SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9
- Mã tài liệu: BM9025 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 791 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Đông Thọ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Đông Thọ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
2.3.2 Rèn luyện kiến thức và kĩ năng
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC:
Trang
- Mở đầu………………………………………………………………………………………………
1.1 Lí do chọn đề tài ……………………………………………………………………………….
1.2 Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………………………
1.3 Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….
1.4 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………..
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ………………………………………………………….
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………………
2.2 Thực trang vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…………………..
2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện ……………………………………………………..
2.3.1 Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi………..
2.3.2 Rèn luyện kiến thức và kĩ năng…………………………………………………………
2.4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………………………….
- Kết luận và kiến nghị …………………………………………………………………………
3.1 Kết luận………………………………………………………………………………………….
3.2 Kiến nghị ……………………………………………………………………………………….
- MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi CNH-HĐH và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết bắt đầu từ mục tiêu đào tạo của ngành là giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện: có phẩm chất năng lực, có tri thức và kỹ năng, có khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập sáng tạo. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên những người làm công tác giáo dục ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức kỹ năng cơ bản, thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn cũng rất quan trọng nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Xong để có được sản phẩm học sinh giỏi ở các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng, người giáo viên phải dày công nghiên cứu, trang bị cho học sinh về phương pháp học tập, về kiến thức kỹ năng tốt nhất phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng địa phương. Môn Địa lí là một môn học ít được học sinh yêu thích, nên việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí là hết sức khó khăn. Thông thường những em học sinh giỏi môn Địa lí là học sinh giỏi toàn diện, hoặc giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không mấy hứng thú khi được chọn môn Địa lí để dự thi. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh học sinh cho rằng đây là môn phụ nên ít khi được quan tâm, hoặc khí thấy con em mình đầu tư vào môn Địa lí cũng lấy làm khó chịu và thậm chí tỏ thái độ không đồng tình. Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc khó, thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả thầy và trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao. Học sinh giỏi môn Địa lí không giống như học sinh giỏi của các môn học khác, học sinh giỏi môn Địa lí lại càng không phải là giỏi thuộc các bài Địa lí là được mà các em phải có kiến thức các bộ môn khoa học tự nhiên như; Toán, Lí, Hóa, Sinh. Bởi vì kĩ năng Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của các môn học này. Đặc biệt là bộ môn Toán học.
Đối với học môn Địa Lí số học sinh tham gia thi hầu hết là các học sinh có năng lực học tập chưa cao như các môn khác hoặc các em bị loại từ các đội tuyển khác, độ thông minh thấp, thậm chí ý thức học tập chưa cao, kỹ năng tính toán yếu. Trong những năm đầu bồi dưỡng học sinh giỏi do chưa có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nên kết quả đạt được không cao. Nhưng vào những năm sau với sự tin tưởng của BGH nhà trường tôi vẫn được phân công làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý Trường THCS Hoằng Hợp và tôi đã đã đạt được những kết quả tốt hơn. Vì thế tôi xin chia sẻ “Một số kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9 ở trường THCS Hoằng Hợp” của mình với các bậc chuyên môn và đồng nghiệp; để góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí ở các trường THCS trong huyện Hoằng Hóa. Rất mong được sự góp ý chân thành của các quý vị.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9. Qua đó đánh giá được thực trạng của việc giảng dạy, mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Những phương pháp giảng dạy, học tập của thầy và trò trong nhà trường THCS Hoằng Hợp qua môn Địa lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, điều tra thực tế, so sánh… để thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 trong những năm học qua tôi nhận thấy rằng vấn đề quan trọng là người giáo viên bồi dưỡng cần có một quan niệm đúng về học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng. Bên cạnh đó, cần trả lời cho câu hỏi: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm mục tiêu gì?” để từ đó người giáo viên bồi dưỡng lựa chọn nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng sao cho thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Một số suy nghĩ cho rằng: Học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác. Vì: “Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong không gian và trong lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống”.
Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý.
Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, mặc dù có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi giáo viên, và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những điểm tương đồng:
– Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng nhằm phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh.
– Bồi dưỡng sự lao động và hợp tác làm việc một cách sáng tạo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]