SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua môn Tiếng Việt
- Mã tài liệu: BM5178 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1083 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua môn Tiếng Việt” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1 Giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn học.
2.3.2 Xác định nội dung Giáo dục kĩ năng sống cần đạt và lựa chọn phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 5.
2.3.3 Nghiên cứu kĩ mục tiêu mỗi bài học.
2.3.4 Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất để đưa lại hiệu quả cao cho việc rèn luyện kĩ năng sống.
2.3.5 Tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm thế nào để việc rèn luyện kĩ năng sống của các em trở thành một nhu cầu không thể thiếu được và phải tạo cho các em có cơ hội để rèn luyện và phát triển.
2.3.6 Lựa chọn thời điểm phù hợp trong mỗi bài học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
2.3.7 Tổ chức thực hành kĩ năng sống.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học là một trong hai môn học chiếm nhiều thời lượng và có vai trò quan trọng góp phần quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho mỗi học sinh tiểu học. Chương trình và nội dung môn Tiếng Việt ở tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống và có khả năng tích hợp kĩ năng sống rất cao. Kĩ năng sống đặc thù thể hiện tính ưu thế của môn Tiếng Việt là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nhận thức bao gồm nhận thức xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,… Vậy qua mỗi bài học của môn Tiếng Việt học sinh sẽ có cơ hội hình thành, trau dồi và rèn luyện kĩ năng sống. Khả năng giáo dục Kĩ năng sống của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện qua PPDH của mỗi giáo viên. Để hình thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với mỗi học sinh tiểu học, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Thông qua các hoạt động học tập, học sinh được trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân …
Trong những năm học vừa qua việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh tiểu học đã được chú trọng và bước đầu cũng đưa lại hiệu quả nhất định, song không phải giáo viên nào cũng nhận thức được đúng đắn và sâu sắc về điều đó, nhiều giáo viên còn cho rằng việc giáo dục kĩ năng sống là của môn đạo đức hay chỉ chú trọng trang bị kiến thức mà xem nhẹ giáo dục kĩ năng sống. Khi tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống qua môn Tiếng Việt thì lúng túng không biết lựa chọn kĩ năng nào? Sử dụng phương pháp nào? Và thực hiện vào thời điểm nào?… Chính vì vậy mà hiệu quả chưa cao hay còn mang nặng tính hình thức. Với học sinh thì khái niệm kĩ năng sống là một cái gì đó rất mơ hồ, không thiết thực và đặc biệt các em chưa có hứng thú rèn luyện và trau dồi kĩ năng sống. Chính bởi những lí do đó mà hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng sống chưa cao. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, bản thân tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp: “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua môn Tiếng Việt” với mong muốn góp một tiếng nói chung vào diễn đàn đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học chú trọng rèn luyện kĩ năng sống mà cả bậc học đang hết sức quan tâm và thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Tìm hiểu nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục lồng ghép Kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt lớp 5.
– Những khó khăn vướng mắc của Giáo viên và học sinh khi thực hiện giáo dục Kĩ năng sống và đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống lồng ghép trong môn Tiếng Việt lớp 5 .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng: Giáo viên, học sinh lớp 5B trường Tiểu học Đông Hải 2.
– Phạm vi: Trường Tiểu học Đông Hải 2 –TP Thanh Hóa- tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra, quan sát, tìm hiểu thực tế, thực nghiệm, so sánh đối chiếu.
- Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận
Mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển tối đa nhân cách, tài năng về tinh thần và thể chất. Rèn kĩ năng sống cho học sinh thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tức là xây dựng cho các em tất cả những kĩ năng cần có để giúp các em học tập, làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn.
Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là một cộng đồng, xã hội. Do đó, cho dù trẻ có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng thiếu kỹ năng sống, trẻ cũng không thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình.
Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.
Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, nếu không có Kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với người thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. KNS không chỉ quyết định sự sống còn của con người mà cả sự thành công của người đó.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị về nhân cách, những ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thi trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu nhiều tác động đan xen những yếu tố tích cực, tiêu cực luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục Kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh tiểu học như vô cảm, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bắt cóc, đua đòi… là do các em thiếu Kĩ năng sống cần thiết như: Kĩ năng xác định giá trị, Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ…Vì vậy giáo dục Kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Kĩ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với học sinh:
Hiện nay học sinh tiểu học kĩ năng sống còn nhiều hạn chế, các em rụt rè, ít giao tiếp, không dám trình bày một vấn đề gì đó trước đám đông (trước lớp, trường), hợp tác nhóm chưa tốt, kĩ năng tìm kiếm thông tin chưa có, chưa có kĩ năng ra quyết định trước một tình huống nào đó xảy ra trong lớp mình, trường mình, chưa dám đảm nhận trách nhiệm với lớp, với các bạn, với cộng đồng… Hiện tượng đánh nhau, nói tục, chửi bậy, vẫn xảy ra. Học sinh ngày càng thực dụng, ích kỉ và lười hoạt động hơn.
* Đối với giáo viên
Hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường đôi lúc chưa đươc quan tâm đúng mức. Nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp, các tiết dạy chỉ chú trọng cung cấp kiến thức mà chưa quan tâm việc rèn các kỹ năng sống cho học sinh.
* Đối với địa phương:
– Địa phương nơi tôi công tác là một phường thuộc TP Thanh Hoá nhưng còn nghèo. Đa số gia đình người dân sống bằng nghề làm ruộng vì vậy điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa nên thiếu sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ. Đây chính là điều kiện để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em nếu không có sự quan tâm của gia đình – nhà trường – xã hội.
Khảo sát thực tế
BẢNG KHẢO SÁT MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG HỌC SINH LỚP 5B
ĐẦU NĂM HỌC ………
(Tổng số 37 HS)
Đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng, hoàn cảnh | Đối thoại tự nhiên, hoạt bát nhưng chưa đúng mục đích, chưa đúng đối tượng | Đối thoại đúng mục đích, đúng đối tượng nhưng chưa tự nhiên, chưa tự tin | Đối thoại chưa mạnh dạn, chưa tự nhiên, chưa đúng mục đích, chưa đúng đối tượng | |
Kĩ năng giao tiếp | 3HS= 8,1% | 7 HS =18,9% | 20 HS= 54,1% | 7 HS= 18,9% |
Hợp tác làm việc nhóm tốt, ý thức tập thể cao,có hiệu quả cao | Biết hợp tác với các bạn trong nhóm nhưng hiệu quả chưa cao. | Hợp tác với các bạn nhưng ý thức chưa cao, chưa hiệu quả | Chưa biết hợp tác | |
Kĩ năng hợp tác | 4 HS= 10,8% | 8HS = 21,6% | 21 HS =56,8% | 4 HS = 10,8% |
Có khả năng tổ chức,lập kế hoạch và phối hợp hoạt động | Biết lập kế hoạch và phối hợp hoạt động nhưng khả năng tổ chức còn hạn chế | Biết lập kế hoạch nhưng chưa biết phối hợp | Chưa có khả năng tổ chức,chưa biết lập kế hoạch | |
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm | 4 HS= 10,8% | 10 HS= 27% | 20 HS = 54,1% | 3 HS = 8,1% |
Qua khảo sát thực tế học sinh lớp tôi phụ trách ở đầu năm học, bằng các phương pháp phỏng vấn và điều tra, kết quả cho thấy những khả năng như: giao tiếp, diễn đạt trước đám đông, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm, đảm nhận trách nhiệm của học sinh tương đối kém. Hầu hết các em rụt rè, xấu hổ khi trình bày ý kiến về một vấn đề nào đó không rõ rang ấp úng, chưa biết tổ chức, lập kế hoạch… Điều đó làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giúp các em có kĩ năng sống để học tốt và thích ứng với cuộc sống.
2.3 Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua phương pháp của giáo viên. Để hình thành các kiến thức và kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với học sinh Tiểu học, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi – đáp… Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai… Học sinh có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kinh nghiệm sống cần thiết.
2.3.1 Giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn học.
- a) Giáo viên phải có khả năng giáo dục Kĩ năng sống
Trước đây trong quá trình giảng dạy, giáo viên dạy KNS gặp phải rất nhiều khó khăn bởi vì chưa được đào tạo nhưng thông qua buổi tập huấn tôi đã được trang bị rất nhiều kiến thức cần thiết cho việc giảng dạy. Giáo viên có những cách làm sáng tạo, khắc phục khó khăn để dạy KNS một cách hiệu quả. Trong quá trình dạy học các môn Tiếng Việt, giáo viên cần cung cấp cho học sinh một số KNS liên quan đến môn học, giới thiệu cho các em những ưu điểm cũng như hiệu quả khi vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.Vì vậy GV cần có khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình… lôi cuốn các em vào tiết học, vào hoạt động định hướng ..Môn Tiếng Việt là một trong những môn học ở cấp tiểu học có khả năng giáo dục Kĩ năng sống khá cao, hầu hết các bài học đều có thể tích hợp giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh ở những mức độ nhất định.
Các bài học trong các phân môn đều có khả năng giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh.
- b) Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu và nội dung giáo dục Kĩ năng sống
– Giúp HS bước đầu hình thành và rèn luyện các Kĩ năng sống cần thiết, phù hợp lứa tuổi; nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
– Nội dung giáo dục Kĩ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dung học tập. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu của kĩ năng giao tiếp như: viết đơn, làm biên bản vụ việc, lập chương trình hoạt động, thuyết trình tranh luận, Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Nhiều bài tập đọc cung cấp những câu chuyện mà qua đó Học sinh rút ra những nội dung rèn Kĩ năng sống như: Người gác rừng tí hon; Trí dũng song toàn.
* Phân môn tập đọc:
Với phân môn tập đọc ngoài việc củng cố và nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh phân môn tập đọc còn mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Nội dung những bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 phản ánh một số vấn đề lớn đang đặt ra trước nhân dân ta và toàn nhân loại thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn, do đó có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và nhân cách cho học sinh.Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 của môn tập đọc chiếm một ưu thế quan trọng, mỗi bài văn, bài thơ,…đều chứa đựng những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bằng cách tổ chức và dẫn dắt khéo léo đầy tính sư phạm của giáo viên các kĩ năng sống của các em sẽ được bồi dưỡng, hình thành và phát triển.
*Phân môn kể chuyện:
Phân môn kể chuyện với nhiệm vụ giúp củng cố cho các em kĩ năng kể chuyện đã được hình thành ở các lớp dưới còn có một vai trò quan trọng nữa là giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết và cũng góp phần hình thành nhân cách của con người mới. Cùng với nôi dung học tập của các môn học học khác, những câu chuyện học sinh được nghe, được đọc và được kể ở lớp 5 có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng vốn kiến thức về con người, về tình cảm, nhân cách. Để phát huy hết khả năng rèn kĩ năng sống cho học sinh qua môn kể chuyện giáo viên cần chú ý tổ chức cho học sinh trao đổi, đối thoại để nắm chắc ý nghĩa của câu chuyện, nói được nhận xét riêng của các em về mỗi nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, những bài học mình rút ra được cho bản thân và cho mọi người.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]