SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2035 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 912 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Dương Thị Mỹ |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Bích Ngọc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Dương Thị Mỹ |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Bích Ngọc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Kinh nghiệm 1: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong giờ đón trẻ và trả trẻ.
Kinh nghiệm 2: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong giờ hoạt động học
Kinh nghiệm 3: lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời.
Kinh nghiệm 4: lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong giờ hoạt động góc.
Mô tả sản phẩm
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài:
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ, tính tư duy sáng tạo của trẻ.
“Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. Với những nội dung gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tình huống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sự… Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, song đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày dể lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ, bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế.
Tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gởi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,…hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh…
Là giáo viên mầm non nhiêu năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ sẽ lồng ghép các nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài:
“Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” để ngiên cứu và thực hiện.
- Mục đích, đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực tế:
* Mục đích nghiên cứu:
+ Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
+ Đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
+ Nâng cao kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học tới các bậc phụ huynh
+ Xây dựng tốt một số hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non Phương Trung II.
* Đối tượng nghiên cứu:
+ Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại lớp tôi được phân công chủ nhiệm
* Khảo sát thực tế:
– Thuận lợi:
+ Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
+ Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục các con
– Khó khăn:
+ Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo.
+ Giáo viên trong lớp còn nhiều hạn chế về phương pháp và chưa có kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ vào các hoạt động trong ngày.
+ Nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ và đa số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên trẻ chưa có kỹ năng xã hội cần thiết theo độ tuổi.
- Số liệu điều tra:
Năm học …….. tôi được phân công phụ trách lớp 3 tuổi C4 – Trường mầm non Phương Trung II.
Lớp có 35 trẻ: 16 nam, 19 nữ trong số đó có nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ.
* Số liệu khảo sát đầu năm học ……..:
STT | Nhóm kỹ năng xã hội cốt lõi | Trẻ nhanh nhẹn, tự tin | Trẻ nhút nhát, chưa tự tin | ||
Số trẻ | Tỷ lệ% | Số trẻ | Tỷ lệ% | ||
01 | + Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh | 9/35 | 26% | 26/35 | 74% |
02 | + Kĩ năng hợp tác | 7/35 | 20% | 28/35 | 80% |
03 | + Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội | 7/35 | 20% | 28/35 | 80% |
04 | + Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép | 8/35 | 23% | 27/35 | 77% |
05 | + Kỹ năng tự phục vụ | 9/35 | 26% | 26/35 | 74% |
06 | + Kĩ năng kiểm soát cảm xúc | 6/35 | 17% | 29/35 | 83% |
07 | + Kỹ năng nhận thức về bản thân | 10/35 | 29% | 25/35 | 71% |
- Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài:
Năm học …….. ( từ tháng …….. đến tháng ……..) và tiếp tục thực hiện các năm tiếp theo.
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
- Cở sở lý luận
Giáo dục tình cảm ở trẻ mầm non là giáo dục năng lực nhận biết và bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc tình cảm của người khác, hình thành và rèn luyện sự tự tin, tự lực thúc đẩy cảm xúc về khả năng độc lập và và những tình cảm tích cực của trẻ.
Giáo dục kỹ năng xã hội là giáo dục cách sống tích cực, luyện tập cho trẻ có
hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp trẻ có
khả năng biết tự kiểm soát, biết cách ứng xử phù hợp với những người sung quanh… Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp mà giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ, là những kiến thức tối thiểu giúp các em tự lập”. Do đó cần giáo dục kỹ năng cốt lõi cho trẻ như: Sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giáo tiếp, Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sử lý tình huống…nhắm phát triển toàn diện cho trẻ. Theo Ths. Lương Thị
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]