SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” cho học sinh lớp 8
- Mã tài liệu: BM8218 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 833 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Mỹ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Mỹ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” cho học sinh lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. LÀM CHO HỌC SINH NẮM VỮNG CÁC BƯỚC GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
2.3.2. RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG GIẢI MỘT BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
a. Bài toán không được sai sót:
a. Bài toán không được sai sót:
c. Lời giải phải mang tính toàn diện:
d. Lời giải phải đơn giản:
e. Trình bày lời giải phải ngắn gọn và khoa học:
f. Lời giải phải rõ ràng:
g. Những lưu ý khác:
2.3.3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM TÒI LỜI GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục Đào tạo trong đó có mục tiêu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của Giáo dục,Đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Đồng thời, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục nói chung và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong trường trung học nói riêng. Vấn đề này được nhiều lần đề cập trong các văn kiện Đại hội Đảng, trong Luật Giáo dục. Đặc biệt văn bản số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 thông báo kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) phương hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020 chỉ rõ: “ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy PPDH tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, giáo viên; Gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành, đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống”
Trong chương trình giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay nhìn chung tất cả các môn học đều cho chúng ta tiếp cận với khoa học hiện đại và khoa học ứng dụng. Đặc biệt bộ môn Toán, các em được tiếp thu kiến thức xây dựng trên tinh thần toán học hiện đại. ngay từ khi cắp sách đến trường các em đã làm quen với phương trình dưới dạng đơn giản đó là các bài toán tìm x và cao hơn nữa ở lớp 8, lớp 9 dạng toán: “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” là dạng toán tương đối khó đối với học sinh. Đặc trưng của dạng toán này là đề bài cho dưới dạng lời văn và có sự đan xen của nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau như ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ toán học, vật lý, hoá học….
Trong nhiều bài toán lại có các dữ kiện ràng buộc lẫn nhau, ẩn ý dưới dạng lời văn buộc học sinh phải có suy luận tốt mới tìm được mối liên hệ giữa các đại lượng để dẫn đến lập phương trình .
Mặt khác, loại toán này các bài toán đều có nội dung gắn liền với thực tế. Chính vì thế mà việc chọn ẩn thường là những số liệu có liên quan đến thực tế. Do đó khi giải học sinh thường mắc sai lầm là thoát ly với thực tế dẫn đến quên điều kiện của ẩn, hoặc không so sánh, đối chiếu kết quả với điều kiện của ẩn. Hoặc học sinh không khai thác hết các mối liên hệ ràng buộc của thực tế. Mặt khác kĩ năng phân tích, tổng hợp của học sinh trong quá trình giải bài tập còn yếu. Với những lý do đó mà học sinh rất sợ và ngại làm loại toán này. Ngoài ra, cũng có thể do trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức theo tinh thần của sách giáo khoa mà chưa chú ý phân loại các dạng toán, chưa khái quát được cách giải cho mỗi dạng. Chính vì thế giải bài toán bằng cách lập phương trình chỉ đạt kết quả tốt khi biết cách diễn đạt những mối quan hệ trong bài thành những mối quan hệ toán học. Vì vậy nhiệm vụ của người thầy không phải là giải bài tập cho học sinh mà vấn đề đặt ra là người thầy phải dạy học sinh cách suy nghĩ để tìm lời giải bài tập và giải bài tập dạng này, đó là động lực thôi thúc tôi thực hiện đề tài : Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng “ Giải bài toán bằng cách lập phương trình ” cho học sinh lớp 8 trường THCS Đông Hải
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi chọn đề tài này nhằm góp thêm một hướng đi, một cách làm có hiệu quả đối với nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh tư duy giải bài toán bằng cách lập phương trình. Đồng thời với cách làm này khi học sinh có được khả năng giải toán tốt thì càng góp phần kích thích sự hứng thú và làm tăng lòng say mê môn Toán ở các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 8A, 8C năm học ………… trường THCS Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, nghiên cứu tài liệu, tìm tòi và hệ thống các hướng khai thác giải bài toán bằng cách lập phương trình.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm tra kết quả áp dụng đề tài.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút ra những bài học cho bản thân và đồng nghiệp để giảng dạy tốt hơn.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dạng toán “Giải bải toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình” ở chương trình đại số lớp 8, lớp 9 trong trường THCS là một dạng toán tương đối khó đối với học sinh. Do đặc trưng của loại toán này thường là loại toán có đề bài bằng lời văn và thường được kết hợp giữa toán học, lý học và hoá học. Hầu hết các bài toán có dữ liệu ràng buộc lẫn nhau nên học sinh phải có suy luận tốt mới tìm được mối liên quan giữa các đại lượng để lập được phương trình hoặc hệ phương trình. Trong phân phối chương trình toán ở trường THCS thì ở lớp 8 học sinh mới được học khái niệm về phương trình, nhưng việc giải phương trình đã có trong chương trình toán từ các lớp dưới với mức độ và yêu cầu đơn giản hơn. Đặc thù riêng của loại toán này là hầu hết các bài toán đều được gắn liền với nội dung thực tế. Vì vậy mà việc chọn ẩn thường là những đại lượng có liên quan đến thực tế. Do đó khi giải bài toán học sinh thường mắc sai lầm là thoát ly khỏi thực tế dẫn đến quên điều kiện của ẩn số. Học sinh không khai thác hết mối quan hệ ràng buộc trong thực tế từ những lý do dẫn đến hầu hết học sinh rất ngại giải dạng toán này. Vì thế muốn giải được bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình điều quan trọng là phải biết diễn đạt những mối liên hệ trong bài toán thành những quan hệ toán học và thiết lập phương trình. Mặt khác qua dạng toán này học sinh thấy rõ nhất ứng dụng của bộ môn Toán học trong giái quyết các tình huống thực tiễn đồng thời hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh như: năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. Đó cũng là một trong những định hướng đổi mới chương trình giáo dục chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đối với học sinh:
– Ở các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình thì bước 1 là quan trọng nhất vì có lập được phương trình phù hợp với đề bài thì mới có được kết quả của bài toán đã ra. Đây chính là khâu khó nhất đối với học sinh, những khó khăn thường gặp:
+ Không biết tóm tắt bài toán để đưa bài toán từ nội dung thực tế về bài toán mang nội dung toán học. Không xác định được đại lượng nào phải tìm các số liệu đã cho, đại lượng nào đã cho.
+ Không biết cách chọn ẩn, điều kiện của ẩn.
+ Không biết biểu diễn và lập luận mối liên hệ của ẩn theo các dự kiện của bài toán. Không xác định được tình huống xảy ra và các đại lượng nào mà số liệu chưa biết ngay được .
Những lí do trên dẫn đến học sinh không thể lập được phương trình, hệ
phương trình.
– Ở bước 2 một số học sinh không giải được phương trình mà lí do cơ bản là học sinh chưa phân dạng được phương trình, hệ phương trình để áp dụng cách giải tương ứng với phương trình, hoặc học sinh không biết cách giải phương trình.
– Đối với bước 3 học sinh thường gặp khó khăn trong các trường hợp sau:
+ Không chú trọng khâu thử lại nghiệm của phương trình với các dự kiện của bài toán và điều kiện của ẩn.
+ Không biết biện luận: Chọn câu trả lời, các yếu tố có phù hợp với điều kiện thực tế không ?.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 105
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 145
- 3
- [product_views]
- 0
- 166
- 4
- [product_views]
- 0
- 152
- 5
- [product_views]
- 6
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 185
- 7
- [product_views]
- 6
- 174
- 8
- [product_views]
- 2
- 116
- 9
- [product_views]
- 0
- 154
- 10
- [product_views]