SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4
- Mã tài liệu: BM4034 Copy
Môn: | Khoa học |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 635 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng và quy định của việc dạy học theo nhóm
3.2.2. Làm tốt công tác chuẩn bị trước khi tổ chức dạy học theo nhóm
3.2.3. Tạo môi trường hợp tác trong nhóm và nâng cao trách nhiệm mỗi thành viên
3.2.4. Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học nhóm trong từng bài và từng hoạt động học
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là quá trình áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh; sử dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm của từng dạng bài. Mục đính của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để đổi mới phương pháp học tập của học sinh trước hết phải đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và đổi mới môi trường diễn ra các hoạt động giáo dục.
Khoa học là một trong hai môn học được tách từ môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 lên. Đây là môn học được tích hợp nhiều kiến thức, nội dung về các chủ đề: con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng, thực vật và động vật. Có rất nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Khoa học đem lại hiệu quả thiết thực như: hỏi – đáp, quan sát, trò chơi, đóng vai, động não, thí nghiệm, thực hành, thảo luận nhóm,… Trong các phương pháp trên thì phương pháp quan sát và thí nghiệm đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên dạy học theo nhóm vẫn là một trong những phương pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả một cách nhanh nhất không chỉ ở môn Khoa học mà còn sử dụng phù hợp với tất cả các môn học nói chung trong chương trình phổ thông hiện nay. Bởi khi học theo nhóm, học sinh sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Kết quả làm việc của nhóm sẽ được trình bày và đánh giá trước tập thể lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt không những phát huy được tính tích cực, chủ động, tính trách nhiệm mà còn phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp của học sinh, tạo cơ hội cho các em biết chia sẻ ý kiến của bản thân khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy môn Khoa học, một số giáo viên vẫn coi trọng và thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như hỏi – đáp, thuyết trình; ngại tổ chức dạy học theo nhóm hoặc có thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức đối phó vì sợ thời gian tiết học kéo dài, lớp học ồn ào, chuẩn bị đồ dùng lích kích,… nên hiệu quả tiết học chưa cao. Vì vậy nhiều năm qua, bản thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở, làm thế nào để thu hút sự hứng thú, phát huy tối đa năng lực học tập của học sinh, tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường nói chung. Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4 để nghiên cứu.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu nội dung, chương trình của môn Khoa học, mối quan hệ các chủ đề và các mạch nội dung.
Nghiên cứu phương pháp và các hình thức dạy học nhóm trong môn Khoa học, từ đó tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em thảo luận nhóm có hiệu quả.
- Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm.
- Phạm vi nghiên cứu
Môn Khoa học lớp 4, trường Tiểu học Trần Phú, huyện Krông Ana năm học 2013 – 2014 và 2014 – 2015.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp khảo sát, điều tra.
– Phương pháp trải nghiệm.
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục tháng 12/1998. Tại Điều 24, khoản 2 của Luật Giáo dục đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vậy có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Trong chương trình lớp 4, mục tiêu của môn Khoa học là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu về sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm; sự trao đổi chất và sự sinh sản của thực vật, động vật với môi trường; một số đặc điểm, tính chất, vai trò của nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt trong đời sống và sản xuất. Hình thành và phát triển các kĩ năng ứng xử thích hợp trong những tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe; quan sát và làm một số thí nghiệm đơn giản, gần gũi với đời sống; biết phân tích, so sánh, nêu những thắc mắc để tìm ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Qua đó hình thành và phát triển cho học sinh các hành vi tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng; thích khám phá khoa học; yêu con người, thiên nhiên, đất nước; đặc biệt giáo dục các em có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
Nội dung kiến thức của môn Khoa học mang tính trừu tượng, yêu cầu học sinh phải ghi nhớ. Việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh khi học môn Khoa học là hết sức cần thiết. Do đó, dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp đáp ứng được các yêu cầu trên, đồng thời giúp học sinh học tập có hiệu quả một cách nhanh nhất. Vì khi học theo nhóm, học sinh sẽ được thảo luận từng vấn đề của bài học, đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập, các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về cách tìm kiếm các giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học.
- Thực trạng
2.1. Thuận lợi, khó khăn
– Thuận lợi
Luôn được sự quan tâm Ban giám hiệu nhà trường cũng như lãnh đạo các cấp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ.
Bản thân nhiều năm liền giảng dạy lớp 4, trong đó có môn Khoa học. Học sinh được học 2 buổi/ ngày, đa số các em có ý thức học tập tốt. Cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học hành của con em mình,luôn tạo điều kiện tốt cho các em học tập.
Nội dung chương trình môn Khoa học đã được lựa chọn biên soạn phù hợp với lứa tuổi học sinh và được sắp xếp theo một lôgíc hợp lí. Mỗi bài học được trình bày gọn trong hai trang liền nhau giúp học sinh dễ dàng theo dõi, tiếp cận và có cái nhìn hệ thống toàn bài học; cuối mỗi bài đều có mục Bạn cần biết cung cấp cho học sinh những thông tin quan trọng, những khái niệm đơn giản. Màu sắc, hình ảnh, kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa sinh động, hài hòa, hệ thống các kí hiệu (như: kính lúp, dấu chấm hỏi, cái kéo và quả đấm, ống nhòm, bóng đèn tỏa sáng, bút chì) chỉ dẫn rõ hoạt động học của học sinh, từ đó giúp giáo viên linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học tương đối hiệu quả.
– Khó khăn
Trang thiết bị phục vụ cho môn Khoa học chưa đầy đủ, các đồ dùng thí nghiệm được cấp phát kém chất lượng.
Kiến thức khoa học từ thực tiễn của một số giáo viên còn hạn chế, vì vậy chưa biết cách hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài học.
Khả năng tiếp thu của học sinh chưa đồng đều; đối tượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế về tư duy và giao tiếp, chưa chủ động học tập theo hình thức nhóm.
Một số cha mẹ học sinh thường xuyên đi làm ăn xa nhà, chưa quan tâm đến việc học hành của con cái.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]