SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS
- Mã tài liệu: BM0144 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 389 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Lương Thế Vinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Lương Thế Vinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Tìm hiểu đặc điểm tình hình chung của lớp và làm quen học sinh
– Họp lớp, ổn định lớp, tiến hành bầu ban cán sự lớp, bước đầu phân công một số nhiệm vụ
– Họp Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp học sinh đầu năm học
– Giáo dục học sinh thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các tiết sinh hoạt lớp, các hoạt động tập thể….
– Gần gũi, quan tâm và biết chia sẻ
– Tạo dựng kỉ niệm
– Đánh giá thường xuyên, đánh giá hàng tuần, hàng tháng, cuối kỳ, cuối năm học
– Họp cha mẹ học sinh cuối kì, cuối năm học
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết cuộc sống có biết bao nhiêu là điều kì diệu, nó luôn ban tặng cho ta nhiều điều hạnh phúc.Nhưng điều hạnh phúc hơn cả của cuộc sống là khi ta được cắp sách đến trường, được học tập, được thầy cô truyền đạt kiến thức, kỹ năng, đạo đức để sau này giúp ích cho bản thân, gia đình vàquê hương đất nước.Tri thức loài người mênh mông như biển cả, mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé trong cái đại dương bao la ấy mà thôi. Dẫu chúng ta có miệt mài học tập suốt cả cuộc đời thì cũng chưa bao giờ khám phá hết kho tàng kiến thức của nhân loại.
Lê-nin từng nói “Học, học nữa, học mãi”.Nhưng vì một lý do nào đó mà một số em không được đến trường đó là một thiệt thòi rất lớn, không gì bù đắp nổi cho bản thân các em nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Không được đến trường các em không được giáo dục một cách cơ bản, không có định hướng cho cuộc sống sau này, không có kiến thức để am hiểu pháp luật từ đó dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội và vướng vào vòng pháp luật.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lại càng đòi hỏi con người có tri thức, trình độ cao do đó việc giáo dục phổ thông là hết sức quan trọng. Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Trong những năm qua, tình hình học sinh bỏ học đang là một vấn đề cấp bách của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là của ngành giáo dục – đào tạo, làm ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai và kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế của địa phương.Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân cũng như có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học đã và đang là một việc làm cần thiết và cấp bách đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể xã hội, ngành giáo dục và mọi gia đình.
Đối với cấp THCS việc duy trì sĩ số học sinh là việc làm rất khó khăn, đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo linh hoạt và sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.Công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp và duy trì sĩ số là vấn đề cần thiết phải tiến hành thường xuyên, liên tục trong năm học.
Trường Lê Quý Đôn nơi tôi công tác nằm trên địa bàn xã Đray Sáp – một trong những xã còn khó khăn của huyện Krông Ana. Đray Sáp là địa phương có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, tỉ lệ học sinh dân tộc cao, chiếm gần 50% số học sinh toàn trường. Hiện nay Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh. Việc hạn chế học sinh bỏ học trong tình trạng hiện nay là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.
Bản thân là một giáo viên trẻ, được phân công làm công tác chủ nhiệm hơn ai hết tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc hạn chế học sinh bỏ học đặc biệt là với lớp mình chủ nhiệm.Xuất phát từ thực tiễn trên và qua thực tế công tác giảng dạy học sinh ở trường THCS Lê QuýĐôn trong các năm qua, tôi nhận thấy việc mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm nắm rõ thực trạng và đề ra các giải pháp để hạn chế việc bỏ học của học sinh lớp mình là đã góp phần giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học cho nhà trường, cho ngành giáo dục nước nhà. Đó chính là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng việc học sinh bỏ học ở trường THCS Lê Quý Đôn, đề tài có mục đích chia sẻ với đồng nghiệp một số biện pháp để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học thông qua công tác chủ nhiệm. Nhằm giúp học sinh, cha mẹ học sinh nhận thức rõ tác hại của việc bỏ học.
Hy vọng với sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, của toàn xã hội, thì tình trạng học sinh bỏ học của trường THCS Lê Quý Đôn, của huyện Krông Ana ngày càng giảm, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà.
2.2. Nhiệm vụ
Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS.
Tham khảo các tài liệu, công văn, chỉ thị liên quan đến tình hình bỏ học của học sinh THCS.
Đề xuất các giải pháp và áp dụng các giải pháp trong thực tiễn tại trường THCSLê Quý Đôn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng về tình hình bỏ học của học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, cụ thể là lớp 6B (năm học 2015-2016) Và lớp 6B (năm học 2016-2017) từ đó đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn trong tình hình hiện nay.
4. Giới hạn đề tài
Nghiên cứu thực trạng tình hình bỏ học của học sinh, các nguyên nhân dẫn đến bỏ học của học sinh lớp lớp 6B (năm học 2016-2017) Và lớp 6B (năm học 2016-2017) trường THCS Lê Quý Đôn
5. Phương pháp nghiên cứu
a)Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp điều tra nguyên nhân học sinh bỏ học.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
Phương pháp khảo nghiệm qua các bài kiểm tra.
c) Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê số lượng học sinh có nguy cơ bỏ học qua các năm, số lượng ngày nghỉ có phép và không phép của học sinh trong năm học.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Khái niệm “học sinh bỏ học”:
Học sinh bỏ họclà học sinh không tiếp tục đi học nữa, có học sinh bỏ học khi vừa học xong chương trình một lớp nào đó, có học sinh bỏ học khi năm học mới bắt đầu, vào giữa năm học hoặc khi năm học gần kết thúc, có học sinh bỏ học một vài ngày, một vài tiết để đi chơi hoặc đi giải quyết vấn đề gì đó rồi trở lại lớp học.
Còn có một đối tượng học sinh khác, mặc dù vẫn ngồi trong lớp nhưng không khác gì học sinh bỏ học. Đó là những học sinh ngồi lơ mơ trong lớp, không chú ý nghe giảng hoặc làm việc riêng trong khi thầy cô giáo đang giảng bài, không tham gia vào các hoạt động trên lớp và chỉ mong hết giờ. Đối tượng này là đối tượng “tiền bỏ học”.
Học sinh bỏ học có thề chia ra làm hai loại: bỏ học “tích cực” và bỏ học “tiêu cực”. Bỏ học “tích cực” nếu học sinh bỏ học để đi học nghề hoặc tiếp tục học bổ túc; bỏ học “ tiêu cực” nếu học sinh bỏ học để đi chơi la cà bám vào cha mẹ, phá phách xóm giềng…, học sinh bỏ học “tiêu cực” có thể là đội quân “trù bị” của ma túy và tệ nạn xã hội. Dù học sinh bỏ học “tích cực” hay “tiêu cực” cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực, đến cộng đồng và xã hội.
Một trong các yếu tố cơ bản đối với quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung là phải đảm bảo cho mỗi học sinh được học trọn ven bậc học. Nhưng thực tế do nhiều nguyên nhân tác động, học sinh bỏ học không hoàn thành được hết bậc học, thậm chí có em bỏ học ngay từ lớp sáu. Đây là hiện tượng không bình thường, bởi vì các em còn quá nhỏ, chỉ mới hơn mười tuổi, tương lai các em sẽ ra sao? Các em sẽ làm được gì với những kiến thức không trọn vẹn đó. Xét sâu xa hơn, việc bỏ học bất thường sẽ gây xáo trộn về mặt tâm lý của học sinh đang còn đi học, gây hậu quả xấu cho việc phổ cập giáo dục THCS, làm giảm niềm tin của xã hội vào nhà trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mai sau.
Bác Hồ dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Đúng vậy, khi học sinh bỏ học tăng sẽ làm tăng thêm số lượng người thất học, mù chữ gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế xã hội. Thanh niên là trụ cột của nước nhà, mặc dù ở tuổi THCS, các em chưa phải là thanh niên, nhưng các em sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành, sẽ là chủ nước nhà. Vậy các em sẽ làm cho nước nhà thịnh hay suy với khối óc trống rỗng, không kiến thức, không kinh nghiệm; các em không hiểu rằng kiến thức tốt, kinh nghiệm phong phú sẽ là cơ hội cho người nghèo bứt phá, vượt lên phía trước tiếp cận với những cơ hộ có thu nhập cao, để cải thiện cuộc sống.
1.2. Khái niệm về “biện pháp”:
Theo cuốn sách đại từ điển tiếng Việt trang 161, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội 1999 thì khái niệm biện pháp được hiểu như sau: Biện pháp là cách làm, cách tiến hành giải quyết vấn đề cụ thể.
Hiện nay chưa có định nghĩa nào về biện pháp khắc phục học sinh bỏ học ngoài định nghĩa của thạc sĩ Võ Văn Nhân với luận văn nghiên cứu về tình trạng học sinh THPT bỏ học ở vùng sâu tỉnh Trà Vinh
Theo thạc sĩ Võ Văn Nhân thì học sinh bỏ học là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội; vì thế biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học bao hàm cả biện pháp giáo dục và quản lý đối với tất cả các đối tượng liên quan, tác động đến nguyên nhân bỏ học ở cấp vi mô và vĩ mô.
2. Thực trạng.
Mặc dù trong những năm gần đây Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh như tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã, Ban Chỉ đạo giáo dục cấp xã để chỉ đạo các trưởng thôn, buôn, các đoàn thể trên địa bàn đến nhà học sinh để nắm bắt tâm tư, suy nghĩ của học sinh và cha mẹ các em, đặc biệt là những học sinh có dấu hiệu nghỉ học, muốnbỏ học; nắm được số học sinh đi làm ăn xa, học nghề hoặc gia đình không đồng ý cho con đi học để làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp trở lại; Cung cấp danh sách địa chỉ cụ thể từng học sinh để chính quyền xã chỉ đạo Ban Tự quản các thôn buôn cùng tham gia công tác tuyên truyền, vận động.Thành lập ban duy trì sĩ số, phân công rõ trách nhiệm của Lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác vận động học sinh duy trì sĩ số đến từng lớp, từng thôn buôn, từng học sinh. Tổ chức dạy phụ đạo chohọc sinh yếu kém, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ – thể dục thể thao tạo sân chơi bổ ích lôi cuốn học sinh tham gia…Tuy nhiên tỉ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]