nó còn giáo dục các em việc phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lí nhằm góp phần tích cực vào việc giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Trong phân môn Địa lí, bản đồ và bảng số liệu được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không phải để minh họa cho lời giảng của giáo viên. Như vậy bản đồ và bảng số liệu là đối tượng để học sinh chủ động khám phá khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Việc sử dụng bản đồ, lược đồ tranh ảnh và trò chơi trong dạy học phân môn Địa lí là một trong những điều kiện quyết định sự thành công của tiết dạy, vì nó làm tăng hiệu quả giờ dạy, học sinh có hứng thú trong học tập, giờ học vui tươi thoải mái và là phương tiện để phát triển tư duy của người học.
Để học sinh chủ động tích cực trong giờ học Địa lí, đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ chức, hướng dẫn, phải có phương pháp dạy học phù hợp để lôi cuốn các em hứng thú trong từng bài học, từng hoạt động. Muốn làm được như vậy, ngoài kiến thức của giáo viên thì việc sử dụng phương pháp dạy học mới, phương pháp dạy học tích cực, việc sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và trò chơi trong dạy học Địa lí ở Tiểu học là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra: “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí lớp 4”
I.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy phân môn Địa lí lớp 4, đồng thời giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy học phân môn Địa lí, giúp học sinh nắm vững kiến thức địa lí, biết sử dụng thành thạo bản đồ ( lược đồ), bảng số liệu, tham gia tích cực vào các trò chơi học tập trong môn Địa lí lớp 4
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Tìm hiểu một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí lớp 4.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận:
Để nâng cao chất lượng dạy học địa lí, giáo viên cần sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học khác nhau.Trong đó sử dụng hiệu quả bản đồ, lược đồ, trò chơi trong dạy học địa lí là cần thiết. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở bậc Tiểu học. Việc sử dụng có hiệu quả bản đồ, lược đồ, trò chơi sẽ có tác dụng phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó học sinh tiếp thu kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, tự nhiên làm cho giờ học địa lí sinh động.
Mục tiêu dạy học địa lí lớp 4 là hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản và bước đầu hình thành, rèn luyện một số kĩ năng địa lí.
- Hình thành biểu tượng địa lí:
– “ Biểu tượng địa lí là hình ảnh về các sự vật hoặc hiện tượng địa lí được tri giác, phản ánh vào trong ý thức của học sinh, được giữ lại trong trí nhớ và có khả năng tái tạo theo ý muốn”[1].
Đối với học sinh Tiểu học người ta phân các biểu tượng địa lí ra làm hai loại:
+ Biểu tượng kí ức ( còn gọi là biểu tượng tái tạo) là sự phản ánh đối tượng đã được trực tiếp tri giác trong quá khứ [1].
+ Biểu tượng tưởng tượng (còn gọi là biểu tượng sáng tạo) là sự phản ánh những đối tượng tuy không tri giác trực tiếp, nhưng được tư duy tạo ra trên cơ sở những đối tượng có liên quan đã tri giác được [1].
Ở Tiểu học, phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất là cho các em quan sát đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình,…
- Hình thành khái niệm địa lí:
– Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy những sự vật và hiện tượng địa lí đã được trừu tượng hóa và khái quát hóa, dựa vào các dấu hiệu bản chất, sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp,..). Như
vậy khái niệm địa lí khác với biểu tượng địa lí ở chỗ: trong khái niệm có sự tham gia tích cực của tư duy [ 1].
Theo quan điểm nhận thức về mặt khoa học thì trong Địa lí có 3 loại khái niệm chính:
+ Khái niệm địa lí chung: Là những khái niệm được hình thành để chỉ không những sự vật và hiện tượng địa lí đơn nhất mà còn là một loạt các sự vật và hiện tượng địa lí cùng loại, có những thuộc tính giống nhau.
+ Khái niệm địa lí riêng: Là khái niệm chỉ những sự vật và hiện tượng địa lí riêng biệt, cụ thể. Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng và phản ánh đặc điểm riêng của nó. Ví dụ: sông Hồng, nhà máy thủy điện Y-a-li,…
+ Khái niệm địa lí tập hợp: Nói đến khái niệm địa lí tập hợp là nói đến những
đặc điểm chung của đối tượng ở từng khu vực, từng vùng riêng biệt trên trái đất.
II.2.Thực trạng của việc dạy học địa lí lớp 4 hiện nay trong trường Tiểu học:
a/Giáo viên:
– Thực tiễn dạy học Địa lí ở trường Tiểu học hiện nay cho thấy giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học Địa lí. Giáo viên thường dạy theo phương pháp truyền thống. Học sinh tiếp thu kiến thức thụ động. Giờ học còn mang nặng lý thuyết, chưa nhẹ nhàng và phong phú, sôi nổi, chưa gây hứng thú cho học sinh trong giờ học.
– Giáo viên mới chỉ truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa theo các tiết học, việc khai thác vốn hiểu biết của học sinh, hướng dẫn học sinh tự giác học tập còn hạn chế. Các giờ học còn nặng nề, áp đặt.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]