SKKN Một số kinh nghiêm rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ 25 – 36 tháng
- Mã tài liệu: BC1019 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 761 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Đinh Thị Hải |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên Nga |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Đinh Thị Hải |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên Nga |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiêm rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ 25 – 36 tháng“ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1: Tạo môi trường giáo dục phù hợp trong lớp để rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kĩ năng sống cho trẻ.
2.3.2.: Hình thành và giáo dục cho trẻ có thói quen tốt trong hoạt động chơi- tập hàng ngày.
2.3.3: Hình thành và giáo dục nhân cách sống cho trẻ qua những câu chuyện, ca dao, tục ngữ, trò chơi dân gian.
2.3.4: Sử dụng tình huống nhằm hình thành cho trẻ một số kỹ năng sống cần thiết và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
2.3.5: Phối hợp với phụ huynh để rèn luyện thói quen tốt khi trẻ ở nhà nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | SỐ TRANG |
1 | 1. MỞ ĐẦU | |
2 | 1.1. Lý do chọn đề tài | |
3 | 1.2. Mục đích nghiên cứu | |
4 | 1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
5 | 1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
6 | 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
7 | 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. | |
8 | 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
9 | 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
10 | 2.3.1: Tạo môi trường giáo dục phù hợp trong lớp để rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kĩ năng sống cho trẻ. | |
11 | 2.3.2.: Hình thành và giáo dục cho trẻ có thói quen tốt trong hoạt động chơi- tập hàng ngày. | |
12 | 2.3.3: Hình thành và giáo dục nhân cách sống cho trẻ qua những câu chuyện, ca dao, tục ngữ, trò chơi dân gian. | |
13 | 2.3.4: Sử dụng tình huống nhằm hình thành cho trẻ một số kỹ năng sống cần thiết và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. | |
14 | 2.3.5: Phối hợp với phụ huynh để rèn luyện thói quen tốt khi trẻ ở nhà nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. | |
16 | 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ,với bản thân ,đồng nghiệp và nhà trường | |
17 | 3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ | |
18 | * Tài liệu tham khảo |
1: MỞ ĐẦU
1.1: Lý do chọn đề tài
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ mầm non, nó tác động mạnh đến rất nhiều hoạt động trong ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập, lĩnh hội kiến thức và sinh hoạt bình thường của trẻ như Bác Hồ đã nói:
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.[1]
Trường mầm non là cái nôi nuôi dưỡng ban đầu, tạo điều kiện cho những tiềm năng đang còn ấp ủ trong lòng trẻ, việc giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống là hết sức cần thiết vì ở lứa tuổi mầm non, tình cảm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách và chi phối mạnh mẽ đời sống trẻ thơ bởi trẻ luôn có nhu cầu đòi hỏi mọi người biểu hiện tình cảm với trẻ và trẻ cũng muốn biểu hiện tình cảm của mình với người khác.
Giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn, ngoài ra rèn luyện kỹ năng sống còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách mới, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động hàng ngày như: Chơi – tập theo ý thích, chơi – tập có chủ định, lao động vừa sức, lễ hội, thăm quan. Mỗi hoạt động đều có ưu thế riêng đối với việc dạy các kỹ năng sống cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được những kỹ năng sống trẻ cần phải có thời gian và quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của cô giáo, người lớn và bạn bè. Nhằm đáp ứng về kỹ năng sống cho trẻ nhiều trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kỹ năng sống như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Trong những năm gần đây, nghành học mầm non đã triển khai xây dựng lồng ghép chuyên đề “giáo dục kỹ năng sống”vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mammf non, giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực xây dựng nhiều hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp trẻ có được nhuwnhx kiến thức , hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non trẻ dễ nhớ mau quênđặc biệt là lứa tuổi 25-36 tháng. Để bước đầu trang bị những hành trang, kiến thức về cuộc sống, những kỹ năng sống sao cho phù hợp với nhân cách con người, với cuộc sống thế giới xung quanh cho trẻ thì cô giáo chính là người giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng cũng như bước đầu giúp trẻ có kỹ năng như tự phục vụ, tự nhận thức, biết đoàn kết với bạn bè. Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:
“Một số kinh nghiêm rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ 25- 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thị trấn”
1.2: Mục đích nghiên cứu:
Với mục tiêu chung của giáo dục, là giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở với nội dung rèn luyện thói quen nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non mà đặc biệt là lứa tuổi 25-36 tháng tuổi. Nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.
1.3: Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ nhóm 25-36 tháng tuổi trường Mầm non Thị Trấn Nga Sơn
1.4: Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là một số phương pháp mà tôi đã sử dụng:
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, phân tích, khái quát hệ thống những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu về sự phát triển của não trẻ cho thấy khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử với các yêu cầu, biết giải quyết vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn nền tảng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Trẻ ở độ tuổi này cần được giáo dục kỹ năng sống để trẻ có nhận thức đúng và có những hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin, tự lực, giàu sức sáng tạo và thích ứng với cuộc sống trong tương lai, kỹ năng sống làm cho trẻ có những hành vi lành mạnh, cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Thực hiện Kế hoạch số 56/KH – BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Hình thành cho trẻ hệ thống các kỹ năng xã hội cần thiết trong cuộc sống của trẻ: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp hoạt động với người khác, kỹ năng tuân thủ qui định ở những nơi sinh hoạt chung….[2]
Theo Modun 39 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên viên mầm non” [3]. Để giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ sẽ vận dụng những kỹ năng đó như thế nào trong cuộc sống. Việc áp dụng một cách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có những nền
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]