SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ có hiệu quả cho học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9169 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1176 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nam Ngạn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nam Ngạn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ có hiệu quả cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm; các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật cần chú ý khi làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
2.3.2. Những yêu cầu cụ thể khi làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
2.3.3. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Phân môn Tập làm văn có vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS). Bởi nó mang tính chất thực hành tổng hợp giữa các phân môn Tiếng Việt với phân môn Đọc – hiểu văn bản. Mỗi bài tập làm văn ra đời là những sáng tác đầu tay của học sinh, là kết quả của sự tổng hợp kiến thức đã học về lý thuyết làm văn; về kiến thức văn học; về những quan sát, cảm nhận đối với cuộc sống tự nhiên, xã hội xung quanh; về kĩ năng sử dụng ngôn từ để diễn đạt…
Trong phân môn Tập làm văn, kiểu bài nghị luận nói chung và nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng vốn được xem là rất khó đối với cả người dạy và người học. Bởi chúng ta biết rằng đặc trưng của thơ là tính cô đọng, hàm súc và tinh tế. Hiểu được thơ, cảm được thơ không dễ, tìm lời giải cho thơ lại càng khó. Khi làm kiểu bài này, ngoài kiến thức đòi hỏi học sinh phải có cảm nhận tinh tế, có sự rung động của trái tim để từ đó tạo nên những cảm xúc trào dâng đầu ngòi bút. Bên cạnh đó một yếu tố không thể thiếu được để có một bài văn thành công đó chính là những kỹ năng hành văn của các em.
Trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 9, số tiết dành cho nghị luận về thơ rất ít (4 tiết). Trong đó có một tiết dành cho lý thuyết, 1 tiết dành cho việc thực hành viết văn nghị luận và 2 tiết luyện nói. Do vậy, học sinh rất khó nắm bắt kĩ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ đồng nghĩa hiệu quả viết dạng bài này chưa cao. Hiện tại kĩ năng viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ của học sinh còn nhiều hạn chế, nhưng trong quá trình dạy học chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu đến vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có những biện pháp thiết thực để giải quyết khắc phục.
Trên đây là những lí do thôi thúc tôi tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Vì vậy, với trách nhiệm và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, tôi xin trao đổi “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ có hiệu quả cho học sinh lớp 9 THCS Thành Mỹ” nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn lớp 9 THCS để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi khi thực hiện đề tài này nhằm góp phần củng cố kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết tốt bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 9 trường Trung học cơ sở; từ đó nâng cao kết quả thi vào 10 Trung học Phổ thông. Mặt khác văn học nói chung, Tập làm văn nói riêng từ lâu đã là môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm thơ sẽ góp phần giúp các em tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh, tạo cho các em tình yêu đối với môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu ở lĩnh vực nhỏ của
văn nghị luận đó là: “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ có hiệu quả cho học sinh lớp 9 THCS Thành Mỹ”. Cụ thể đó là:
– Kĩ năng phát hiện và phân tích những tín hiệu thẩm mỹ của tác phẩm thơ.
– Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
– Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý.
– Kĩ năng lập dàn ý.
– Kĩ năng viết các phần, các đoạn từ dàn ý.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
1.4.3. Phương pháp phân tích, chứng minh.
1.4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu.
1.4.5. Phương pháp trực quan.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng coi trọng việc phát triển năng lực tự học của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, người học năng động, sáng tạo dưới sự dẫn dắt của giáo viên, coi trọng rèn luyện kĩ năng thực hành”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hướng dẫn giảng dạy môn Ngữ văn theo quan điểm này “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản…”. (Sách Giáo viên – Ngữ văn 6 Tập 1 – Trang 4). Như vậy, bên cạnh việc cung cấp tri thức thì việc hình thành các kỹ năng là yêu cầu đặt ra đối với bộ môn Ngữ văn đòi hỏi người giáo viên ngoài vốn kiến thức cơ bản còn phải có sự đầu tư, rèn giũa cho học sinh, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội thực hành tạo lập văn bản đặc biệt là văn bản viết.
Nghị luận về tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm thơ nói riêng là một kiểu bài có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 9. Căn cứ vào tài liệu chính thống trong nhà trường từ: Sách giáo khoa; Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng; Sách giáo viên Ngữ văn 9 đã cung cấp cho học sinh những kiến thức lí luận chung cách nghị luận về đoạn thơ, bài thơ như: khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài, nhiệm vụ từng phần theo bố cục bài văn… Đó chính là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho việc giảng dạy. Tuy nhiên, những bài viết ấy còn mang tính chất lí thuyết chung, chưa cụ thể, hoặc chưa phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh địa phương. Việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ còn nhiều hạn chế, các em chưa có nhiều thời gian cho việc rèn luyện những kĩ năng cơ bản để viết văn. Đây chính là vấn đề mà người giáo viên văn phải chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp phù hợp trong giảng dạy.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn, đặc biệt là trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 9 phần văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, tôi nhận thấy thực tế dạy và học của giáo viên và học sinh như sau:
2.2.1.1. Về phía người dạy
Nhiều giáo viên đã có sự tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những phương
pháp tối ưu trong dạy học văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau:
– Một số giáo viên còn xem nhẹ, chưa chú ý đến việc rèn cách viết văn cho học sinh. Nhiều tiết dạy còn mang tính chất áp đặt về lí thuyết, chưa thực sự hướng dẫn học sinh luyện tập, rèn kỹ năng làm bài, chưa bắt tay chỉ việc cụ thể đến từng học sinh. Giáo viên chỉ chú trọng đến việc cung cấp dàn bài chi tiết, học sinh chỉ việc dựa sẵn vào dàn ý đó mà viết bài. Như vậy giáo viên không phát huy được khả năng tư duy của học sinh, các bài viết giống nhau và cảm xúc thiếu chân thực với vấn đề nghị luận.
– Trong các tiết trả bài văn còn nặng về trình bày lại đáp án, chưa thực sự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi, cách sửa lỗi, không phê (hoặc phê chung chung) vào bài, chưa nhận xét cụ thể ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của học sinh nên các em chưa nhận thấy được ưu điểm cũng như hạn chế trong bài làm của mình.
2.2.1.2. Về phía người học
Một số học sinh đã có sự nỗ lực, cố gắng trong học tập. Các em đã tích cực, chủ động, sáng tạo tìm đọc thêm tài liệu, học hỏi để bài viết được phong phú hơn. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều học sinh:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 105
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 145
- 3
- [product_views]
- 0
- 166
- 4
- [product_views]
- 0
- 152
- 5
- [product_views]
- 6
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 185
- 7
- [product_views]
- 6
- 174
- 8
- [product_views]
- 2
- 116
- 9
- [product_views]
- 0
- 154
- 10
- [product_views]