SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy sinh học lớp 8
- Mã tài liệu: BM8144 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 904 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Hòa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thịnh Quang |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Hòa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thịnh Quang |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy sinh học lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm với phiếu học tập nhỏ
3.2. Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm với phiếu học tập lớn
3.3. Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm với sơ đồ tư duy
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
MỤC LỤC | |
A – PHẦN MỞ ĐẦU | |
1. Lí do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
B – NỘI DUNG | |
1. Cơ sở lý luận của SKKN | |
1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học | |
1.2. Định nghĩa về phương pháp dạy học theo nhóm | |
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN | |
3. Các giải pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề | |
3.1. Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm với phiếu học tập nhỏ | |
3.2. Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm với phiếu học tập lớn | |
3. 3.Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm với sơ đồ tư duy | |
4. Hiệu quả của SKKN | |
C – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo |
I – PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế, mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết vận dụng các phương pháp hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy niềm say mê, sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh. Hơn nữa trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Trong những năm gần đây, nghành giáo dục đã có nhiều lần thực hiện và triển khai đến giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT Thanh Hoá, phòng GD-ĐT Cẩm Thủy, BGH trường THCS Trương Công Man đã và đang tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng có hiệu quả các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học mới vào thực tiễn giảng dạy hàng ngày. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học trong môn học nói chung và đối với môn Sinh học nói riêng không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…. Vì vậy, với giáo viên ở nhiều trường, nhiều địa phương thì việc ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức… Riêng đối với trường THCS Trương Công Man, việc ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và với môn Sinh Học nói riêng còn khá khiêm tốn, một phần do trang bị để phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn hạn chế đặc biệt là các trang thiết bị để thực hiện tiết theo phương pháp mới còn gặp nhiều khó khăn, phần vì điều kiện cơ sở vật chất, phần vì khả năng tiếp thu của học sinh, phần vì giáo viên còn ngại đổi mới……
Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới mới phương pháp giảng dạy môn Sinh học nói riêng là một vấn đề không phải là mới. Nhưng để thực hiện triệt để mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành đặt ra không phải là dễ. Vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động, tức là đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Bản thân tôi khi lựa chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy sinh học lớp 8 ở trường THCS Trương Công Man” đã vấp phải không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện. Phần vì kinh nghiệm giảng dạy của bản thân chưa nhiều, đối tượng học sinh, thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Song bằng nỗ lực của bản thân, qua đề tài này tôi muốn có cái nhìn mới về đổi mới phương pháp giảng dạy trong giảng dạy ở nhà trường. Từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị qua quá trình thực hiện với hi vọng rằng đề tài này là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn sinh học ở trường THCS.
Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy sinh học lớp 8 ở trường THCS Trương Công Man” với hi vọng đáp ứng một phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà ngành giáo dục đang thực hiện nói chung và của môn sinh học nói riêng trong nhà trường THCS.
- Mục đích nghiên cứu:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy sinh học lớp 8 ở trường THCS Trương Công Man” đặt ra mục đích tìm hiểu và đánh giá tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy môn sinh học nói riêng. Qua đó đưa ra một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên và khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, nhằm đạt được mục tiêu của ngành là chuyển từ lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” là trung tâm.
- Đối tượng nghiên cứu:
– Hoạt động dạy và học nhằm phát huy “tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh môn sinh học 8 ở trường THCS Trương Công Man”.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sử dụng để nghiên cứu Sách, báo, các tài liệu chuyên ngành có liên quan….
– Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp từ bản thân và các đồng nghiệp.
– Phương pháp phân tích: Sử dụng trong phân tích số liệu thu thập được trong thực nghiệm đề tài.
– Phương pháp tổng hợp: Sử dụng trong quá trình tổng hợp số liệu, kiến thức
– Phương pháp so sánh: Sử dụng trong so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm để tìm giải pháp thay thế.
– Phương pháp khái quát, tổng hợp lý thuyết: sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng.
– Phương pháp điều tra: Sử dụng trong điều tra số liệu, giải pháp, kỹ năng…
– Phương pháp quan sát: Sử dụng trong quan sát tranh ảnh, tài liệu được sử dụng trong bài giảng
II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]