SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp “giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” qua môn Vật lí 9
- Mã tài liệu: BM9291 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1285 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Thị Định |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Thị Định |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp “giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” qua môn Vật lí 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Giáo viên xác định rõ vai trò của giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu tích hợp “giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả” trong dạy học.
b. Giáo viên xác định rõ nội dung tích hợp “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” trong môn học Vật lí .
c. Làm cho học sinh nhận thức được giá trị của năng lượng trong sản xuất, sinh hoạt và đời sống, việc cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các các giờ lên lớp.
d. Hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục cho học sinh là những tuyên truyền viên tác động đến những người trong gia đình, xóm làng thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU.
- Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nguồn động lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác, chế biến, sử dụng các nguồn năng lượng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Thể hiện ở việc khai thác nguồn năng lượng truyền thống bừa bãi, chưa chú trọng khai thác nguồn năng lượng vô tận; Việc sử dụng nhiều phương tiện giao thông cá nhân, nhiều thiết bị điện công cộng, nơi công sở, các gia đình sử dụng điện chưa hiệu quả và tiết kiệm.
Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy hiểm. Do vậy việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức của họ mà giáo dục có vai trò to lớn.
Giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong phạm vi trường phổ thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối với các nguồn năng lượng sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ, động cơ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong hiện tại và tương lai.
Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đã được trình bày tích hợp vào chương trình cấp THCS. Môn học vật lí là môn học có các nội dung liên quan đến năng lượng. Đặc biệt là môn vật lí lớp 9. Do đó, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng các biện pháp để giáo dục các em tốt nhất. Các biện pháp đó được đúc rút thông qua đề tài: Một số kinh nghiệm tích hợp “giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” qua môn Vật lí 9.
- Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đổi mới phương pháp, gây hứng thú học tập, phát triển tư duy và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, hình thành cho học sinh ý thức biết sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo công văn số 50/2010 QH12 ngày 28/6/2010 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Chương trình được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2015, chia làm 2 giai đoạn: Mục tiêu của chương trình là tiết kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn ……….và từ 5% đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn ……….so với dự báo hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế xã hội theo phương án phát triển bình thường.
Học sinh có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Ủng hộ các hoạt đọng, các chính sách của nhà nước về sử dụng NLTK và HQ; phê phán các hoạt động, hành vi sử dụng lãng phí điện, xăng, dầu; khai thác tài nguyên không hợp lí làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và lãng phí tài nguyên, cạn kiệt tự nhiên.
Tuyên truyền cho những người xung quanh mình cũng cần phải có ý thức trong việc sử dụng nguồn năng lượng.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện đối với học sinh trường THCS thị trấn Bến Sung huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh thể hiện ý thức sử dụng NLTK và HQ qua các hoạt động của nhà trường.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Nghiên cứu SGK, nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
– Trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thì năng lượnh được hiểu là “dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trìnhchuyển hóa năng lượng sơ cấp”.
Theo từ điển tiếng việt: “Tiết kiệm là sử dụng đúng mức , không phí phạm”. Còn “hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại”
Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”
Pháp lệnh số 02/1998/PL – UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: quy định các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Luật điện lực (2005), quy định về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải và phân phối điện,….. nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năngg lượng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đề án thứ ba của chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” là: đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động phong phú đa dạng và hỗ trợ lẫn nhau như: vui chơi, lao động, hoạt động xã hội thông qua sinh hoạt tập thể, tự tu dưỡng. Vì vậy, giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng, điều kiện thực hiện các yêu cầu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nhà trường đóng vai trò quan trong đối với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác trong xã hội, trước hết là các thành viên trong gia đình học sinh. Thực hiện giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất.
Môn Vật lí nói chung và Vật lí 9 nói riêng là môn có sự liên quan chặt chẽ đến vấn đề năng lượng nhất trong tất cả các môn học trong chương trình THCS. Trong chương trình Vật lí 9, học sinh được tìm hiểu các nguồn năng lượng trực tiếp phục vụ cuộc sống của con người là năng lượng điện và năng lượng ánh sáng. Thông qua môn học giúp học sinh biết được khái niệm năng lượng, biết được các dạng năng lượng: Năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân… Biết các dạng năng lượng không tồn tại cố định ở một dạng nhất định mà có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Đồng thời là giáo dục cho học sinh biết cách sử dụng các dạng năng lượng trong cuộc sống hàng ngày một cách an toàn, tiết kiện và hiệu quả.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Thực trạng chung.
Việc sử dụng các nguồn năng lượng của con người hiện nay ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta còn rất nhiều tồn tại, đó là: Con người chúng ta đã và đang phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ…). Nhưng các nguồn năng lượng này không phải là vô tận, việc khai thác quá nhiều liên tục, không có kế hoạch đã dẫn đến sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng này.
Việc sử dụng lãng phí các nguồn năng lượng cũng gây ra nhiều hậu quả xấu: Khí thải của quá trình đốt cháy than đá, dầu mỏ là nguyên nhân chính làm ô nhiễm bầu khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính, gây lũ lụt hạn hán khắp mọi nơi trên thế giới và không theo quy luật của tự nhiên. Việc khai thác và vận chuyển dầu mỏ trên biển gây sự rò rỉ hoặc các vụ tràn dầu làm phá hủy hệ sinh thái và ảnh hưởng lớn đến môi trường biển và vùng bờ biển..
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]