SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ 24 – 36 tháng
- Mã tài liệu: BC1021 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 577 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Hà Thị Oanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thủy Tiên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Hà Thị Oanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thủy Tiên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ 24 – 36 tháng“ triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi.
Giải pháp 2: Phối hợp với hội phụ huynh học sinh sưu tầm nguyên vật liệu và cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi thông qua mỗi buổi chiều thứ 6 một tháng 1 lần.
Giải pháp 3: Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo đưa vào các lĩnh vực phát triển của trẻ.
Giải pháp 4: Sử dụng đồ chơi tự tạo cho trẻ qua các hoạt động khác.
Giải pháp 5: Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các hội thi của trẻ do nhà trường tổ chức.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Đất nước, nhu cầu gởi con em vào các trường mầm non của nhân dân là rất lớn. Chính vì vậy mà quy mô giáo dục mầm non ngày càng tăng, mạng lưới giáo dục mầm non được củng cố và phát triển rộng trong cả nước với chủ trương đa dạng hoá các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục,…quyết định số 161/2002/CĐ-TTG ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ “về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non”, được ban hành và triển khai thực hiện. Sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước giành cho giáo dục mầm non, chất lượng giáo dục mầm non là một trong những căn cứ quan trọng cho những chủ trương biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Trẻ em là tương lai của đất nước, của dân tộc. Bác Hồ kính yêu đã nói:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan
Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non được sự chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy ngành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc – giáo dục trẻ, đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung.
Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ, thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt.
Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng, ở tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh, vì vậy trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình của các cháu. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ để đến với cô giáo và các bạn.
Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã suy nghĩ tìm hiểu “Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 -36 tháng’’
- ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
Trẻ mầm non luôn dễ nhớ, mau quên nên việc tạo nề nếp, thói quen cho trẻ cần phải thực hiện thường xuyên và lặp đi lặp lại. Mọi sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường lớp đều là môi trường tốt để thực hiện việc rèn luyện: giờ ăn, giờ ngủ trưa, vệ sinh, học tập, vui chơi, giờ đón và trả trẻ…Đối với những trẻ nhỏ, tâm sinh lí còn non nớt và dễ tổn thương, cô cần nhẹ nhàng, gần gũi và uốn nắn trẻ thông qua các bài thơ, câu chuyện kể, bài hát hoặc các trò chơi có nội dung giáo dục về nề nếp thói quen, để trẻ hòa nhập vào tập thể một cách thoái mái, tích cực. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 -36 tháng” vào để nghiên cứu nhằm mục đích giúp trẻ khắc sâu hơn, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các lớp, cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 -36 tháng”, Tôi có thể khẳng định: Đề tài này có tính khả thi cao và chúng ta có thể áp dụng rộng rãi cho các trẻ cùng lứa tuổi ở các lớp và trường khác, sử dụng đề tài này một cách phù hợp, linh hoạt sẽ mang lại kết quả cao với trẻ 24-36 tháng tuổi. Đề tài này được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao và khuyến khích nhân rộng đề tài ở các trường MN trong toàn huyện, tỉnh và đăng trên Web, giáo án điện tử.
PHẦN II: NỘI DUNG
- THỰC TRẠNG NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU
Giai đoạn trẻ 24 -36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt. trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Quan hệ của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ.
Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng được đổi mới. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc – giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn luyện nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ đạt kết quả cao.
Về góc độ giáo dục nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ ở độ tuổi 24 -36 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không đạt lại hiệu quả cao hơn, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ động.
Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra được môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo một cách triệt để. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 24 -36 tháng tuổi. Nếu cô tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức, thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi… thì việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ sẽ được thuần thục hơn, kết quả sẽ đạt cao hơn.
- Thuận lợi
Năm học 2019 – 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 tháng theo chương trình giáo dục Mầm non, lớp học có đủ diện tích rộng, thoáng mát, sân chơi bằng phẳng, cơ sở vật chất khá đầy đủ. Bên cạnh đó được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện mua sắm trang thiết bị để phục vụ học tập, sinh hoạt khá đầy đủ. Đặc biệt, thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
Dự giờ đồng nghiệp để trau dồi kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động rèn nề nếp, thói quen hằng ngày cho trẻ
Một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc học tập, sức khỏe của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên.
Các giáo viên trong trường luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
Lớp có 3 cô đều có trình độ trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ.
- Khó khăn
Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp không ít khó khăn nhất định.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]