SKKN Một số kinh nghiệm phân tích và sửa lỗi câu sai góp phần nâng cao năng lực viết câu cho học sinh lớp 5
- Mã tài liệu: BM5107 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 200 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Bình Trọng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Bình Trọng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm phân tích và sửa lỗi câu sai góp phần nâng cao năng lực viết câu cho học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
Bước 1: Phát hiện và phân tích lỗi tìm các thành phần chính, phụ trong câu xem câu có đúng cấu tạo hay không, phân tích xem nội dung câu có logic không, có gắn với mục đích nói, phù hợp với tình huống giao tiếp hay không.
Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi: Do nhầm lẫn các thành phần câu, do không hiểu nghĩa của từ, do không nắm được cấu trúc câu, do không dung dấu câu hay dùng dấu câu không đúng quy tắc.
Bước 3: Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lỗi để chữa câu sao cho vừa bám sát nội dung và cấu trúc câu cũ, đảm bảo liên kết với các câu khác trong bài.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc, Tiếng Việt ngày càng lớn mạnh. Đến nay Tiếng Việt có địa vị ngang hàng với các ngôn ngữ trên thế giới, vì thế vai trò của Tiếng Việt trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và đề cao.Trong giáo dục Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Nó là phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận các tri thức khoa học, là phương tiện để tiến hành các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tình cảm, lối sống. Là công cụ để tiến hành các hoạt động nhận thức tư duy và truyền đạt kết quả nhận thức, tư duy giữa người này với người khác. Môn Tiếng Việt còn hướng tới các mục tiêu: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với Tiếng Việt. Đồng thời rèn luyện thói quen và ý thức thường xuyên sử dụng tiếng Việt một cách cẩn trọng. Tiếp tục rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày nhất là trong việc học tập. Rèn luyện năng lực sử dụng Tiếng Việt một cách chính xác , mạch lạc, chặt chẽ và trong sáng chính là góp phần rèn luyện khả năng nhận thức và tư duy. Ở tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò nền tảng cho học sinh rèn luyện, trau dồi, phát huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.[1]
Quyết định số 43/BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu rõ Mục tiêu của môn Tiếng Việt đó là:
– Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản, gắn trực tiếp với việc học tiếng Việt, nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập ở cấp tiểu học và cấp học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua việc dạy Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán…)
– Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.
– Góp phần bồi dưỡng tình yêu, cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, và hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.[2]
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng. Môn học này giúp học sinh biết đọc thông, viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Chính vì vậy, việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường, đặc biệt là dạy về câu luôn được chú trọng. Bên cạnh việc đọc thông viết thạo, học tốt về câu, sử dụng câu chính xác sẽ bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong thực tế dạy học Tiếng Việt ở lớp 5 để giúp học sinh đạt được mục tiêu trên giáo viên dạy cần quan tâm rèn cho học sinh thành thạo 4 kĩ năng, trong đó đặc biệt là kĩ năng viết câu đúng về cấu tạo và nội dung để hình thành, phát triển ở các em năng lực sử dụng thành thạo Tiếng Việt. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: ” Một số kinh nghiệm phân tích và sửa lỗi câu sai góp phần nâng cao năng lực viết câu cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này với mục đích đưa ra một số biện pháp tốt nhất giúp học sinh lớp 5 phân tích và sửa lỗi câu sai trong nói và viết để rèn luyện kĩ năng viết câu đúng cấu tạo góp phần rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và hoàn thiện được các năng lực nói, nghe, đọc, viết cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đánh giá về một số kinh nghiệm phân tích và sửa lỗi câu sai cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu tài liệu về môn Tiếng Việt tiểu học.
– Phương pháp luyện tập thực hành.
– Phương pháp quan sát, phương pháp hỏi đáp.
– Phương pháp đối chứng kiểm tra kết quả.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết, câu là đơn vị ngôn từ nhỏ nhất có chức năng thông báo nhỏ nhất được dùng vào việc giao tiếp hàng ngày. Những đơn vị nhỏ hơn câu như từ ngữ thì chưa có khả năng thông báo. Chúng có thể dùng để biểu thị khái niệm, gọi tên sự vật hiện tượng nhưng không dùng để thông báo một sự kiện, một nhận định, một đánh giá. Vì thế, nói viết phải thành câu thì người khác mới hiểu được ý nghĩ của mình.
Câu là đơn vị không sẵn có trong ngôn ngữ mà do con người dùng từ tạo nên trong quá trình giao tiếp và suy nghĩ theo những quy tắc nhất định. Câu chứa đựng một nội dung thông báo, thể hiện ở chỗ: nó mang thông tin mới thông tin từ người nói đến người nghe, người viết đến người đọc. Nó còn dùng để bày tỏ cảm xúc, thái độ, tình cảm. Câu còn được dùng để tác động đến hành động, nhận thức của người nghe, người đọc.
Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có cấu trúc và đặc điểm riêng. Câu thường có thành phần chủ ngữ, vị ngữ, ngoài ra câu Tiếng Việt còn có cấu trúc đặc biệt – câu chỉ có một thành phần hay câu rút gọn. Câu có ngữ điệu kết thúc. Trong khi nói, cuối câu thường có ngữ điệu đi xuống (gắn với câu kể), lên giọng (gắn với câu cảm, câu hỏi). Trên văn bản viết, ngữ điệu thường được thể hiện bằng các dấu câu dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm.
Câu bao giờ cũng gắn với một ngữ cảnh nhất định bao gồm: thời gian, không gian, người nói, người nghe, đối tượng giao tiếp.[3]
Từ thực tiễn của việc dạy và học môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học, các em viết được câu đúng ngữ pháp, viết câu hay là vấn đề không đơn giản. Ở lớp 5 các em phải viết câu có cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn thêm các thành phần phụ, việc vận dụng ngữ pháp để đặt câu là vấn đề khó với các em. Do đó, còn nhiều em đặt câu sai, chưa hoàn chỉnh hoặc nội dung chưa rõ ràng. Vì vậy dạy cho học sinh viết câu đúng là một yêu cầu quan trọng và cần thiết trong rèn các kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 5.
2.2. Thực trạng của việc viết câu trong môn Tiếng Việt tại lớp 5B trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy
Năm học …….., tôi được nhà trường phân công dạy và chủ nhiệm lớp 5B. Lớp tôi có tổng số 35 học sinh. Qua giảng dạy chấm bài môn Tiếng Việt của các em, tôi thấy các em đã biết cách viết câu khi làm văn nhưng vẫn còn mắc lỗi viết câu chưa đúng cấu tạo, chưa đúng nội dung còn sai phổ biến là câu thiếu hoặc thừa thành phần, lỗi sai về từ liên kết về dấu câu. Khi viết bài có trường hợp học sinh không hề dùng dấu câu hoặc dùng dấu câu một cách tùy tiện làm cho câu của các em trở nên rối về cấu tạo không rõ ràng về nội dung.
Qua bài các bài kiểm tra viết ở phân môn Tập làm văn ( Bài kiểm tra viết số 1 đầu năm học). Tôi thống kê kết quả như sau:
TS học sinh | Số học sinh viết câu đúng ít sai lỗi | Tỉ lệ
(%) |
Số HS viết câu chưa đúng cấu tạo | Tỉ lệ
(%) |
Số HS sai về dấu câu hoặc dùng dấu câu tùy tiện | Tỉ lệ
(%) |
Số HS sai về từ ngữ, diễn đạt | Tỉ lệ
(%) |
35 | 17 | 48% | 6 | 17% | 7 | 20% | 5 | 15% |
Từ thực trạng trên, để rèn cho học sinh lớp 5 có kĩ năng viết câu đúng, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể như sau.
2.3.Các giải pháp cụ thể
Để việc chữa lỗi câu sai đạt hiệu quả, tôi thường tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phát hiện và phân tích lỗi tìm các thành phần chính, phụ trong câu xem câu có đúng cấu tạo hay không, phân tích xem nội dung câu có logic không, có gắn với mục đích nói, phù hợp với tình huống giao tiếp hay không.
Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi: Do nhầm lẫn các thành phần câu, do không hiểu nghĩa của từ, do không nắm được cấu trúc câu, do không dung dấu câu hay dùng dấu câu không đúng quy tắc.
Bước 3: Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lỗi để chữa câu sao cho vừa bám sát nội dung và cấu trúc câu cũ, đảm bảo liên kết với các câu khác trong bài.
Dựa vào các câu sai phổ biến trong bài viết của học sinh lớp 5B tôi xây dựng thành các dạng lỗi cơ bản và cách phân tích, sửa lỗi như sau.
Dạng 1: Câu thiếu thành phần
Câu thiếu thành phần thường bắt nguồn từ việc học sinh không nhận biết một cách rành mạch vai trò của các thành phần câu và ranh giới giữa chúng
Ví dụ 1: Khi những hạt mưa mùa xuân nhè nhẹ rơi trên các nhành cây.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]