SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục môi trường trong môn Khoa học lớp 4
- Mã tài liệu: BM4038 Copy
Môn: | Khoa học |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 457 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục môi trường trong môn Khoa học lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Tích hợp giáo dục môi trường trong môn khoa học có hệ thống các kiến thức phải cân nhắc, lựa chọn, kết hợp chặt chẽ
2.3.2. Thực hiện sử dụng các hình thức lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường một cách hài hòa.
2.3.3. Thực hiện linh hoạt các mức độ lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường trong môn khoa học lớp 4
2.3.4. Sử dụng các phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Khoa học lớp 4 một cách hợp lý, khoa học.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thực trạng của môi trường Việt Nam hiện nay và trên thế giới đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống toàn nhân loại trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó giáo dục bảo vệ môi trường phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn môi trường trong thực tiễn.
Như chúng ta đã biết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, ô nhiễm nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường… xảy ra trên diện rộng. Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để tìm cách giải quyết vấn đề này nhằm cứu vãn, ngăn chặn nguy cơ suy thoái môi trường. Tuy nhiên, một trong những giải pháp có hiệu quả lâu dài và quan trọng để bảo vệ môi trường là giáo dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh – người chủ tương lai của nhân loại.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong thập kỷ phát triển bền vững, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương đã nhấn mạnh: Cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Gần 10 năm qua, dù chưa là môn học chính thức, nhưng với sự lồng ghép, liên hệ, tích hợp vào các môn học khác nhau, thông qua các chương trình ngoại khóa, giáo dục môi trường đã trở nên quen thuộc với học đường Việt Nam, đặc biệt ở cấp tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước.
Cùng với các môn học khác, môn Khoa học có nhiều tiềm năng giáo dục môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế việc giáo dục môi trường cho học sinh lớp 4 thông qua môn Khoa học có hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, việc tìm kiếm những biện pháp để khai thác nội dung giáo dục môi trường thông qua môn Khoa học nhằm hình thành cho học sinh tri thức về môi trường, xây dựng ở học sinh thái độ, hành vi cư xử đúng với môi trường là vấn đề cần thiết. Bước đầu hình thành học sinh một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên. Từ đó các em có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em đang sinh sống và học tập. Đó chính là lí do tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục môi trường trong môn Khoa học lớp 4 ở trường tiểu học Cẩm Bình 1 huyện Cẩm Thủy”.
- 2. Mục đích nghiên cứu.
– Tìm kiếm những giải pháp để lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào quá trình dạy học môn Khoa học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
– Từ những kiến thức nội dung của bài học nắm được trên lớp học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày bảo vệ môi trường bằng các việc làm thiết thực ở gia đình, nhà trường, địa phương đang sinh sống. Quan tâm tới môi trường địa phương, có trách nhiệm cải thiện môi trường địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
– Trên thực tế lĩnh hội được kiến thức giáo dục tích hợp giáo dục môi trường trong môn khoa học, học sinh vận dụng học tập đạt hiệu quả trong những môn học khác có liên quan đến lồng ghép tích hợp môi trường.
- 3. Đối tượng nghiên cứu.
Thực hiện có hiệu quả các giải pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn khoa học lớp 4 trường tiểu học giúp học sinh có kiến thức, hiểu biết về môi trường, hình thành thói quen ứng xử thân thiện, tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường sống của nhân loại.
- 4. Phương pháp nghiên cứu.
-Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp lý thuyết bằng cách đọc tài liệu có liên quan đến giáo dục môi trường trong môn khoa học cấp tiểu học.
-Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu qua học sinh, quan sát thực tế, quan sát học sinh trong giờ học, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận khoa học của sáng kiến kinh nghiệm.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Chức năng của môi trường là cung cấp không gian sinh sống cho con người cũng như cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra, lưu trữ và cung cấp thông tin.
Giáo dục môi trường là một bộ phận của quá trình giáo dục nhân cách và cũng là một quá trình giáo dục toàn vẹn vì nó không chỉ hình thành cho học sinh hệ thống những tri thức về môi trường, về mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội mà còn hình thành những quan điểm, niềm tin có thể thay đổi thái độ, hành vi của mỗi cá nhân trong khi tác động đến môi trường. Do đó giáo dục môi trường cần phải được tiến hành thường xuyên và bằng nhiều con đường khác nhau với sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Giáo dục về môi trường cung cấp những kiến thức, hiểu biết thực tế về môi trường, các mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa con người và giới tự nhiên trên cơ sở khai thác triệt để các tri thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường.
Giáo dục vì môi trường hướng tới mối quan tâm thực sự đối với chất lượng môi trường sống và đề cao trách nhiệm của học sinh đối với việc chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Hình thành đạo đức môi trường với những quan niệm, lối sống và thói quen tiêu thụ thân thiện với môi trường.
Giáo dục trong môi trường là sử dụng môi trường như một nguồn lực cho các hoạt động dạy – học và hoạt động ngoại khóa ngoài nhà trường. Môi trường sống ở địa phương, cộng đồng là phòng thí nghiệm, là bảo tàng tự nhiên phong phú, đa dạng cung cấp thông tin, phương tiện để giáo dục môi trường, tạo điều kiện để học sinh hiểu rõ hơn về môi trường, cập nhật những kỹ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường một cách tự nhiên.
Tích hợp môi trường trong dạy học khoa học nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là học sinh được trang bị để nhận thấy được ý nghĩa của việc giáo dục bảo vệ môi trường, mỗi học sinh có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức), những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường (kiến thức), những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi), những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng), tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]