SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học
- Mã tài liệu: BC3119 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 672 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học” triển khai các biện pháp như sau:
* Giải pháp 1: Nghiên cứu kỹ tác phẩm văn học, sử dụng câu hỏi gợi mở và thủ thuật gây hứng thú
* Giải pháp 2: Làm và sử dụng đồ dùng trực quan
* Giải pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
* Giải pháp 4: Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy và tổ chức hoạt động mọi lúc, mọi nơi
* Giải pháp 5: Kết hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học khi ở nhà
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
1. Mở đầu | |
1.1. Lí do chọn đề tài. | |
1.2. Mục đích nghiên cứu. | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu. | |
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
* Giải pháp 1: Nghiên cứu kỹ tác phẩm văn học, sử dụng câu hỏi gợi mở và thủ thuật gây hứng thú | |
* Giải pháp 2: Làm và sử dụng đồ dùng trực quan | |
* Giải pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học | |
* Giải pháp 4: Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy và tổ chức hoạt động mọi lúc, mọi nơi | |
* Giải pháp 5: Kết hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học khi ở nhà | |
`2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường | |
3. Kết luận và kiến nghị | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
“Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho người dạy và học. Đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho thế hệ sau. Phải làm sao để có sự “vẻ vang”, có thể “bước tới đài vinh quang”, “sánh vai” cùng với cường quốc năm châu? Đó luôn là lời nhắc nhở thế hệ mai sau. Đặc biệt là những người làm công tác giáo dục luôn phải quan tâm, lưu ý để tạo ra một thế hệ trẻ, một nền tảng nhân lực năng động và sáng tạo. Trong công tác giáo dục thì giáo dục Mầm non là vô cùng quan trọng và cần thiết, bởi “cây có gốc thì mới có ngọn”. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm non, làm sao để trẻ phát triển tốt ở cả 5 lĩnh vực: thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội.
Thực tế ở trường Mầm non trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động. Qua các hoạt động đó giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, giúp trẻ năng động và sáng tạo. Một trong các hoạt động đó là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Đó là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ bởi trong các tác phẩm văn học có nhiều bài học quí giá, có những tấm lòng cao cả, hay dạy trẻ cách sống sao cho tốt. Các tác phẩm văn học là phương tiện trong việc giáo dục trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, và những người thân. Phát triển nhận thức cho trẻ như: Trẻ biết được việc làm tốt, việc xấu, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc, qua đó hình thành phẩm chất đạo đức trong sáng cho trẻ. Đặc biệt thông qua các tác phẩm thơ, truyện giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói rõ ràng, nói hay, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp.
Qua việc làm quen với tác phẩm “Văn học” chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như lòng yêu thiên nhiên cỏ cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như: Ông bà, bố, mẹ, anh, chị em, cô giáo và bạn bè. Thông qua các hoạt động trẻ tái tạo, sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Tuy nhiên trẻ Mầm non rất hiếu động nên sự chú ý chưa cao, khả năng đọc, kể diễn cảm của trẻ còn hạn chế. Chính vì vậy trong năm học ………tôi đã lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học tại trường Mầm non Hoằng Anh-thành phố Thanh Hóa” nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra được những biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học một cách tích cực. Qua đó chuẩn bị nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức của tác phẩm văn học nhằm giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học một cách tốt nhất.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp cho trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học một cách tốt nhất.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp trực quan: Sử dụng đồ dùng, tranh ảnh, rối, cho trẻ quan sát
– Phương pháp đàm thoại: Thông qua trò chuyện cùng trẻ, cha mẹ của trẻ
– Nghiên cứu cơ sở lý luận: Nghiên cứu các tài liệu về vấn đề dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học và sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Mầm non 4 – 5 tuổi.
– Phương pháp thực tiễn:
+ Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung của môn văn học.
+ Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động.
+ Tổ chức, soạn giáo án thông qua các tiết dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Căn cứ vào số lượng trẻ trong lớp và mục đích của đề tài đưa ra số liệu cụ thể làm minh chứng để khẳng định hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
– Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của giáo viên, ghi chép lại và trao đổi với giáo viên. Quan sát các giờ hoạt động làm quen với tác phẩm văn học của trẻ ghi chép lại các hoạt động để xác định mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ.
– Khảo sát cơ sở vật chất: Khảo sát mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ.
– Thực nghiệm khoa học: Áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng sau đó đưa ra một số bài tập để kiểm tra kết quả hình thành kỹ năng của trẻ.
Việc giáo dục trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường Mầm non. Bản thân luôn nhận định được tình hình chung của đối tượng cần nghiên cứu sau đó nghiên cứu kỹ và phân tích tổng hợp qua tài liệu tham khảo áp dụng vào sáng kiến. Với những phương pháp cụ thể nhằm giúp trẻ làm quen văn học một cách tốt hơn theo hướng thực hiện chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
Như chúng ta đã biết “Văn học” là một loại hình nghệ thuật mang đến cho người nghe và người đọc những giai điệu êm dịu thướt tha, những màu sắc lấp lánh trong mỗi bài thơ, câu truyện đã reo vào tâm hồn trẻ thơ những điều hay lẽ phải, cái thiện, cái ác trong mỗi tác phẩm văn học. Điều đó chứng minh cho ta thấy được văn học có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Chính vì thế nó cũng có sức ảnh hưởng rất lớn đến trẻ Mầm non. Bởi vậy văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]